[MINH HUỆ 02-12-2018] Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

Tôi đắc Pháp đến nay đã được bảy năm. Tôi luôn nhớ cảm giác hào hứng và vui sướng thuở đầu mới đắc Pháp và ý nguyện thuần tịnh muốn được tu luyện, muốn được phản bổn quy chân, trở về gia viên chân chính. Tôi vẫn nhớ lúc vừa mới đắc Pháp, tôi liền học cách làm các tài liệu giảng chân tướng qua mạng và phân phát chúng. Tôi chỉ có một suy nghĩ muốn cứu người, biết rằng đó là điều duy nhất mình cần làm.

Tôi vẫn nhớ cảm giác một luồng nhiệt từ đỉnh đầu thông thấu toàn thân, mỹ diệu khôn cùng, tôi biết rằng Sư phụ đang coi sóc mình. Nhớ lúc đi giảng chân tướng trực diện và khuyên tam thoái, vui buồn đều có, cảm thấy rất có ý nghĩa.

Cũng có giai đoạn xa rời Đại Pháp, rơi vào hồng trần, truy danh trục lợi, ma tính đại phát, học được bài học giáo huấn đau đớn.

Nhìn lại quá trình tu luyện của mình, tôi đã thiếu đi nền tảng quan trọng là tu luyện cá nhân, bản thân tôi, tốt lắm thì giống như một người thường làm các việc Đại Pháp. Sở dĩ như vậy, nguyên nhân căn bản là học Pháp không tốt. đối với Đại Pháp chỉ dừng lại ở cảm tính bề mặt, không từ trên lý tính nhận thức Đại Pháp, học Pháp nhưng không chân chính đắc Pháp, tu luyện cá nhân chưa đạt, nói đúng hơn là không biết cách tu, không thực tu. Một nguyên nhân khác là, bản thân sợ khổ sợ mệt, truy cầu an nhàn.

Lúc mới đắc Pháp, tôi dành rất nhiều thời gian xem trang web Minh Huệ, tìm kiếm các bài chia sẻ về học Pháp như thế nào, thực tu như thế nào. Xem các đồng tu viết thật tốt, làm thật tốt, rất biết cách tu, rất bội phục, hâm mộ họ.

Nhưng kinh nghiệm của người khác, cuối cùng thì vẫn là của họ. Dù tầng thứ, cảnh giới của họ có cao như thế nào và văn chương viết hay như thế nào, xem qua, rất nhanh chóng cũng liền quên mất. Chính mình cuối cùng vẫn thống khổ phiền muộn: Ruốt cuộc tu như thế nào? Đọc sách học Pháp, càng ngày càng cảm thấy nhàm chán? Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân mỗi lần đọc xong một lượt sẽ có nhận thức và lĩnh ngộ mới, tại sao mình không thấy? Nghe nói học thuộc Pháp là cách rất tốt để học Pháp, vậy mình thử một chút xem, kết quả, học vài trang cũng không kiên trì được.

Gần đây, có chút rảnh rỗi, tâm cũng tĩnh lại, đọc sách học Pháp, lại nhận ra mình có thể nhận thức Pháp từ trên lý tính, cũng hiểu được tu như thế nào. Cho nên tôi muốn viết lại nhận thức của mình để chia sẻ với các đồng tu mà có cùng vấn đề với tôi. Hy vọng tất cả chúng ta đều có thể chân chính đắc Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Người tu luyện cần có chuẩn bị về tinh thần, mong muốn ‘chính tâm’, trước mang ‘thành ý’” (Phần III. Pháp Luân công)

Tôi hiểu rằng, trước tiên, một người muốn đề cao thì phải có một cái tâm chân thành mong muốn tu luyện.

Vậy nên tôi quyết định học thuộc Pháp lần nữa. Bởi vì tôi đã từng học thuộc bài giảng thứ Nhất, thứ Hai và thứ Ba, nên tôi bắt đầu với bài giảng thứ Tư. Tôi tự nhủ rằng mình không học thuộc Pháp chỉ vì lợi ích của Pháp; tôi học thuộc Pháp bởi vì điều này giúp tôi có thể hiểu Pháp sâu sắc hơn. Tôi ghi nhớ Pháp để đắc Pháp, hiểu Pháp và để Pháp chỉ đạo bản thân mình mọi thời khắc.

Khi ghi nhớ Pháp, tôi sẽ không chuyển sang đoạn tiếp theo cho đến khi tôi hoàn toàn học thuộc chính xác đoạn Pháp hiện tại. Tôi cố gắng hết sức để giữ cho tâm trí mình trống rỗng để tôi có thể tập trung vào những gì Sư phụ giảng. Nếu không việc này sẽ không hiệu quả. Tôi không chạy theo tốc độ hay lo lắng về thời gian. Tôi chỉ đơn giản là học theo tốc độ của mình.

Có thể nhờ tâm ý chân thành, tôi không gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ Pháp và học khá nhanh.

Khi tôi đang học thuộc đoạn “Chuyển hoá nghiệp lực” của bài giảng thứ Tư, tôi đã có thêm một số nhận thức:

“Nước ta hiện nay bất kể là trong doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp khác, mâu thuẫn giữa người với người là cực kỳ đặc biệt.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

“Như thế này chư vị chiểu theo Đại Pháp mà thực hiện thì sẽ thực hiện tốt hơn; có thể tu hay không, có thể hành hay không, đột phá lên đến tầng nào, hoàn toàn dựa vào bản thân chư vị.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ: “Ồ, một học viên thì hành xử như thế này, trong khi một người thường sẽ làm như thế kia. Tôi phải lựa chọn ‘là một người tu’ hay ‘một người thường’. Một người thường sẽ tranh đấu vì vật chất; tuy nhiên một người tu sẽ nhẫn nhịn, mặc dù không phải thụ động. Tôi có thể đồng hoá với nguyên lý này hoặc bỏ qua và làm một người thường. Đây là những lựa chọn duy nhất tôi có.”

