Bài viết của Thẩm Dung, phóng viên Minh Huệ ở Đài Loan

[MINH HUỆ 25-11-2018] Cô Lý Huệ Văn, một học viên Pháp Luân Đại Pháp cho biết: “Khi còn nhỏ, em gái của tôi qua đời vì bệnh thận, anh trai tôi và tôi sau đó cũng mắc bệnh tương tự, sau khi anh trai của tôi và tôi khoẻ lại, thì mẹ tôi lại bị bệnh.”

Cô tiếp tục nói rằng những người lớn tuổi yêu cầu tất cả mọi người trong gia đình họ phải niệm từ “A Di Đà Phật,” được biết đến là một vị Phật trong Tây Phương Tam Thánh. Mặc dù cô đã niệm từ này ở cạnh giường của mẹ mình, nhưng mẹ cô vẫn qua đời khi cô đang học lớp ba.

Sau đó cha của bạn trai Huệ Văn qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện. Dì của của bạn trai cô đã bảo với cậu ấy rằng: “Dì từng bị bệnh nặng và đã phải chi hàng ngàn đô la mỗi tháng cho thuốc men và phương tiện đi lại để lên Đài Bắc. Dì đã khỏi mọi bệnh tật sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đọc cuốn Chuyển Pháp Luân.”

Bạn trai của Huệ Văn không tin rằng một cuốn sách lại có sức mạnh lớn đến vậy, nhưng khi biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại các học viên tu luyện môn này, anh nghĩ: “Điều gì mà cái Đảng đó phản đối hẳn phải là tốt. Mình phải đọc Chuyển Pháp Luân!”

Đó là lý do tại sao Huệ Văn có cơ hội đọc Chuyển Pháp Luân vào năm 2005. Cô cảm thấy rất may mắn vì nó đã đánh dấu một chương mới trong cuộc đời của cô.

Huệ Văn nói: “Người xưa dạy chúng ta rằng ‘trên đầu ba thước có Thần linh,’ người đang làm thì Thần đang nhìn. Bức tường trong một ngôi đền mà tôi đến viếng phủ đầy những bức hoạ mô tả về luân hồi. Không ai nghi ngờ về sự thật này. Sâu thẳm trong tâm tôi biết được rằng làm việc tốt thì sẽ nhận phúc báo và làm việc xấu thì sẽ bị trừng phạt. Tôi tự nhiên tin điều Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) viết trong cuốn Chuyển Pháp Luân.”

2018-11-19-taiwan-story_01.jpg

Cô Lý Huệ Văn đang ngồi đã toạ.

Gieo hạt giống Chân – Thiện – Nhẫn trong tâm của những đứa trẻ

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm thành phố Đài Bắc, Huệ Văn trở thành một giáo viên mầm non. Cô muốn dạy cho các em nhỏ biết về các giá trị truyền thống.

Cô nói: “Chúng tôi khích lệ trẻ bằng thẻ phần thưởng trên đó có in các chữ Chân – Thiện – Nhẫn, và các cụm từ nhỏ, chẳng hạn như nguyện ý cho bạn mượn đồ là biểu hiện của chữ Thiện, làm bài tập về nhà là biểu hiện của chữ Nhẫn. Đối với hầu hết các bé, tôi đều có thể tìm ra được một cụm từ, ngoại trừ một bé. Tôi luôn phải nghĩ một lúc để tìm ra cụm từ nào đó thể hiện hành động tốt mà bé đã làm.“

Cha mẹ của bé trai này đã nói cho Huệ Văn biết rằng sau khi bé học xong mầm non, cô là giáo viên yêu thích nhất của bé. Cô đã khóc, nhưng cô không chắc đó là do cô cảm động hay cảm thấy có lỗi. Cháu không phải là học sinh tốt nhất của cô, vì vậy mà cô đã lo lắng xem liệu cô có vô tình khiến bé cảm thấy bị tổn thương hay không.

Giáo viên nào cũng có cảm xúc thích và không thích khi đối diện với các bé khác nhau, nhưng cô phải vượt qua những quan niệm này vì đó không chỉ là trách nhiệm của một giáo viên mà còn là thiện tâm của một người tu luyện. Đặc biệt cô Huệ Văn còn là người đã đối xử với các bé bằng tấm lòng lương thiện và khiêm tốn thuần khiết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi Huệ Văn nhận được chứng chỉ giảng dạy, cô được chỉ định làm giáo viên chính thức cho Trường Giáo dục Đặc biệt Văn Sơn. Công việc của cô cần phải tương tác rất nhiều với các bậc phụ huynh và trẻ em cần trợ giúp đặc biệt. Huệ Văn giúp họ bằng các chiến lược học tập và tìm ra cách tiếp cận tốt nhất.

Cô nói: “Có một bé gái gặp khó khăn trong việc chế ngự cơn nóng giận. Cô bé sẽ chửi bới, ném đồ đạc và đá ghế. Những giáo viên khác của cô bé đã mô tả cô bé giống như một con mèo ở địa ngục. Khi đang giúp cô bé, em đã nhìn thấy bông sen của tôi được treo lủng lẳng trên chiếc điện thoại di động với dòng chữ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân – Thiện – Nhẫn hảo.’”

