Một chút thể ngộ của bản thân qua sự kiện một số đồng tu ở một vài địa khu bị bắt giữ

Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 19-10-2018] Gần đây tôi hay tin rằng hơn 40 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh bị cảnh sát bắt giữ phi pháp, và 17 học viên ở Trường Xuân bị bắt cóc trong cùng một ngày. Tôi cảm thấy rất buồn.

Tôi biết tình huống cụ thể của mỗi cá nhân là khác nhau, nhưng tôi liễu giải rằng, các tình huống đều có một số điểm chung, ví như vì bận rộn mà học Pháp không tốt, trong phối hợp giữa các học viên có gián cách, xem nhẹ vấn đề an toàn, v.v.

Làm thế nào để ổn định và làm tốt ba việc là rất trọng yếu và cấp bách. Vì vậy tôi thấy là bản thân tôi cần tĩnh tâm, chỉnh lý thể hội và tâm đắc của mình trong đoạn thời gian gần đây, hy vọng có thể khởi tác dụng nhắc nhở các đồng tu để cùng nhau đi tốt đoạn đường sau này, giảm thiểu tổn thất.

‘Học Pháp đắc Pháp’ và tu tốt bản thân

Chúng ta đều biết rằng học Pháp là vô cùng trọng yếu, nên mỗi ngày đều phải kiên trì học Pháp. Nhưng chúng ta cần tự hỏi bản thân rằng liệu chúng ta có thực sự đặt tâm khi học Pháp hay không. Chúng ta có thực sự kiên định tin vào Sư phụ, tin vào Pháp lý của Đại Pháp hay không? Chúng ta có dụng Pháp mà chỉ đạo tu luyện của bản thân hay không? Học Pháp không chỉ là để đề cao cảnh giới cá nhân, mà còn là dụng Pháp để chỉ đạo việc chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, học Pháp không phải là học tri thức.

Tôi nghe một số học viên nói rằng họ đọc sách “Chuyển Pháp Luân” hằng ngày, nhưng dường như bởi đã quá quen nội dung nên họ không ngộ được nội hàm gì mới nữa.

Trước kia tôi cũng từng trải qua trạng thái này, cũng không phải là hữu cầu muốn ngộ được tầng nội hàm sâu hơn, nhưng chính là cảm giác học Pháp mà không ngộ được Pháp lý nữa, học Pháp sa vào hình thức, cảm thấy học Pháp mà không có đắc Pháp (dù vẫn kiên trì học Pháp). Tôi biết bản thân đã một thời gian dài bị hãm trong một tầng thứ, và cần phải đề cao.

Sau này tôi trải qua một đại quan nạn, nó đã khiến tôi phóng hạ sinh tử. Trước quan nạn này, tôi đã trường kỳ buông lơi, khi đó quan nạn theo nhau kéo đến chất đống, đột nhiên bộc phát ra, quan này còn chưa qua, thì quan kế tiếp đã đến.

Dẫu sau thì tôi cũng luôn nhất mực coi trọng việc học Pháp, cũng trường kỳ thuộc Pháp, điều này đã giúp tôi gặp việc liền hướng nội tìm, tuy sau này tôi học thuộc Pháp ít đi, nhưng cũng đã tạo được cơ sở tu luyện vững chắc. Chung quy lại là vì tôi tín Sư tín Pháp mà vượt qua được những khổ nạn. Thiên mục của tôi không khai mở, nhưng tôi có thể cảm nhận được Sư phụ luôn ở bên tôi, chăm sóc tôi và khích lệ tôi tiến bước. Sau khi vượt quan, trạng thái tu luyện của tôi có đột phá to lớn.

Tôi biết rằng tu luyện cần phải chủ động đồng hóa với Pháp, mới có thể chứng thực Pháp được tốt, cứu độ chúng sinh, không phải cứ phải cứ sau khi bị ‘điện giật’ thì tinh thần mới khởi lên. Là một lạp tử của Pháp, duy chỉ có học Pháp cho nhiều, cho tốt, thì mới có thể khiến tâm thái của bản thân bảo trì tại Pháp, mới có uy lực của Pháp, làm gì cũng mới có uy đức.