Một giọng nói mạnh mẽ trong tôi lên tiếng: “ Tôi muốn là một người tu luyện! Tôi muốn đồng hoá với nguyên lý này và tôi sẵn sàng giữ bản thân mình theo nguyên lý này.” Tâm trí của tôi rất thanh tỉnh. Tôi nghĩ rằng mình ít nhất cũng đã đồng hoá với đoạn Pháp đó.

Trước kia tôi hoàn toàn không để ý tới những câu đó. Tôi ngưỡng mộ những điều Sư phụ giảng nhưng tôi hoàn toàn coi đó như một lý thuyết mà không liên hệ gì tới bản thân mình.

Một đoạn khác:

“Cớ sao tôi luyện công thì mình lại khó chịu nóng nảy đến thế?’ Họ không nói được gì, thật sự không nói được gì: ‘Thế à, tôi không nên nóng thế, nhưng lúc ấy phát hoả ghê quá’. (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi hiểu rằng, để giúp chúng ta tiêu nghiệp, chúng sinh quanh chúng ta có thể bị khó chịu mà không biết tại sao. Nhưng chúng ta thì biết. Người thường rất yếu nhược và đáng thương, chúng ta nên thực sự cảm ơn họ.

Một buổi tối cha mẹ tôi về nhà, cha tôi cố khuyên can tôi: “Con nên dừng tập Pháp Luân Công!” Ông bắt đầu cáu gắt. Tuy nhiên, lúc đó tôi đã đồng hoá với lời giảng của Sư phụ:

“Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, thật sự là như vậy.” (Bài giảng thứ Tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã không động tâm, bởi vì tôi biết tại sao ông ấy trở nên rất buồn bực và khó chịu. Sau khi tôi thực sự đồng hóa với nguyên lý đó, tôi có thể nhìn thấu khảo nghiệm như vậy. Nếu một giáo viên đã dạy bạn tất cả các bài học và bạn đã hiểu rõ thì bạn sẽ thấy rằng các bài kiểm tra rất dễ dàng. Vì thế, tôi hiểu điều gì đang diễn ra và không động tâm.

Điều này chẳng phải vượt khỏi những nguyên lý của thế giới người thường sao? Trong khi tôi có thể chưa lĩnh hội được các nguyên lý cao tầng, vậy theo đuổi những thứ đó làm gì? Chưa kể rằng việc theo đuổi không có hiệu quả, người ta nên thực sự thuận theo tự nhiên và bắt đầu từ những điều cơ bản nhất.

Trong khi đó, tôi nhận ra rằng tôi cũng có thể nhận ra bất kỳ suy nghĩ nào đi ngược lại các nguyên lý của Pháp. Ví dụ, một lần trong buổi học Pháp, một suy nghĩ về tiền bạc và một mâu thuẫn trong quá khứ bỗng xuất hiện. Tôi biết rằng suy nghĩ đó là xấu bởi vì nó có nghĩa là tôi có chấp trước vào lợi ích người thường. Vậy nên tôi đã nhanh chóng thoát khỏi nó.

Tôi cảm thấy rằng những mâu thuẫn đó đã rất lâu rồi. Khi những thứ như vậy chợt nổi lên, tôi có thể nhanh chóng tóm được và loại bỏ nó. Trong hiểu biết của tôi, bất chấp vấn đề đó quan trọng hay không quan trọng như thế nào, luôn luôn có điều gì đó để chúng ta tu, miễn là chúng ta để ý.

Giờ đây, khi nhẩm Pháp, tôi thấy giọng nói của mình trầm hơn. Thực sự là, mọi thứ thay đổi miễn là chúng ta học Pháp. Tôi thấy bản thân mình ngày càng muốn ghi nhớ Pháp bởi vì Pháp đã chạm tới tâm tôi.

Thực tế, gần đây, tôi đã không ghi nhớ được nhiều đoạn Pháp. Tôi vẫn chưa hoàn thành bài giảng thứ Tư. Tuy nhiên, tôi cảm thấy việc ghi nhớ của mình ngày càng vững chắc và thấm vào tâm can. Chỉ vài đoạn Pháp đã giúp tôi hiểu và xác định được rằng mình có thể là một đệ tử Đại Pháp biết thế nào là thực tu. Đây chính là uy lực của Đại Pháp.

Thật vậy, một học viên biết được thực tu như thể nào sẽ thực sự tìm thấy được tương lai huy hoàng. Một người thường không biết cách tu luyện có thể cảm thấy căng thẳng và lo lắng, không chắc chắn về tương lai.

Tôi là kiểu người học Đại Pháp nhưng không biết tu như thế nào. Tôi đã không đối đãi với bản thân như là người tu luyện. Tôi thực sự chân thành hy vọng rằng tất cả các học viên đã đắc Pháp biết được cách thực tu và không bỏ lỡ cơ duyên quý giá ngàn năm hiếm có này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/1/375158.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/2/173472.html

Đăng ngày 19-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share