[MINH HUỆ 28-6-2018] Từ xưa đến nay sau khi Trời giáng đại họa, làm thế nào tiêu trừ tai ương tai nạn, chuyển nguy thành an là việc đại sự, một trong những biện pháp giải quyết tốt nhất là người thống trị tối cao của quốc gia xuống “Tội kỷ chiếu”, nghĩa là “Chiếu nhận tội bản thân”, kiểm điểm những sai lầm chấp chính của bản thân, khẩn cầu Thượng Thiên xóa bỏ trừng phạt, giải cứu muôn dân. Thế nhưng vào thời Đông Hán, có một viên quan quèn cửu phẩm như cấp trưởng phòng ngày nay lại làm việc mà hoàng đế cần phải làm.

Thời Đông Hán có viên quan tên là Lượng Phụ, tự Hán Nho, là người huyện Tân Đô quận Quảng Hán (Hậu Hán thư – Lượng Phụ truyện). Khi còn trẻ ông làm chức tả lại, là quan thanh liêm, không nhận bất cứ vật gì dù nhỏ nhất. Sau này làm tòng sự, việc lớn việc nhỏ đều xử lý thỏa đáng, người trong quận huyện đều khâm phục và kính trọng ông.

Mùa hè năm đó đại hạn, lại không có mưa, mạ giống sắp tuyệt sản. Thái thú là người đứng đầu một quận, đứng trong sân đình để mặt trời thiêu đốt để cầu mưa. Phơi nắng mấy ngày trời, vẫn là bầu không trong vắt vạn dặm, mặt trời chói chang như lửa, không có dấu hiệu nào sẽ có mưa.

Lượng Phụ với thân phận là ngũ quan duyện (viên quan dưới trướng của thái thú quản lý các sự vụ trọng yếu) bước ra cầu đảo ông Trời. Ông thề rằng: “Con là Lượng Phụ, thân làm quan cấp dưới chủ yếu của quận thú, đã không thể khuyên can thượng cấp tiếp nhận lời trung, tiến cử hiền tài, đẩy lui gian nịnh, điều hòa âm dương, dẫn đến Trời Đất gián cách không thông, vạn vật khô tàn. Bách tính ngẩng đầu cầu mong mưa, cũng không có nơi khiếu tố, tội lỗi hoàn toàn ở Lượng Phụ con. Hôm nay thái thú quận chân thành phản tỉnh, tự trách tội bản thân, đã đứng ở sân đình chịu trừng phạt nắng thiêu đốt, vì bách tính lê dân cầu mưa. Để mưa ngọt sớm giáng, Lượng Phụ con đến nhận tội, cầu phúc cho bách tính, thành tâm thành ý khẩn thiết chân thành. Nếu còn chưa cảm động Thần linh, con xin thề, nếu đến trưa không có mưa, xin hãy để con dùng thân thể mình để đền tội.”

Thế là ông lệnh cho người chất đống củi lớn, tự mình ngồi trên đống củi, nếu Trời không mưa, chuẩn bị giờ ngọ 3 khắc sẽ châm lửa tự thiêu.

Gần đến giờ ngọ, khí mây trên núi chuyển màu đen, tiếng sấm nổi lên, một cơn mưa lớn đổ xuống, khắp mọi nơi trong quận đều được tưới mưa. Người đời khi đó vì thế đã ca ngợi Lượng Phụ là người chân thành yêu dân nhất.

Ông Trời vì sao giáng tai họa xuống nhân loại, bởi vì “con người là có tội”.

Trong các kinh điển Đông, Tây về người tu luyện, đều có những luận thuật tương tự. Quan điểm này cũng được những người tu luyện Đông, Tây công nhận. Mà ông Trời tại sao cứ phải giáng tai nạn xuống cho nhân loại? Ví như hạn hán, động đất, lũ lụt, bụi độc, lốc cuốn v.v., cũng chính vì con người là có tội. Trời giáng tai nạn xuống con người, là phát ra lời cảnh cáo đối với hành vi tội lỗi xấu ác của nhân loại, cũng là một phương thức biểu hiện đặc thù sự từ bi của Thượng Thiên đối với nhân loại, dùng phương thức này để thông báo cho mọi người rằng: “Các người đã có tội rồi, nên phản tỉnh và tu sửa lại.”

Trời là vạn năm, nhưng phương thức Trời nói chuyện lại hàm súc kín đáo. Trời để mọi người bản thân mỗi người hướng nội tìm, tìm xem bản thân đã làm sai những gì, dẫn đến Thượng Thiên phẫn nộ?

Người đầu tiên kiểm điểm với Trời thừa nhận lỗi lầm “vạch tội bản thân” để cầu phúc tiêu tai giải nạn cho dân chính là vua Vũ nhà Hạ . Đối diện với thiên tai hạn hán kéo dài, ngài đã thành kính ở bên rừng dâu (tang lâm), cầu đảo mưa rào, lòng thành được Thần biết, nên vui mừng đón nhận cơn mưa rào như trút nước.

