Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-10-2018] Tiếp theo Phần 1

Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (hay còn gọi là Pháp Luân Công) giảng:

“Trong toàn bộ quá trình truyền Pháp, truyền công tôi có bổn ý là có trách nhiệm với xã hội, có trách nhiệm với học viên; hiệu quả thu được thật tốt, ảnh hưởng đến toàn xã hội cũng rất tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

Dưới đây là một số câu chuyện về những người mà cuộc sống của họ đã cải biến tốt lên sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi hy vọng những câu chuyện này sẽ giúp người đọc chân chính liễu giải Pháp Luân Đại Pháp, và càng hy vọng quý vị có thể được thân tâm thụ ích từ Đại Pháp giống như các nhân vật chính trong câu chuyện.

Bác sỹ về hưu khỏi bệnh hiểm nghèo

Bà Diệp Quỳnh Hoa, nguyên bác sỹ và phó chủ nhiệm Bệnh viện Đại học Điện tử và Khoa học Kỹ thuật ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Ở tuổi 50, bà bị viêm khớp dạng thấp, bệnh cường giáp, viêm loét dạ dày, rối loạn nhịp tim, và bệnh Meniere, và nhiều bệnh khác. Bà đã tham khảo ý kiến của các bác sỹ và chuyên gia hàng đầu và nhiều lần nhập viện điều trị. Tuy nhiên, bệnh tình của bà vẫn không chuyển biến. Mặc dù bản thân bà là bác sỹ, nhưng bà vẫn vô vọng khi đối diện với bệnh tật.

Năm 1996, khi rơi vào tuyệt vọng, bác sỹ Diệp biết đến Pháp Luân Công. Không lâu sau khi học pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân này, mọi bệnh tật của bà đều biến mất. Chồng bà, một nhà khoa học, đã không thể tin vào những gì ông tận mắt chứng kiến và một mực yêu cầu bà đến bệnh viện uy tín để kiểm tra.

Một trong số những bác sỹ mà bà Diệp tham khảo là một chuyên gia về bệnh phong thấp. Ông hỏi ai đã tư vấn chữa bệnh cho bà Diệp, vì bà vốn có một lịch sử bệnh tật to lớn. Sau khi biết rằng bà đã không hề dùng đến một viên thuốc nào, bác sỹ của bà đã không tin, bởi theo lẽ thường căn bệnh của bà cần phải điều trị y tế suốt đời. Kết quả kiểm tra cho thấy bà thực sự đã hoàn toàn khỏi bệnh – điều này minh chứng rõ ràng cho sức mạnh siêu thường của Pháp Luân Công.

Vợ chồng thợ cắt tóc làm việc thiện nhiều không kể xiết

Vợ chồng anh Chu Xương Sâm và cô Triệu Thì Phương cùng nhau kinh doanh một cửa tiệm làm tóc. Kể từ khi tu luyện Pháp Luân Công, cô Triệu luôn chiểu theo tiêu “Chân-Thiện-Nhẫn” của pháp môn mà yêu cầu nghiêm khắc bản thân, luôn nghĩ cho khách hàng trước, chẳng những thu phí rẻ, mà còn phục vụ khách hàng nhiệt tình, chu đáo, được khách hàng ghi nhận. Khi được khách hàng khen ngợi, cô Triệu thường mỉm cười nói rằng tay nghề và sự thiện lương của cô có được là nhờ Pháp Luân Công, cô nói: “Trước kia tôi tính tình nóng nảy, sức khỏe kém, sau khi luyện Pháp Luân Công, tính nết tốt lên, thân thể khỏe mạnh, tiệm làm tóc cũng phát đạt hơn.”

Anh Chu trước kia thân thể không khỏe, đã phải nhập viện vài lần vì xuất huyết dạ dày. Anh được gọi là “người già” dù mới ở tuổi 40, bởi trông anh vàng vọt và tiều tụy. Một phần vì chứng kiến những biến hóa ở vợ anh sau khi cô tu luyện, một phần vì những đau đớn do bệnh tật trường kỳ gây ra cùng gánh nặng tài chính từ việc điều trị y tế đã thôi thúc anh tu luyện Pháp Luân Công. Không bao lâu sau khi bắt đầu tu luyện, sự thần kỳ của Đại Pháp cũng triển hiện trên thân thể anh, các cơn đau bệnh của anh đã biến mất và lưng của anh cũng đã duỗi thẳng được, sắc mặt trắng trẻo, trông anh trẻ trung và dồi dào năng lượng, tuy hơn 40 tuổi nhưng khách hàng thường gọi anh là “chàng trai trẻ”

Hai vợ chồng luôn vui vẻ thuận hòa, và không hề do dự nói với khách hàng về việc họ đã được thụ ích cả về thể chất lẫn tinh thần từ pháp môn và chia sẻ câu chuyện thần kỳ trong tu luyện của họ. Hai vợ chồng họ triển hiện ra sự từ bi, thiện lương, nhiệt tình, chu đáo của người tu luyện nên người đến tiệm làm tóc ngày một nhiều, và cả ngày trong tiệm hớt tóc nhỏ đều đầy ắp tiếng cười nói, tường hòa.

