Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-11-2018] Một phụ nữ ở thành phố Tuy Hóa ban đầu bị kết án hai năm rưỡi và thụ án treo sau khi bà vì không chịu bị tra tấn tàn bạo mà đã trái lương tâm khi nói sẽ từ bỏ đức tin của mình. Lúc bà rút lại tuyên bố của mình, án treo của bà đã bị chuyển thành án tù giam và bị phạt 20.000 nhân dân tệ.

Pháp Luân Công, hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ tháng 7 năm 1999.

Ngày 23 tháng 4 năm 2018, bà Lưu Tú Liên, 70 tuổi đã bị bắt sau khi cảnh sát xác định bà đã treo biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân-Thiện-Nhẫn hảo” quanh khu phố qua các video giám sát.

Sau khi Trại tạm giam Tuy Hòa từ chối tiếp nhận bà Lưu bởi bà bị huyết áp cao, 15 ngày sau bà Lưu được tại ngoại để điều trị y tế.

Trong tháng 7, hồ sơ vụ án của bà Lưu được gửi tới Viện kiểm sát Bắc Lâm ở thành phố Tuy Hóa, sau đó vụ án được chuyển tới Tòa án Bắc Lâm. Không lâu sau, vụ án được chuyển tới Viện kiểm sát Hải Luân và Tòa án Hải Luân.

Hải Luân là một thành phố cách Tuy Hóa khoảng 35km. Bà Lưu bị triệu tập đến Hải Luân ít nhất bảy lần để các viên chức tòa án và viện kiểm sát thẩm vấn.

Ngày 21 tháng 8, khi bà Lưu tới Tòa án Hải Luân, một người đàn ông thân hình vạm vỡ đã đến uy hiếp, hăm dọa, bộ dạng hung dữ ép bà ký tên vào một số biên bản của tòa án. Lý Đại Minh, thư ký tòa án đang xử lý vụ việc của bà Lưu đe dọa sẽ tống bà vào tù nếu bà không được bảo lãnh.

Ngày 10 tháng 9, bà Lưu bị đưa ra xét xử. Đây là lần thứ sáu bà Lưu bị yêu cầu tới Hải Luân.

Cả thư ký Lý và chủ tọa phiên tòa Bạch Trường Thuận đều hỏi liệu bà Lưu sẽ vẫn tu luyện Pháp Luân hay không. Họ hứa sẽ tuyên án nhẹ hơn nếu bà nói không luyện.

Bởi những thống khổ phải gánh chịu sau khi bị bắt giữ và dưới áp lực của tòa án, bà Lưu đã nói sẽ không luyện.

Ngay lập tức thẩm phán đã tuyên án bà 2,5 năm và thụ án treo.

Sau khi bà Lưu bước ra ngoài tòa án, bà đã rất hối hận vì tuyên bố của mình.

Bà Lưu đã quay lại và nói với thư ký Lý rằng bà sẽ vẫn luyện Pháp Luân Công. Sau đó, thư ký Lý đã giam bà Lưu trong một phòng nhỏ một thời gian trước khi để bà đi. Ngày 18 tháng 9, ông ta đã triệu tập bà Lưu tới tòa án. Sau khi tới tòa án bà Lưu đã bị còng tay.

Người đi cùng bà Lưu và chồng bà đến tòa án đã 80 tuổi, ông yêu cầu thả bà Lưu, thư ký Lý đã đe dọa sẽ bắt giữ ông nếu ông không rời đi.

Bà Lưu đã bị đưa đến trại tạm giam Tuy Lăng. Ngày hôm sau (ngày 19 tháng 9), gia đình bà Lưu đã tới thăm bà và giám đốc trại tạm giam đã yêu cầu họ cố gắng bảo lãnh bà tại ngoại vì huyết áp của bà đang rất cao.

Ngay lập tức, gia đình bà Lưu đã tới gặp Lý, nhưng ông ta đã từ chối để bà Lưu tại ngoại điều trị y tế theo yêu cầu gia đình, và nói: “Nếu bà ấy chết ở đây thì cũng không phải việc của tôi”. Sau đó, Tòa án Hải Luân đã ban hành bản án mới nói rằng bà Lưu đã bị kết án 2,5 năm tù giam và bị phạt 20.000 nhân dân tệ.

Ngày 16 tháng 10, bà Lưu bị chuyển đến Nhà tù nữ Hắc Long Giang. Sau đó 10 ngày, con gái của bà Lưu tới thăm bà, cô biết rằng bà Lưu vẫn bị huyết áp cao và chóng mặt. Mặc dù nhà tù đã theo dõi huyết áp của bà Lưu, nhưng chưa rõ liệu bà Lưu có được điều trị y tế hay không.

Những cá nhân chịu trách nhiệm chính:

Thôi Hữu Vi: Viên chức ở Tòa án Bắc Lâm ở thành phố Tuy Hòa, +86-18697088955

Trương Liên Sinh: Viên chức ở Viện kiểm sát Bắc Lâm, +86-17745516030

Bạch Trường Thuận: Thẩm phán chủ tọa của Tòa án Hải Luân, +86-455-5723162

Lý Đại Minh: Viên chức Tòa án Hải Luân phụ trách vụ án của bà Lưu, +86-455-5723162, 15646572952

Bài viết liên quan:

Hai phụ nữ Hắc Long Giang đối mặt với truy tố vì treo biểu ngữ Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/27/377720.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/8/173551.html

Đăng ngày 13-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share