Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 4-11-2018] Từ năm 2008, tôi đã bắt đầu giảng chân tướng về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp cho mọi người. Năm 2011, tôi bị bắt giữ hai lần và bị đưa đến trại cưỡng bức lao động, và kết quả là tôi cũng bị mất việc.

Suy ngẫm về bản thân, mặc dù tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã hơn 10 năm, nhưng tôi không nghiêm túc tu bản thân trong khi làm ba việc. Do đó tôi quyết định hướng nội sâu, bắt đầu từ thuở ban đầu cho đến hiện tại.

Thật kinh ngạc, tôi nhận ra rằng tính cách của mình không thay đổi nhiều sau nhiều năm tu luyện. Ích kỷ, hẹp hòi, nhát gan và thiếu kiên nhẫn luôn là những đặc điểm của tôi.

Khi tôi bắt đầu chủ động thanh trừ các tâm chấp trước, tôi thấy dễ vứt bỏ chúng hơn. Vì thế, khi tôi nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và tầm quan trọng của việc thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), kết quả thu được tốt hơn nhiều.

Có một câu ngạn ngữ cổ của người Trung Quốc: Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.

Tại sao? Sau khi trải qua nhiều đời, bản tính nguyên thủy của chúng ta do Chân-Thiện-Nhẫn cấu thành đã bị sự vị tư vùi lấp. Lớn lên dưới hệ tư tưởng cộng sản cũng khiến chúng ta tiếp thụ những quan niệm tư tưởng lệch lạc.

Những mối quan hệ của chúng ta có nguyên nhân là nghiệp lực của chúng ta trong những đời trước. Ví dụ, chúng ta có thể cảm thấy đặc biệt thân thiết với một số người nhất định nhưng lại có mâu thuẫn không thể giải quyết với một số người khác. Do đó, trong những tình huống nhất định, cựu thế lực sẽ lợi dụng những tính cách và các mối quan hệ của chúng ta, dẫn dắt chúng ta đi sai đường.

Ví dụ, một số học viên thích nói chuyện. Họ có thể nói không ngừng nghỉ trong nhiều giờ đồng hồ, không quan tâm liệu người khác có gấp hay không, có bị khó chịu hay mất tập trung không.

Một số bất cẩn trong vấn đề an toàn điện thoại di động. Họ thậm chí còn không sửa đổi sau khi được những học viên khác chỉ ra.

Một số học viên dễ nổi nóng, tật đố và tranh đấu cũng bị cựu thế lực lợi dụng, ma tính của họ gây tổn thất cho những gì mà các học viên phải làm.

Một số học viên đã quen cởi mở và có năng lực. Họ sẽ giúp đỡ các học viên khác bất kỳ việc gì, và kết quả là họ trở nên bận rộn tới mức họ không có thời gian để học Pháp.

Một học viên mà tôi biết có tâm tranh đấu mạnh. Anh ấy có một công việc lương cao và được gia đình ủng hộ. Anh là một người tu luyện tinh tấn và điều phối nhiều hạng mục. Tuy nhiên, cựu thế lực đã thổi phồng những chấp trước vào tự ngã và danh của anh ấy, cuối cùng anh ấy đã bị bắt giữ và kết án tù, gây tổn thất lớn cho địa phương của anh.

Tôi nhận thấy rằng các học viên tinh tấn có tính cách rất trầm tĩnh. Còn những học viên khác tuy đã đề cao bản thân, nhưng vẫn cảm thấy khó chịu khi sự bất đồng nảy sinh.

Cũng có những học viên không ý thức được tính cách của bản thân mình, ví dụ họ thích nghe những lời êm tai và tức giận khi mọi thứ không vừa ý họ. Một số học viên ham mê làm việc, xử trí theo cảm tính cũng dễ dàng bị cựu thế lực thao túng.

Sư phụ giảng:

“Nóng tính thì phải sửa; người luyện công nhất định phải Nhẫn.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Là một học viên, chúng ta cần trầm tĩnh, không để cái tình kiểm soát mình. Một tính cách không tốt bao hàm nhiều điểm cần đề cao, vì có rất nhiều chấp trước ẩn giấu từng tầng từng tầng phía sau chúng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/4/376378.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/14/173619.html

Đăng ngày 29-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share