Vì vậy, khi ma nạn đến, tôi bình tĩnh và cái gì cũng không nghĩ, mỗi ngày đều dành lượng lớn thời gian học các bài giảng của Sư phụ và nhẩm Pháp, để bản thân hòa tan trong Pháp. Không lâu sau, tôi cảm thấy bản thân mình hòa tan trong Pháp và thực sự minh bạch tôi là ai, minh bạch trách nhiệm và sứ mệnh của bản thân là gì, chính niệm xông thẳng lên không trung, không gì có thể ngăn cản. Tôi có thể cảm thấy trí huệ, ngộ tính, và năng lực tăng lên to lớn, khi đi làm ba việc mà các đệ tử phải làm tôi thấy có sức mạnh phi thường, mọi thứ diễn ra suôn sẻ và hiệu quả. Tôi càng thể hội sâu sắc được rằng Đại Pháp là vô cùng trân quý.

Mỗi ngày học thuộc Pháp tôi đều cảm thấy mình có thể hội mới. Tôi biết cách đối đãi với mọi sự việc, và có thể nhìn thấy rõ ràng chấp trước của mình. Sư phụ không ngừng điểm hóa cho tôi, chỉ đạo tôi bước đi như thế nào trên con đường tu luyện. Cũng là đọc một bộ Pháp này trong nhiều năm, nhưng không hiểu sao trước đây tôi không hề ngộ ra. Tôi hiểu rằng sự khác biệt chính là bởi thái độ và sự trân quý của tôi đối với việc học Pháp là không giống nhau. Trước kia tôi học Pháp không chuyên chú, nhưng sau này trạng thái học Pháp của tôi có đột phá, trong khi học Pháp tập thể, lúc đọc Pháp, tôi có thể đem tinh lực tập trung ở trong Pháp, tĩnh tâm thể hội những điều Sư phụ giảng là gì, và Ngài điểm hóa để tôi nhận ra chấp trước và loại bỏ. Tôi có thể cảm nhận được sự từ bi hồng đại của Sư phụ.

Tôi thấy có rất nhiều học viên cả ngày bận rộn công tác trong các hạng mục chứng thực Pháp và cứu người, họ ngủ rất ít, rất nhiều sự việc cần giải quyết, rất vất vả. Nhưng lúc này lại càng cần phải làm được việc ổn định tâm thái để học Pháp, bởi vì càng làm nhiều việc, và càng làm việc lớn, thì càng cần phải có tiêu chuẩn tâm tính cao và cơ sở tu luyện vững chắc, càng cần phải có uy lực của Đại Pháp.

Nếu chúng ta không thể đảm bảo việc tĩnh tâm học Pháp, thì hãy cảnh giác, nếu tư tưởng ly khai Pháp, liền bị cựu thế lực can nhiễu, và chúng ta có thể đi lệch đường mà Sư phụ an bài. Chúng ta có thể bị các chủng tâm chấp trước thao khống, can nhiễu và ma phiền nhiều không kể xiết, còn có thể bị tà ác bức hại.

Khi một học viên bị bức hại thì nó không chỉ liên lụy tới lượng lớn thời gian và sức lực của các học viên khác khi cố gắng giải cứu họ, mà còn có thể khiến đồng tu tham gia giải cứu họ bị bức hại, hình thành tuần hoàn ác tính. Chúng ta không thừa nhận bức hại, nhưng nếu tư tưởng ly khai Pháp, tu luyện không lên theo kịp, thì có thể bị cựu thế lực can nhiễu, bức hại, gây ảnh hưởng phụ diện tới người nhà và những người xung quanh. Thật nguy hiểm khi chỉ chú trọng làm hạng mục Đại Pháp mà bỏ ngỏ việc học Pháp! Nóng lòng muốn làm việc thì quả thực là cái được không bù nổi cái mất.