Vị đế vương thứ hai xuống “Chiếu vạch tội bản thân” chính là Thương Thanh sau vua Vũ cầu mưa 400 năm. Thời đầu triều Thương gặp đại hạn 7 năm. Thương Thang thấy các bề tôi cầu mưa 7 năm mà chưa giải quyết được tình hình hạn hán, thế là Thương Thang đã có hành động khiến mọi người kinh ngạc: Ông lệnh cho người lấy củi tế lễ bắc lên, Thành Thang tự cắt tóc, móng tay móng chân mình, tắm gội sạch sẽ, cầu đào với Trời rằng: “Chỉ mình con có tội, không thể trừng phạt muôn dân, muôn dân có tội thì đều do con một mình chịu, không nên chỉ vì mình con không có tài đức khiến Thượng Thiên và quỷ Thần làm hại đến muôn dân bách tính của con.” Cuối cùng Thương Thang nói: “Con tế lễ chiêm bốc cầu mưa, vốn là vì dân, không thể thiêu đốt họ tế Trời, hiện nay chỉ thiêu con để tế Trời thôi.”

Cầu đảo xong, ngài ung dung ngồi trên đống củi, lệnh cho người đốt lửa. Điều khiến mọi người vui mừng là củi chưa cháy thì Trời đã giáng trận mưa lớn. Tinh thần hiến thân vì dân này của vua Thang được người dân kính phục và ca tụng.

Đối với hành động của Đại Vũ và Thành Thang, người đời sau đã tổng kết phù hợp với sự thật lịch sử: “Vũ Thang vạch tội bản thân, thì họ đều hưng thịnh. Kiệt Trụ quy tội người khác, thì họ đều bị diệt vong.” (Tả truyện – Trang Công thập nhất niên) Vua Vũ và vua Thang có thể vạch tội bản thân khiến quốc gia hưng thịnh phát triển, còn vua Hạ Kiệt và Thương Trụ quy tội cho người khác thì quốc gia đã mau chóng bị diệt vong.

Danh thần Lượng Phụ đời Đông Hán, xác thực là có nhân vật này trong lịch sử, thực sự có chuyện này, quyết không phải là thêu dệt. Lượng Phụ tuy không phải là đế vương, đó là ông thực tâm yêu dân. Một viên quan nhỏ vô danh, không phải lo ăn mặc, ông hoàn toàn có thể đứng ngoài việc này. Nhưng trái tim nhân nghĩa từ bi và thiện lương đó đã đồng cảm và cảm thụ tình cảnh bách tính tuyệt vọng bởi hạn hán giày vò. Xem ra, ông cho rằng hình thức cầu mưa của quan trên là không đúng, từ tư tưởng đến hành vi, ông đã có hành động thực tế “vượt chức trách”. Việc này đương nhiên là cái tâm chân thành chí thành của ông cam tâm tình nguyện vì dân xả thân đã khởi tác dụng chủ đạo. Ông Trời đương nhiên biết Lượng Phụ chí thành đối với Trời, chân thành đối với dân, do đó thời giờ đến, ông Trời đã thấy tấm lòng người tốt đại thiện như thế này, sấm sét nổi lên, mưa to như trút nước, cả quận được tưới mưa, tất cả đều vui mừng.

Cho đến hôm nay, chúng ta không thể không khâm phục thời đại và hoàn cảnh sinh tồn của tiền nhân. Bởi vì đó là thời kỳ lịch sử văn hóa Thần truyền nuôi dưỡng mảnh đất Thần Châu, là những niên đại mà người người đều thành tín Thần Phật, thực hành nhân nghĩa lễ trí tín.

Lại nhìn ngày nay, mảnh đất Trung Hoa đang bị ác đảng Trung Cộng độc tài chuyên chế, thiên tai, nhân họa hoành hành, hàng trăm triệu người sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Ác đảng Trung Cộng đã hại chết 80 triệu người dân Trung Quốc, mà vẫn còn rao rêu nó “Vĩ đại, quang minh, chính trực”. Nó cướp chính quyền 70 năm nay, chưa từng nói một câu bản thân đã sai rồi. Thực sự đến khi cấp bách khẩn cấp rồi, thì nó mới dùng khẩu khí của đại ca xã hội đen nói nào là “7 phần công 3 phần tội, hay 6 phần công 4 phần tội”. Rõ ràng sai trái, bạo ngược tà ác đến mức không thể hơn được nữa, nó vẫn vô liêm sỉ tô điểm thái bình. Sai lầm đều là người khác, công lao thành tích đều là mình, khiến toàn bộ người Trung Quốc đều sống trong lời dối trá và lừa bịp. Nhân họa càng ngày càng ác liệt, thiên tai đủ các loại, sâu mọt các cấp của tà đảng từ trên xuống dưới đều coi như không hay biết, còn có kẻ thậm chí vì “thành tích” của mình đã không tiếc tăng thêm tại nạn trừng trị nhân dân. Hết thảy những điều này đều là bản chất ma quỷ của tà đảng gây ra.

Chúng ta tin tưởng rằng, trên mảnh đất Trung Hoa thiên tai nhân họa không ngừng nhiều năm, chỉ có thể sau khi Trời diệt Trung Cộng, tự nhiên sẽ bĩ cực thái lai thôi. Ngày đó thực sự không còn xa nữa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/28/370211.html

Đăng ngày 25-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share