Hai vợ chồng nghiêm khắc chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” làm người tốt nên những năm qua họ đã vô tư giúp đỡ nhiều khách hàng.

Một hôm có một người ăn xin đến và nói với cô Triệu rằng anh ấy không có tiền nhưng cần cắt tóc. Mặc dù anh ấy vận quần áo cũ kỹ lếch thếch, đầu tóc rối bù và mặt mũi và trang phục bẩn thỉu, cô Triệu không những không xua đuổi anh ấy, mà ngược lại còn thấy thương hại, nhiệt tình mời người ăn xin đó vào và cắt tóc cho anh ấy. Sau khi cắt tóc xong, cô Triệu không lấy tiền công mà ngược lại còn cho anh ấy tiền và dặn dò anh ấy ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!”

Có lần, một vị khách đột nhiên ngất xỉu trong khi đang cắt tóc, sắc mặt trắng bạch. Cô Triệu đã chăm sóc, mang đồ ăn và thu xếp nơi nghỉ cho vị khách ấy.

Một khách hàng khác đã chia sẻ với cô Triệu rằng chồng của cô ấy đã bị liệt 13 năm nay và họ đã đổ hết các khoản tiết kiệm vào điều trị y tế. Vị khách này có vẻ mệt mỏi, vô vọng và căng thẳng. Cô Triệu đã giới thiệu Pháp Luân Công cho cô ấy và đưa tặng cô ấy một đĩa CD thông tin về pháp môn và chân tướng cuộc bức hại, và hy vọng rằng điều này sẽ giúp được chồng cô ấy. Một thời gian sau vị khách ấy quay lại và cảm ơn cô Triệu, nói: “Chồng tôi liên tục xem nó trong hai tuần. Sau đó, anh ấy có thể tự ăn uống và có thể vịn để tự đi lại,” vừa nói vừa cảm tạ cô Triệu. Cô Triệu biết rõ ràng đây chính là người chồng đó vì minh bạch chân tướng Đại Pháp, nên thần tích của Đại Pháp đã triển hiện xuất lai trên thân thể anh ta.

Cô Triệu từng giúp một cụ ông, và sau đó cụ ông này đã nói với mọi người về việc ông đã được cô Triệu cứu mạng ra sao. Ông kể: “Tôi từng bị ung thu đường ruột giai đoạn cuối và bác sỹ đã bó tay. Gia đình đã toan lo hậu sự cho tôi. Lúc đó, tôi mỗi ngày nằm trên giường quằn quại vì đau đớn, chỉ muốn chết đi cho xong. Cô Triệu hay tin đã đến thăm tôi và giảng chân tướng Pháp Luân Công và huyền năng chữa bệnh thần kỳ của pháp môn, rồi cô ấy bảo tôi niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo’. Không bao lâu sau, các cơn đau quả nhiên giảm hẳn, tôi có thể ăn uống và đi lại.”

Quản lý tiêu thụ không tin tuyên truyền dối trá trên truyền thông

Ông Chu Cảnh Vân, quản lý một cửa hàng điện gia dụng ở tỉnh Cát Lâm. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi thấy các kênh truyền thông ngày đêm tuyên truyền, bôi nhọ Pháp Luân Công kể từ khi cuộc bức hại khai màn.

Một ngày trong tháng 7 năm 1999, sau khi tan tầm trở về nhà, theo thói quen, ông mở ti vi để xem chương trình yêu thích. Ông chuyển kênh này qua kênh khác và thấy các tin tức đều nói về việc cấm Pháp Luân Công. Kênh nào cũng nói những lời tiêu cực về Pháp Luân Công và phỉ báng pháp môn này. Điều khiến ông Chu chú ý là rất nhiều học viên là giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, trí thức cao cấp, cán bộ nhà nước, và cả đảng viên, điều này khiến ông không sao lý giải nổi.

Sau khi suy xét về vấn đề này, ông Chu nảy sinh nghi vấn với tuyên truyền trên truyền thông. Việc truyền thông công kích này khiến ông nhớ tới những câu chuyện trong thời Cách mạng Văn hóa. Lưu Thiếu Kỳ, khi đó là chủ tịch và lãnh đạo của Trung Quốc, chỉ trong một đêm mà bị trở thành một tên phản đồ, nội gián, và bị khai trừ khỏi đảng vĩnh viễn.

Dựa trên những hiểu biết của bản thân về Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Chu tin rằng Pháp Luân Công đang bị vu oan giá họa. Ông biết rằng pháp môn này đã được truyền ra công chúng vào tháng 5 năm 1992, và thời điểm xảy ra cuộc bức hại là vào tháng 7 năm 1999, thì Pháp Luân Công đã được truyền khắp toàn quốc và khắp nơi trên thế giới, và có hơn 100 triệu người đang thực hành nó. Điều này cho thấy pháp môn này được quảng đại dân chúng hoan nghênh.