Còn luôn có những học viên nói rằng họ không có thời gian học Pháp, thậm chí còn vài ngày họ chưa học Pháp. Các đồng tu à! Chúng ta đều là đang chứng thực Pháp, không học Pháp thì làm sao chứng thực Pháp chứ? Đây chẳng phải là quá tự đại sao? Cảm thấy dựa vào năng lực của bản thân, trí huệ của bản thân có thể cứu người sao? Đây chẳng phải là chứng thực bản thân sao? Tuy rằng cái tâm cấp bách cứu người là tốt, nhưng làm sao có thể cứu người nếu chúng ta không học Pháp tốt chứ?

Chỉ có trong Pháp thì mới an toàn, mới có thể được Đại Pháp ban cho vô lượng trí huệ và từ bi, mới có thể cứu người một cách hiệu quả. Vô luận bận đến đâu, nhất định phải ổn trụ tâm, kịp thời học Pháp điều chỉnh trạng thái của bản thân.

Sư phụ giảng:

Tu tại tự kỷ, công tại sư phụ.“ (Chuyển Pháp Luân)

Khi Sư phụ và các chính Thần thấy chúng ta luôn nỗ lực để đề cao, các Ngài sẽ loại bỏi đi các ma nạn và khai mở trí huệ và năng lực của chúng ta để đẩy chúng ta tiến về phía trước.

Toàn bộ quá trình chứng thực Pháp đều là quá trình học Pháp, tu tâm, loại bỏ chấp trước.

Phóng hạ tự ngã, tiêu trừ gián cách

Làm việc cùng các học viên khác cho chúng ta cơ hội tu luyện bản thân, phóng hạ tự ngã, và tiêu trừ gián cách giữa chúng ta.

Thỉnh thoảng, khi chúng tôi phối hợp cùng nhau, thì có phát sinh mâu thuẫn. Khi chúng tôi có thể cởi mở và chân thành chia sẻ cùng nhau, thì chúng tôi có thể loại bỏ các chấp trước, nỗ lực cứu người của chúng tôi cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Khi chúng ta nghĩ chúng ta vượt trội hơn những người khác, mà phàn nàn người khác, và không sẵn lòng phối hợp, cảm thấy không hiểu hay không tin tưởng các học viên khác, thì sẽ tạo ra sơ hở.

Chúng ta nên chân thành cởi mở tâm mình và tiếp nhận người khác. Chúng ta cần hiểu, khích lệ, tích cực và tin tưởng.

Bất kể trên bề mặt các học viên có thể hiện ra cách cư xử như thế nào, thì ở không gian khác chúng ta đều là những bậc giác giả vĩ đại. Gián cách giữa chúng ta sẽ khiến cựu thế lực kia cao hứng, bởi nó sẽ cho họ cái cớ để bức hại chúng ta. Khi chúng ta thấy có vấn đề với học viên khác, chúng ta cần trước hết suy xét bản thân mình, sau đó từ bi chỉ ra, chia sẻ thể hội của chúng ta và đề cao.

Trong tu luyện không có gì là ngẫu nhiên. Mọi thứ tôi gặp phải đều là cơ hội để tôi đề cao. Bất kể điều gì xảy ra, dù là khiến tôi không thoải mái, tôi cũng đều phải suy xét lại bản thân một cách vô điều kiện và xem tôi cần phải làm gì. Sư phụ an bài cho các học viên khác đến giúp tôi, và theo đó, chúng tôi có thể cùng nhau đề cao.

Mỗi lần tôi vượt qua ma nạn, tôi cảm thấy bản thân mình trưởng thành hơn, và việc tu luyện của tôi đang tiến về phía trước. Sư phụ liên tục giảng cho chúng ta rằng hướng nội chính là Pháp bảo. Sự khác biệt giữa một người thường và một vị thần chính là cách suy nghĩ [hướng nội] này, vì “vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Chuyển Pháp Luân)

Mỗi lần làm một việc gì đó, chúng ta thường phải đối mặt với nhiều lựa chọn khác nhau, chúng ta càng có nhiều quan niệm người thường, thì chúng ta càng rời xa thần lộ. Nếu chúng ta có thể gạt bỏ tư duy và quan niệm người thường và chân chính coi bản thân là những đệ tử Đại Pháp, thì chúng ta sẽ không ngừng đi trên thần lộ. Quá trình ma luyện tâm tính chính là quá trình đề cao.

