Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Đức

[MINH HUỆ 5-11-2018] Một tấm áp phích lớn về hình ảnh các học viên Pháp Luân Công đang thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại tại Quảng trường Thiên An Môn là một trong 25 tấm bảng lớn được trưng bày tại thành phố Nuremberg, Đức, để kỷ niệm 25 năm công trình kiến trúc ngoài trời mang tên Con đường Nhân quyền.

Bảng thông tin của Pháp Luân Công với tiêu đề “Trong 19 năm, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc không có nhân quyền” được trưng bày từ ngày 22 tháng 10 đến ngày 2 tháng 11 năm 2018.

Bảng trưng bày này nổi bật với một bức ảnh lớn về một số học viên Pháp Luân Công đang giương các tấm biểu ngữ có các chữ Chân – Thiện – Nhẫn khi họ thỉnh nguyện tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Một cảnh sát Trung Quốc đã giằng những tấm biểu ngữ này khỏi các học viên và vò nát chúng trong tay. Trong bức ảnh còn có vài chục người Trung Quốc đang quan sát cảnh tượng đó.

8e626dabfbdbc0b2230d930ef7e80664.jpg

Tấm áp phích của Pháp Luân Công tại thành phố Nuremberg, Đức

Một trong ba bức ảnh nhỏ ở phía dưới của bảng trưng bày là cảnh hai cảnh sát mặc thường phục đang ghì một học viên xuống đất. Một cảnh sát khác đang đạp chân lên mặt của người học viên đó, trước sự chứng kiến của nhiều người.

Bức ảnh nhỏ thứ hai là thể hiện hai cảnh sát đang bắt giữ một nữ học viên Pháp Luân Công và còng tay cô ra sau lưng. Trong đó, một cảnh sát bịt miệng cô lại.

Bức ảnh nhỏ thứ ba là hình ảnh một người mẹ đang ôm con gái bằng một cánh tay và một bức ảnh khác về gia đình ba người trước đây của họ. Cha của cháu bé đã bị tra tấn đến chết ở Trung Quốc chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Giữa bức ảnh lớn và các bức ảnh nhỏ là một câu bằng tiếng Đức: “Pháp Luân Công bị bức hại vì chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.”

Ở giữa những bức ảnh nhỏ là một đoạn giới thiệu ngắn về cuộc bức hại Pháp Luân Công: “Hàng triệu người đã bị bắt cóc, bị giam giữ, bị tra tấn và bị bức thực chỉ vì đức tin của họ. Họ còn bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng một cách tàn bạo để cung cấp cho các ca cấy ghép. Những người này đã bị giết hại trong quá trình lấy tạng. Hàng chục ngàn gia đình đã bị chia cắt và bị bức hại kể từ năm 1999.“

Ở góc dưới bên phải của ấm áp phích là hình một bông hoa sen tượng trưng cho sự thuần chính và hòa ái.

Mỗi bảng trưng bày theo chủ đề nhân quyền rộng khoảng 11,5 feet (3,5 mét) và cao khoảng 6,5 feet (2 mét) là một nội dung trong một loạt hoạt động mà chính quyền thành phố Nuremberg đã tổ chức để kỷ niệm 25 năm ngày Con đường Nhân quyền. Hình ảnh của các tấm áp phích sẽ được lưu trữ và chính quyền thành phố cũng đang thực hiện các video để quảng bá thông tin về các hoạt động này thông qua các kênh khác nhau.

Thành phố Nuremberg, nằm ở vùng Bavaria miền Trung nước Đức, đang từng bước nỗ lực để trở thành thủ đô nhân quyền của Đức sau những gian nan của thời Đức Quốc xã sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Công trình Con đường Nhân quyền dài 100 mét là một phần trong nỗ lực đó và được khánh thành ngay cạnh Bảo tàng Quốc gia Đức ở trung tâm thành phố Nuremberg vào ngày 24 tháng 10 năm 1993.

cd333371627caf53c9131f1979985da5.jpg

Con đường Nhân quyền ở thành phố Nuremberg, Đức

Lối vào Con đường Nhân quyền được thiết kế với cấu trúc bê tông trắng với một cổng vòm lớn ở giữa và hai lối vào hình chữ nhật nhỏ ở hai bên. Bên trong có 27 cột bê tông cao 8 mét chạy dọc theo một bên của phố đi bộ. Trên những chiếc cột này khắc các bài báo trích từ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp quốc bằng các thứ tiếng khác nhau.

Tháng 12 năm nay đánh dấu kỷ niệm 70 năm Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/11/5/376724.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/8/173173.html

Đăng ngày 11-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share