Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 30-10-2018] Pháp hội chia sẻ thể ngộ tu luyện và học Pháp nhóm tại miền Bắc Đài Loan đã diễn ra vào cuối tuần trước ở Đài Bắc. Hơn 1.500 học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tham dự Pháp hội diễn ra hàng năm này.

Suy nghĩ tích cực mang lại kết quả tích cực

Bà Tăng Mãn đến từ Đài Bắc, năm 2009, bà bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà đã nói về việc suy nghĩ tích cực có thể mang lại kết quả tích cực như thế nào. Bà thường đi làm xa. Khi về nhà muộn, bà vẫn phải giúp con trai dỡ hàng từ xe tải. Mặc dù bà làm việc rất vất vả nhưng con trai bà không giúp đỡ gì.

Bà Tăng nói: “Nếu không phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp thì tôi đã phàn nàn về con trai mình. Nhưng vì chiểu theo những điều mà Pháp Luân Đại Pháp đã chỉ dạy, tôi biết rằng tôi cần phải nghĩ cho người khác trước và nhìn nhận vấn đề từ góc độ của họ.”

Sau khi bà thay đổi cách nghĩ và tha thứ cho con trai, cậu ấy cũng thay đổi và giúp đỡ bà. Bà Tăng nói: “Khi ta suy nghĩ tích cực và có thiện ý thì người nhà sẽ cảm nhận được tâm thiện và sự từ bi của chúng ta.”

Bà Tăng cùng thường xuyên tới các điểm du lịch và thu thập chữ ký cho đơn thỉnh nguyện nhằm lên án cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Bà để ý rằng mỗi khi bà tới các điểm du lịch, một số ít người đầu tiên mà bà nói chuyện thường từ chối ký tên vào đơn thỉnh nguyện, nhưng cuối cùng họ lại xếp hàng chờ ký.

Bà nói: “Thu thập chữ ký là một cơ hội tu luyện, chúng ta không lên chấp trước vào kết quả. Mục đích của chúng ta là để mọi người biết về chân tướng. Thật ra, tôi thấy nhiều người đã nói chuyện với những học viên khác trước khi họ ký tên vào đơn thỉnh nguyện này của tôi. Vì vậy, những gì mỗi chúng ta đang làm là đang mở đường cho các học viên khác. Sự đóng góp của mỗi học viên thật sự quan trọng.”

Tầm quan trọng của việc học Pháp

Bà Trần Bích Ly đến từ Đài Bắc cho biết, bà cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi học Pháp và đặt việc học Pháp là việc ưu tiên hàng đầu. “Chính niệm của chúng ta đến từ Pháp”, Bà nói. “Khi tôi quyết tâm, tôi luôn luôn thu xếp được thời gian để học Pháp.”

Bà cho biết thêm rằng: “Khi học Pháp tốt, tôi có thể chiểu theo Pháp để đo lường những suy nghĩ và hành động của mình, và tôi có thể dễ dàng tìm ra những chấp trước của mình. Tôi luôn viết ra những chấp trước mà tôi phát hiện được, và luôn nhắc nhở bản thân phải tinh tấn.”

“Khi tôi học Pháp tốt, bằng cách đối xử với người khác, họ có thể thấy rằng Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời. Mọi người sẽ thấy tôi khác trước, tốt bụng hơn. Chồng tôi đã nhận thấy ở tôi những chuyển biến cả về thể chất lẫn tinh thần. Ông ấy rất ngạc nhiên khi tôi có thể tập luyện các bài công Pháp bất kể thời tiết có lạnh giá thế nào, bởi vì tôi bị hen suyễn trước khi bước vào tu luyện.”

Khổ nạn là hảo sự

Ông Trương Thanh Ba bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Ông cho biết sau học các Pháp lý, ông hiểu rằng khổ nạn có thể là những điều đáng quý.

Ông Trương trích dẫn lời của sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp):

“Chịu khổ chịu nạn là cơ hội rất tốt để tiêu trừ nghiệp lực, tiêu trừ tội lỗi, tịnh hoá nhân thể, đề cao cảnh giới tư tưởng, và thăng hoa tầng thứ; đó là việc rất tốt; Pháp lý chân chính là như vậy”. (“Càng về cuối càng tinh tấn” Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Ông Trương giải thích rằng một số sự việc mà ông đã trải qua gần đây đã giúp ông hiểu sâu sắc hơn Pháp lý này.

Tháng một năm ngoái, ông Trương không đi đại tiện được trong 20 ngày. Ông đã tới nhiều bệnh viện và đã thử dùng nhiều loại thuốc nhưng không có tác dụng. Cuối cùng, toàn thân ông tê bại, đau đớn, đi lại rất khó khăn. Thăm khám bệnh thế nào cũng không tìm ra vấn đề gì, nhưng các bác sỹ không thể tìm ra nguyên nhân.

Ông Trương nói: “Tôi đã đọc cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chỉ đạo tu luyện chính của Pháp Luân Đại Pháp) được hơn 1.000 lần rồi, nhưng tôi không thực sự hiểu được ý nghĩa sâu xa trong những Pháp lý đó.”

“Khi nằm trong bệnh viện, tôi cảm thấy đau đớn, tê liệt và không đi lại được. Tôi đau đến nỗi không ngủ được. Chỉ có nhẩm Pháp và luyện các bài công Pháp, tôi mới bình tâm trở lại”, ông nói.

Ông Trương nói: “Tôi chỉ bình tĩnh lại và hạnh phúc khi tôi nhẩm Pháp. Sau khi bắt đầu học thuộc Pháp, tôi dần dần nhận ra rằng mặc dù tôi đã học Pháp được 20 năm, nhưng tôi mới chỉ hiểu được tầng ý nghĩa bề mặt mà chưa khắc sâu trong tâm tôi.

“Trải qua khổ nạn này, tôi bắt đầu tập trung và chân chính toàn tâm học Pháp. Cuối cùng, tôi đã có thể đạt được trạng thái nhập tĩnh khi thiền định. Trước đây, tôi chỉ tĩnh lại được tầm năm phút, rồi tâm trí tôi lại bị nhiễu loạn. Bây giờ, tôi đã thật sự đạt được sự thanh thản.”

Ông Trương Thanh Ba trích dẫn lời Sư phụ Lý đã dạy trong cuốn Chuyển Pháp Luân:

“Mỗi một tầng đều có tiêu chuẩn khác nhau; muốn đề cao tầng, chư vị nhất định phải vứt bỏ những tư tưởng không tốt và đổ đi những thứ dơ bẩn, [và] đồng hoá với yêu cầu tiêu chuẩn của tầng ấy; có như vậy chư vị mới có thể lên đó.”

Ông Trương nói: “Giờ đây, tôi đã thật sự hiểu được tại sao tôi lại bị ốm. Nguyên nhân căn bản là vì tôi đã không tu luyện tốt. Tôi có những chấp trước do khổ nạn này gây ra. Chỉ khi tôi loại bỏ được chấp trước của mình thì tôi mới có thể tinh tấn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/30/376429.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/11/1/173089.html

Đăng ngày 09-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share