Bài viết của các phóng viên Tôn Bách, Tô Dung và Thẩm Dung

[MINH HUỆ 26-11-2018] Hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2018 được tổ chức vào ngày Chủ Nhật, 25 tháng 11 tại Trung tâm thể thao Trường Đại học quốc gia Đài Loan. Hơn 7.000 học viên từ hơn 10 nước và khu vực đã tham dự Pháp hội, bao gồm Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Singapore, Malaysia và Mỹ.

2018-11-25-taiwan-fahui-report_01--ss.jpg

2018-11-25-taiwan-fahui-report_02--ss.jpg

Hơn 7.000 học viên đã tham dự Hội giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp Đài Loan năm 2018.

Sư phụ gửi lời chúc mừng

Ngài Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã gửi lời chúc mừng tới Hội giao lưu. Sư phụ viết:

“Lý thế gian của người đời sinh tồn và trạng thái người đời sinh tồn [đều] không phải là trạng thái chân thực của sinh mệnh vũ trụ. Cái Lý của thế gian con người không thành Đạo được, trạng thái con người sinh tồn cũng không phải trạng thái chân thực của sinh mệnh vũ trụ; đắc được Đại Pháp [mới] là mục đích căn bản làm người của chư vị. Không được bị [biểu hiện] loạn tượng rối ren nơi thế gian con người gây can nhiễu. Tu luyện như thuở đầu thì Đạo tất thành! Càng tới cuối càng tinh tấn!” (Gửi Hội giao lưu Đài Loan 2018)

20 học viên từ mọi tầng lớp xã hội đã đọc bài chia sẻ tại Pháp hội, trong đó có một bác sỹ, một giảng viên đại học, một sinh viên đại học, một nhà thiết kế nội thất, và một người nội trợ. Họ nói về việc họ đã chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống thường ngày và tận tâm cứu người như thế nào.

2018-11-25-taiwan-fahui-report_03--ss.jpg

2018-11-25-taiwan-fahui-report_04--ss.jpg

2018-11-25-taiwan-fahui-report_05--ss.jpg

2018-11-25-taiwan-fahui-report_06--ss.jpg

2018-11-25-taiwan-fahui-report_07--ss.jpg

2018-11-25-taiwan-fahui-report_08--ss.jpg

20 học viên đã chia sẻ câu chuyện tu luyện của bản thân trong Hội giao lưu.

Tình nguyện viên quảng bá cho Shen Yun

Chu Minh Huy, một bác sỹ đến từ Đài Nam, đã luôn thành đạt cả về chuyên môn lẫn học thuật. Nhưng khi mới ở tuổi 20, ông đã thấy cuộc đời mình ngày càng căng thẳng, và ông bắt đầu bị mất ngủ. Ông cũng có các vấn đề về thận. Ngay khi ông cảm thấy suy sụp vì những vấn đề này, ông đã gặp được Pháp Luân Đại Pháp tại một hội chợ của hội sinh viên trong ký túc. Ông hồi tưởng lại: “Tôi đã rất kinh ngạc, bởi vì đây là điều mà tôi đã luôn luôn tìm kiếm và mơ ước.”

Ngoài việc đề cao tâm tính với tư cách là một học viên, ông Chu cũng bắt đầu tham gia quảng bá cho Shen Yun trong những năm gần đây. Ông nói rằng Shen Yun đã mang những giá trị truyền thống tới với mọi người và giúp khôi phục tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Ông nói: “Tôi nhớ rằng khi tôi mới trở thành học viên, tôi không có nhiều thời gian dành cho bạn bè. Nhưng trong khi quảng bá Shen Yun, tôi nhận ra giao thiệp với những người trong xã hội chủ lưu là rất quan trọng. Những người này sẽ không hỏi bạn kiếm được bao nhiêu tiền. Họ đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài, kỹ năng xã hội và những chủ đề đàm đạo.”

Suy nghĩ như vậy, ông Chu đã chú ý tới hình ảnh của bản thân đồng thời trau dồi các kỹ năng kỹ thuật. Thú vị là ngay cả khi ông nghĩ rằng mình đã chuẩn bị kỹ lưỡng, ông sẽ luôn nhận được phản hồi nào đó về phương diện mà ông có thể làm tốt hơn. “Sau đó tôi nhận ra rằng điều này là một phần trong tu luyện của mình. Cần phải chuẩn bị tốt, nhưng chưa đủ. Bài trình bày không phải là lúc để tôi trình diễn hay hiển thị. Thay vào đó, đó là một cơ hội để tôi giới thiệu Shen Yun tới khán giả và cứu người.“

Cuộc gặp với một nhóm người Trung Quốc đặc biệt

Khâu Dục Đường, một nhà thiết kế nội thất, chia sẻ về việc anh đã chiểu theo tiêu chuẩn của một người tu luyện trong công việc hàng ngày như, đồng thời tìm cơ hội nói với mọi người câu chuyện chân thực về Pháp Luân Đại Pháp như thế nào. Anh chia sẻ rằng trong một dự án thiết kế và xây dựng một ngôi nhà, anh đã nói chuyện với hai công nhân đến từ Trung Quốc Đại lục về Pháp Luân Đại Pháp là gì và các học viên đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngược đãi ra sao. Một người công nhân đã mời anh tới nói chuyện thêm với các bạn của anh ấy, vốn là những người Trung Quốc Đại lục đến Đài Loan nhiều năm trước đây.