Tôi tiếp tục: “Chân nghĩa là không dối trá và không che đậy. Thiện nghĩa là tử tế và giúp đỡ người khác. Nhẫn nghĩa là có thể tha thứ, chịu đựng và không đánh lại. Nhìn này, con không phải là người duy nhất đang cố gắng để trở thành người tốt. Cô cũng có những lúc xấu và cần đề cao tâm tính của mình.”

Đôi mắt của cô bé sáng lên và cảm thấy tôi đã chân thành giúp đỡ em thay vì buộc tội và cố gắng chỉnh sửa em. Vì vậy em muốn chỉnh sửa lại hành vi của mình.

Tương tác với các bậc phụ huynh và các giáo viên là một thử thách khác. Cô Huệ Văn nói: “Không phải giáo viên hay bậc phụ huynh nào cũng hợp tác với mình. Khi tôi gợi ý cần phải có thêm lời nhắc bằng hình ảnh cho trẻ tự kỷ và thấu hiểu hơn đối với những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, một số giáo viên đã không tiếp nhận.“

Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Cô chia sẻ rằng khi hướng nội, dựa trên các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, cô phát hiện thấy mình vẫn chưa nghĩ cho người khác trước. Cô nhận ra rằng cô nên cân nhắc mức độ chấp nhận của từng giáo viên, rồi nhẹ nhàng và kiên nhẫn chia sẻ với họ về cách tốt nhất để giúp những đứa trẻ này. Cô biết rằng nếu cô khiến cho họ nhận ra cách giáo dục đặc biệt nhưng đồng thời lại gây ra một số hiểu lầm, thì đó là do quan niệm của cô chứ không phải của họ.

Cô cũng hiểu được rằng các giáo viên đã đầu tư rất nhiều sức lực để giúp các em nhỏ, vì thế cô đã tập trung vào việc đó thay vì nhìn vào những thiếu sót của họ. Cô hy vọng rằng việc dạy kèm của cô sẽ thu hút tinh thần trách nhiệm của từng giáo viên. Khi họ nhận ra tầm quan trọng của chúng đối với những đứa trẻ này và giúp chúng phát triển nhân cách, họ sẽ tìm thấy giá trị và ý nghĩa lớn nhất của việc làm một giáo viên.

Giảng rõ chân tướng về Đại Pháp cho khách du lịch Trung Quốc

Tu luyện đã được 13 năm và làm công việc dạy học được 17 năm, cô Huệ Văn có được thể ngộ sâu sắc về lòng vị tha và từ bi của Sư phụ. Cô vội vã đến Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn sau khi tan làm để giúp giảng rõ chân tướng về Đại Pháp cho khách du lịch đến từ Trung Quốc.

2018-11-19-taiwan-story_02.jpg

Cô Huệ Văn tại hoạt động giảng chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp

Cô Huệ Văn dùng loa để nói chuyện với khác du lịch: “Chào quý khách! Chào mừng quý khách đã đến Đài Loan! Tôi hy vọng các bạn sẽ nhân cơ hội này để nhìn nhiều nghe nhiều hiểu rõ hơn. Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện tuyệt vời. Chúng tôi là những tình nguyện viên. Mục tiêu của chúng tôi không phải là cải biến tín ngưỡng của các bạn hay khiến các bạn chống lại Trung Quốc. Chúng tôi ở đây để nói lời công bằng, mong các bạn được bình an, hy vọng Trung Quốc ngày càng tốt hơn.“

Sau đó, cô nói với khách du lịch rằng cơ quan lập pháp Trung Quốc đã không ban hành bất kỳ luật nào nói rằng Pháp Luân Đại Pháp có tội. Ngay cả danh sách các tà giáo cũng không có tên Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên ĐCSTQ vẫn đàn áp môn tu luyện.

Cô hỏi: “Hôm nay họ có thể bức hại Pháp Luân Công, ai có thể đảm bảo được kế tiếp sẽ không đến lượt các bạn? Kỳ thực không ai có thể bảo đảm, chúng ta đều biết các quan chức cấp cao trong nước và người có tiền chỉ cần có cơ hội đều muốn đưa con cái ra nước ngoài, tại sao? Hy vọng các bạn hãy suy ngẫm về điều này, chúc các bạn bình an, cũng mong Trung Quốc ngày càng tốt hơn.”

Cô Huệ Văn cũng chân thành chia sẻ: “Cổ nhân đều giảng: ‘Tích thủy chi ân, đương dũng tuyền tương báo’ (ơn bằng giọt nước, cũng coi bằng suối tuôn mà đáp đền), tôi từ Đại Pháp mà nhận được nhiều lợi ích như vậy, đương nhiên lúc Pháp Luân Công bị bức hại bị nói xấu, nếu như không đứng ra nói lời công bằng, thì sao phù hợp với đạo lý làm người đây? Cũng như chúng tôi đối đãi với học sinh, không phải chỉ dạy con trẻ, mà tự mình làm gương từ đó ảnh hưởng những người xung quanh, để mọi người hình thành vòng tuần hoàn Thiện. Pháp Luân Đại Pháp là cội nguồn của hạnh phúc và hết thảy những điều tốt đẹp, điều tôi làm chính là để mọi người biết Pháp Luân Đại Pháp tốt, cũng là đưa điều tốt đẹp này truyền lại cho những người thiện lương!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/25/377413.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/5/173511.html

Đăng ngày 15-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share