Làm việc với lý trí thanh tỉnh, chú ý an toàn

Có nhiều học viên thường nói: “Có Sư phụ ở đây thì không có gì phải sợ cả, ai dám động đến chúng ta chứ?”

Trước kia, tôi luôn cảm thấy không thoải mái khi thảo luận về vấn đề an toàn với các học viên bởi tôi sợ rằng họ có thể nói tôi có tâm sợ hãi và thiếu chính niệm.

Tôi cũng suy xét kỹ rằng: “Tôi thực sự là tâm sợ hãi không?” Tôi cảm thấy mình có thể buông bỏ sinh tử, cũng như được mất cá nhân ở nhân gian. Có lúc có tâm sợ hãi thì cũng vẫn đi làm việc mà bản thân cần làm, làm việc thì là dùng chính niệm mà đối đãi hết thảy.

Sư phụ nhiều lần giảng về vấn đề an toàn, và tôi cảm thấy rằng chú ý an toàn cũng là một Pháp lý mà chúng ta phải đặt tâm vào. Chú ý tu khẩu và thận trọng khi sử dụng điện thoại và máy tính là vô cùng cần thiết.

Chúng ta biết rằng nhiều học viên bị đặc vụ theo dõi, nên chúng ta không thể phớt lờ vấn đề an toàn. Mặc dù một số việc có thể không nhìn thấy trên bề mặt, còn ở các không gian khác có thể là đang diễn ra đại chiến chính-tà. Chúng ta phải chủ động thanh trừ tai họa ngầm về vấn đề an toàn này, điều có thể mang tới bức hại hoặc can nhiễu, không thể kiếm cớ tránh né.

Tôi chũng thể hội rằng chúng ta phải đem bản thân đặt ở trong Pháp, chứ không phải là đứng ở ngoài mà xem vào Pháp. Là các lạp tử của Đại Pháp, chúng ta làm gì cũng phải là vì Pháp, nên chúng ta phải tận lực mà làm. Chúng ta không cần được ai biết và ghi nhận, và phải nhớ không được đi sang cực đoan. Khi chúng ta làm gì thì cũng cần lý trí và suy xét, làm một cách trí huệ, để thế nhân có thể lý giải và tiếp thụ, không thể thích làm gì là làm nấy. Nếu điều chúng ta nói và làm bị thế nhân hiểu lầm, thì nó sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến người khác và chúng ta sẽ tạo nên chướng ngại và rào cản cho cứu độ chúng sinh, vậy thì rất nghiêm trọng.

Sư phụ giảng:

“Bất kể việc gì đều không được sang cực đoan; thực hiện một cách có lý trí và thanh tỉnh; đó là uy đức của đệ tử Đại Pháp. Ai có thể ở trong tu luyện với hình thức tại xã hội người thường mà bảo trì trạng thái ổn định, đó thật sự là thực hiện được tốt nhất trong hình thức tu luyện này.” (Giảng Pháp tại Pháp hội thủ đô Mỹ quốc [2006])

Bởi tôi chú trọng việc học Pháp và phối hợp với các học viên khác trong hai năm qua, nên cảm thấy bản thân có đột phá lớn trong tu luyện. Tôi cảm thấy rằng tôi có thể làm ba việc tốt hơn. Tôi thể hội sâu sắc được Sư phụ luôn bảo hộ tôi và an bài mỗi bước đi trên con đường tu luyện của tôi.

Trên đây là chút thể ngộ của bản thân, tầng thứ hữu hạn, khó tránh khỏi có gì đó không đúng, xin đồng tu từ bi góp ý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/19/375987.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/5/173138.html

Đăng ngày 09-12-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share