Khi Khâu tới đó, anh gặp hai người lạ đồng ý chỉ đường cho anh nhưng anh phải bịt hai mắt. Nhớ những lời giảng Pháp của Sư phụ, anh Khâu không cảm thấy sợ hãi và đã đồng ý.

Khi họ tới nơi, anh Khâu thấy một nhóm đông sống trong một chung cư. Nhiều người trong số họ đến từ tỉnh Phúc Kiến và một số người có các hình xăm. Người công nhân mà đã mời anh tới nói chuyện về Pháp Luân Đại Pháp và việc ngược đãi các học viên vì đức tin của họ được nhóm người đó gọi là ông chủ. Anh Khâu nói: “Tôi đã ở đó từ sáng đến tối nói chuyện với họ. Sau khi nghe những việc xấu mà ĐCSTQ đã làm, 108 người bọn họ đã đồng ý thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Tôi cũng đã rất cảm động. Mặc dù họ đến từ tầng lớp đặc biệt trong xã hội, họ đã có thể phân biệt được tốt xấu, và đưa ra quyết định đúng đắn cho tương lai của mình.”

Chăm sóc tốt các học viên trẻ

Tiêu Y Quân bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp khi cô còn là sinh viên đại học. Mặc dù vào thời điểm đó mức lương từ công việc bán thời gian của cô còn thấp, cô vẫn tiết kiệm được chút ít để mua vé tới Hồng Kông giúp người Trung Quốc thoát khỏi những tuyên truyền thù ghét của đảng cộng sản. Cô nói: “Ngay cả khi đó chỉ là một chút hy sinh và nỗ lực thêm đối với tôi, tôi nghĩ nó vẫn đáng giá bởi vì mọi người sẽ đến để biết chân tướng và có một tương lai tốt đẹp hơn.”

Sau khi kết hôn và sinh một bé gái, Tiêu thường nói với con gái của mình về ý nghĩa của tu luyện và phản bổn quy chân. Lớn lên trong tiếng nhạc Phổ độ và Tế thế của Pháp Luân Đại Pháp, con gái cô có thể thuộc một số bài thơ trong Hồng Ngâm khi được 15 tháng tuổi. Khi bé được 2 năm 3 tháng tuổi, bé đã có thể cùng mẹ luân phiên đọc thuộc Luận Ngữ.

Năm ngoái trong một cuộc diễu hành ở Hồng Kông, cô con gái còn học mầm non của cô Tiêu không chỉ đi bộ trọn quãng đường mà còn nói với mẹ rằng em muốn tham gia những sự kiện như vậy trong tương lai. Cô Tiêu cho biết việc chăm sóc cô con gái khiến cô mất đôi chút thời gian, nhưng bản thân nó chính là một phần trong tu luyện của cô, giúp cô đề cao tâm tính của mình.

Những khổ nạn trong gia đình

Anh Trương Tuấn Dân là một giảng viên đại học ở thành phố Đài Trung. Anh nhớ lại: “Khi lần đầu đọc cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi có thể cảm thấy Pháp Luân đang xoay, một trường năng lượng mạnh mẽ, và thỉnh thoảng tôi thậm chí có thể bay lên không trung. Do đó tôi rất quyết tâm.”

Tuy nhiên, bố mẹ và vợ anh luôn luôn phản đối việc tu luyện của anh, khiến anh Trương nhận ra rằng để trân quý cơ hội tu luyện, anh cũng cần làm tốt trong cuộc sống hàng ngày và đối xử tốt với người thân trong gia đình. Kết quả là, anh đã làm việc chăm chỉ và nhận được giải ba của Bộ giáo dục. Thêm vào đó, anh đã đạt được hai huy chương bạc tại các cuộc trao giải phát minh quốc tế, một tại Đài Bắc và một tại Seoul. Ấn tượng bởi những thành công này, những người thân trong gia đình anh trở nên ủng hộ và vợ anh cũng đã trở thành một học viên.

Trong khi làm công tác điều phối trong khu vực của mình, anh Trương nhận ra rằng khoảng một nửa các điểm luyện công tập thể trong vùng đang thu lại. Do vậy anh luân phiên đến mỗi điểm luyện công vào buổi sáng. Đôi khi anh phải dậy lúc 3.30 sáng. Anh mất khoảng 18 tháng để tái lập các điểm luyện công. Ngoài ra, anh đã phối hợp với những học viên này để tổ chức học Pháp nhóm.

