Bài viết của các học viên Pháp Luân Công tại Vùng Vịnh, San Francisco

[MINH HUỆ 23-10-2018] Bộ phim tài liệu “Thư từ Mã Tam Gia” đã được chọn trình chiếu tại Liên hoan Phim của Liên Hợp Quốc năm nay. Liên hoan phim năm nay được tổ chức ở San Francisco từ ngày 18 đến ngày 28 tháng 10 với chủ đề nhân quyền, môi trường và người tị nạn.

Thư từ Mã Tam Gia là một trong 60 bộ phim được chọn trình chiếu tại liên hoan phim. Bộ phim được trình chiếu tại Trung tâm Cộng đồng Mitchell, Palo Alto vào ngày 21 tháng 10 năm 2018.

Bộ phim thuật lại vụ bức hại ông Tôn Nghị, một học viên Pháp Luân Công, tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Bộ phim tài liệu này đã tác động sâu sắc tới khán giả. Khi ông Tôn Nghị nhìn vào ống kính máy quay ở cuối bộ phim và nói: “Tôi muốn nói với toàn thế giới – rằng hàng triệu người vẫn đang bị bức hại ở Trung Quốc, nhưng công lý cuối cùng sẽ chiến thắng”, khán giả tham dự đã gật đầu đồng ý.

06e1d62ffc29ffc1341f1a6a12153a18.jpg

7ba5275249f91a441ef8c101b897e79d.jpg

Bộ phim Thư từ Mã Tam Gia được trình chiếu tại Trung tâm Cộng đồng ở Palo Alto, ngày 21 tháng 10 năm 2018. Sau đó là phần Hỏi-đáp với đạo diễn Leon Li dành cho khán giả.

29426b4735dae1f203fad977f1350b93.jpg

Khán giả đứng lên tán thưởng bộ phim

Trong bộ phim này, cô Julie Keith, một phụ nữ ở Oregon, tìm thấy một bức thư được giấu trong đồ trang trí Haloween mà cô mua ở một cửa hàng giảm giá. Bức thư này được viết bằng tiếng Anh và tiếng Trung, kể rằng tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, đang bị tra tấn và bị cưỡng bức lao động làm các sản phẩm xuất khẩu. Tác giả của bức thư đã thỉnh cầu người nhận nêu vấn đề này với các tổ chức nhân quyền. Cô Keith nhận ra tính cấp bách của vấn đề và đã công bố bức thư. Các hãng truyền thông lớn như CNN, Fox News, New York Times và các hãng truyền thông lớn khác đều đưa tin về sự việc này – sự việc này nhanh chóng nhận được sự chú ý của toàn thế giới. Một hôm, khi sử dựng phần phần mềm vượt tường lửa của chính quyền Trung Quốc, ông Tôn Nghị biết rằng bức thư mà ông mạo hiểm tính mạng để viết đã khởi tác dụng, đó là phơi bày cuộc tra tấn tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công. Ông Tôn, sau đó, đã trốn thoát sang Indonesia để tránh bị bức hại thêm nữa, còn cô Keith đã bay từ Mỹ sang Indonesia để gặp ông.

Bà Dawn Kwan, một khán giả, thấy rằng cuộc gặp gỡ của hai nhân vật chính là cảnh xúc động nhất của bộ phim. Bà nói: “Ông Tôn Nghị không rơi nước mắt khi kể lại cuộc tra tấn mà ông đã trải qua trong tù. Thế mà, ông lại khóc khi từ biệt Julie. Chính quyền Cộng sản Trung Quốc gọi các học viên Pháp Luân Công là những kẻ lạnh lùng, độc ác. Nhưng ông Tôn Nghị trông thật nhã nhặn, như người trí thức vậy. Ông ấy có vẻ là người có học. Ông ấy đã trải qua nhiều đau khổ, nhưng vô cùng mạnh mẽ.”

Bà Mercedes Roman cho biết cuối cùng, bà cũng đã hiểu tại sao hàng hóa “Made in China” bày bán ở các cửa hàng bán lẻ lại rẻ đến vậy. Bà nói: “Đó là bởi vì rất nhiều tù nhân bị cưỡng bức lao động trong nhiều giờ đồng hồ. Chúng ta nên xem lại các chính sách Thương mại của chúng ta đối với Trung Quốc.”

Ông David, một ủy viên hội đồng quản trị của một tổ chức phi chính phủ ở San Francisco, đã xem bộ phim sau khi đọc thông tin về bộ phim trong các tài liệu quảng cáo liên hoan phim. Ông nói ông cho rằng nhiều người hơn nữa cần phải xem bộ phim này. Mặc dù ông biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bức hại người có tín ngưỡng, nhưng trước đây, ông chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công. Ông nói hiện giờ ông đã nhận thức được mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

Bà Châu Tiểu Anh đến từ Trung Quốc lưu ý rằng “Người dân Trung Quốc có suy nghĩ tiêu cực về Pháp Luân Công là do tuyên truyền của chính phủ nước này. Tôi hy vọng trong tương lai, người dân Trung Quốc sẽ có được cơ hội nhận định đâu là đúng, đâu là sai mà không phải chịu sự tác động từ bên ngoài.”

09992bdaff9f90a944cf38480f3b6db5.jpg

Đạo diễn Leon Li trả lời các câu hỏi của khán giả sau khi buổi chiếu phim Thư từ Mã Tam Gia

Một khán giả người Trung Quốc cho biết, bà rất xúc động sau khi xem bộ phim tài liệu này. Bà đã hỏi đạo diễn của bộ phim, ông Leon Li, rằng bà có thể giúp đỡ như thế nào. Ông Li trả lời, ông hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa xem bộ phim này. Ông giải thích rằng ông Tôn Nghị đã viết 20 bức thư cầu xin sự giúp đỡ nhưng chỉ có cô Julie là công bố bức thư mà cô tìm thấy.

Ông Li nói thêm: “Khi Julie phát hiện ra bức thư, cô ấy có thể ném nó vào thùng rác như 19 người kia. Tuy nhiên, cô ấy lại quyết định công khai nó, nhờ đó mà câu chuyện của ông Tôn Nghị mới thu hút được sự quan tâm trên toàn thế giới. Ông Tôn đã mạo hiểm mạng sống của mình để kể câu chuyện ấy. Nhờ bức thư này mà Trung Quốc đã phải bãi bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức kéo dài hàng thập kỷ qua.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/23/376150.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/29/173039.html

Đăng ngày 03-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share