Ông nảy sinh hứng thú với Pháp Luân Công, ông từng bước từng bước liễu giải, và những Phật lý cmà Sư phụ Lý Hồng Chí giảng đã cuốn hút ông, và ông đã may mắn trở thành một đệ tử Đại Pháp. Trước khi tu luyện, ông bị mắc rất nhiều bệnh di truyền như bệnh tim, bệnh gan, các bệnh về cổ, thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, mọi bệnh tật của ông đều không cánh mà bay.

Cán bộ nhà nước được cư dân địa phương xem là hình mẫu để giáo dục con trẻ

Ông Ngô Tử Tường nguyên là Cục trưởng Cục Cơ khí Nông nghiệp của thành phố Hạng Thành, tỉnh Hà Nam, và là một cựu quân nhân.

Ông từng bị viêm gan, ăn không ngon, ngủ không yên, mặt mũi đen sạm, hai chân sưng vù, chân tay vô lực. Ông đã tìm đến rất nhiều danh y để chữa trị, cũng luyện tập một vài môn khí công chữa bệnh khỏe người, nhưng đều không sao ngăn chặn bệnh tình phát triển. Năm 1996, ông bị chẩn đoán mắc xơ gan giai đoạn cuối và chỉ có thể sống nhiều nhất là ba tháng. Điều này đối với một người ngoài 40 như ông mà nói, quả như sét đánh ngang tai. Tuy nhiên, ông đã nhanh chóng phục hồi sau khi tu luyện Pháp Luân Công.

Tuy nhiên, việc mưu cầu sức khỏe của ông đã bị gián đoạn sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Là một cán bộ nhà nước, ông đối mặt với áp lực to lớn khi phải phục tùng mệnh lệnh của chính quyền công sản. Để tránh liên lụy tới gia đình, ông đã viết cam kết hứa rằng sẽ từ bỏ tu luyện theo yêu cầu của chính quyền. Tuy nhiên, ông vẫn bí mật tu luyện Pháp Luân Công. Một thuộc cấp đã phát hiện ra và báo ông với công an.

Hơn 10 cảnh sát đã kéo xuống nhà ông trong một đêm đông năm 2001. Họ leo qua hàng rào nhà ông và phá cửa xông vào. Khi đó ông Ngô không có nhà, cảnh sát đã lôi vợ, con ông và cháu trai mới một tuổi của ông ra khỏi giường. Toàn bộ người nhà và trẻ nhỏ trong nhà ông bị bắt phải đứng cạnh cửa chỉ với bộ đồ ngủ mặc trên người.

Chỉ huy Mã Triết Phong đã chĩa súng và tra hỏi họ ông Ngô đang ở đâu. Vợ ông vì quá sợ hãi mà tiết lộ rằng chồng bà đang ở quê chăm mẹ già.

Cảnh sát liền kéo đến nhà mẹ ông và bắt giữ ông, phớt lờ người phụ nữ cao niên đang cầu xin họ đừng đưa con trai bà đi.

Ông Ngô bị giam trong một khách sạn trong hơn nửa tháng. Vợ ông thấy ông bị còng tay vào một chiếc ghế trong khi mang đồ ăn đến cho ông. Ông nói rằng cảnh sát đã tra tấn ông trong khi thẩm vấn.

Khi được thả ra, bộ dạng ông Ngô tiều tụy và yếu ớt. Ông vẫn có thể giữ được chức cục trưởng, nhưng bị tổn thương đến mức ngừng luyện Pháp Luân Công.

Vài năm sau, các bệnh tật cũ của ông lại tái phát. Khi điều trị y tế đều vô dụng, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công trở lại và lại một lần nữa phục hồi sức khỏe. Ông cũng từ chức cục trưởng để tránh bị bức hại thêm nữa.

Mẹ ông làm phẫu thuật sỏi mật năm 2009 và cần chăm sóc 24/24. Ông Ngô cùng ba anh em trai thay phiên nhau chăm sóc mẹ. Ông nhận trông mẹ toàn bộ ca đêm cho tới khi bà qua đời vào năm 2013 ở tuổi 92. Nhiều người dân trong vùng nói rằng bà thật may mắn khi có được một người con trai hiếu thảo như vậy. Họ nói về ông như một hình mẫu khi giáo dục con cái.

Ông Ngô Tử Tường bị bắt giữ vào ngày 21 tháng 9 năm 2017 vì kiên định tu luyện Pháp Luân Công và sau đó bị kết án ba năm rưỡi tù giam.

Sau khi hay tin về vụ bắt giữ gần đây nhất và bản án của ông Ngô, nhiều người dân trong vùng đã không thể lý giải nổi tại sao một người tốt như ông Ngô lại phải trả một cái giá quá đắt khi chỉ đơn giản là muốn cải thiện cả tâm lẫn thân nhờ tu luyện Pháp Luân Công.

Xem tiếp Phần 3


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/19/375774.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/29/173045.html

Đăng ngày 15-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share