Anh Trương thường tự nhắc bản thân phải tinh tấn, tu luyện như thuở ban đầu. Anh nói: “Cho dù tôi bận rộn tới thế nào, tôi phải xử lý việc nhà và việc cơ quan cho tốt, đồng thời luôn đặt Đại Pháp ở vị trí hàng đầu. Chỉ bằng cách này môi trường tu luyện của chúng ta mới trở nên ngày càng tốt hơn.”

Buông bỏ chấp trước vào mạng Internet

Cô Trương Khả Tâm là một sinh viên đại học và bắt đầu tu luyện cùng mẹ khi cô mới bốn tuổi. Cô chia sẻ: “Lúc đó, tôi theo mẹ đọc thuộc Hồng Ngâm, và khi học tiểu học, tôi đã có thể đọc thuộc Chuyển Pháp Luân. Ngay cả khi đang học cấp 2, mẹ tôi và tôi thường khích lệ nhau cùng luyện công.”

Vào kỳ nghỉ hè năm lớp 6, cô Trương bắt đầu giảng chân tướng cho người Trung Quốc qua internet, để họ không còn mù quáng làm theo những tuyên truyền phỉ báng của đảng cộng sản. Bị ảnh hưởng bởi những thanh thiếu niên khác, cô bắt đầu kết bạn trên mạng và say mê phim hoạt hình và các câu truyện hư cấu. Mặc dù cô nhận ra có nhiều những nhân tố tiêu cực đằng sau nội dung đó, và phóng túng đối với những thứ này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, nhưng cô vẫn khó mà cưỡng lại được cám dỗ.

Nhưng khi cô có suy nghĩ trong đầu phải rời xa nội dung trên mạng, cô Trương có thể cảm thấy Sư phụ đang chăm sóc cho cô và giúp tịnh hóa thân thể cho cô. Cô chia sẻ: “Tôi thấy cảm động và có lỗi, mặc dù tôi đã không làm tốt, Sư phụ đã không từ bỏ tôi.” Sau những nỗ lực không ngừng, giờ đây cô Trương đã dừng nghe nhạc người thường và vào các mạng xã hội. Cô nói: “Điều này giúp tôi bảo trì tâm thuần tịnh. Nếu không, nội dung trên mạng đó có thể dễ dàng can nhiễu việc học Pháp, luyện công và phát chính niệm của tôi.”

Cô Trương hy vọng rằng những học viên trẻ khác có thể rút được kinh nghiệm từ bài học của cô: “Bằng cách buông bỏ chấp trước vào điện thoại di động, các nội dung trực tuyến và mạng xã hội, chúng ta sẽ có thể làm ba việc tốt hơn và tinh tấn trong tu luyện.”

Trân quý cơ hội

Cô Hồ Hinh Vân đến từ Đài Nam nói rằng cô đã dành hầu hết toàn bộ hơn 10 năm qua để hưởng thụ cuộc sống thường ngày. Kết quả là, cô đã có tâm an dật và buông lơi trong tu luyện.

Cô Hồ nói: “Khi tham dự pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện tại New York năm 2016, tôi đã rất cảm động, cứ như thể là Sư phụ đã cho tôi một gậy bổng hát.” Sau pháp hội, cô yêu cầu bản thân phải quản lý thời gian tốt và học Pháp hàng ngày. Chấp trước của cô vào của cải vật chất cũng dần phai nhạt.

Tại điểm luyện công, cô Hồ đã nghe nói rằng một số học viên lớn tuổi đang chép tay từng dòng cuốn Chuyển Pháp Luân để ghi nhớ Pháp. Cô đã rất cảm động và sau một thời gian, cô cũng đã có thể bắt đầu ghi nhớ Chuyển Pháp Luân. Kể từ đó, cô đã có được những thể ngộ sâu sắc hơn về Pháp.

Một phương diện khác mà cô Hồ cần đề cao là luyện công buổi sáng. Cô đã từng hỏi hai học viên trẻ tại sao họ có thể kiên trì tham gia luyện công chung vào buổi sáng. Một người đã trả lời cô: “Đây là vì tu luyện là rất nghiêm túc”. Cô Hồ ngộ ra rằng nó chính là vấn đề của cô – nghĩa là, cô không sẵn sàng chịu khổ, và điều đó đã ngăn cản cô ra điểm luyện công. Nhận thức được điều đó, cô trở nên quyết tâm vượt qua nó và đã có thể luyện năm bài công pháp hàng ngày.

Hội giao lưu kết thúc lúc 4.30 chiều. Nhiều học viên nói rằng họ đã học được rất nhiều từ lời chúc mừng của Sư phụ gửi Hội giao lưu cũng như từ các bài chia sẻ của các học viên. Một học viên nói: “Giờ đây tôi có nhận thức thêm nữa về tính khẩn cấp trong tu luyện và cứu người. Tôi nghĩ mình sẽ hết sức tận dụng thời gian để làm tốt và hoàn thành thệ ước của bản thân.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/26/377680.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/28/173430.html

Đăng ngày 13-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share