Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 23-03-2018] Buổi sáng tôi chuẩn bị ăn sáng, tay cầm bát cơm bị trượt, cái bát rơi xuống nền nhà vỡ. Lúc đó trong đầu tôi thoáng xuất hiện tín tức này, đại ý là việc này là điềm báo có việc chẳng lành có thể xảy ra.

Lúc đó chồng tôi từ trong nhà bước ra, nói rằng muốn lái xe đi có việc cần làm, rồi lại liên tưởng đến buổi tối con tôi cũng trở về. Vì mặt đường ở đây toàn bộ phủ băng, rất trơn, gây nhiều phiền phức cho lái xe, trong tư tưởng tôi có chút lo lắng, nhưng lập tức ý thức được niệm đầu này không đúng, vội vàng phủ định nó, không thừa nhận nó. Sau đó tôi tĩnh tâm lại hướng nội tìm. Bao nhiêu năm nay việc tôi làm hỏng đồ là cực kỳ hiếm, hôm nay tại sao lại xảy ra việc này? Mấy hôm trước khi tôi đánh vỡ bát, con tôi cũng bất cẩn đánh vỡ một cái bát, khi đó tôi cũng chẳng nghĩ gì nhiều, cũng chẳng có ngộ gì. Đến hôm nay đánh vỡ bát, trong đầu lại xuất hiện niệm đầu bất hảo này, mới khiến tôi cảnh giác. Tôi ngộ rằng, đây là những niệm đầu đã hình thành trong quá khứ của tôi. Cái gọi là dự cảm này, bất kể nguồn gốc nguyên lai nó đến từ đâu đều không phù hợp với Đại Pháp. Do đó tôi không cần.

Tôi lại nghĩ đến cái bát này là là mẹ chồng (cũng là đồng tu) mua dịp Tết, bà dường như năm nào ăn Tết cũng phải mua bát, bất kể là trong nhà có nhu cầu hay không. Tôi đã từng hỏi mẹ chồng, tại sao ăn Tết mỗi năm đều phải mua bát. Bà nói là “thiêm nhân tiến khẩu”, có nghĩa là thêm nhân khẩu, ngụ ý nhà sẽ có thêm em bé. Buổi tối ngày Tết Nguyên tiêu mỗi năm, bà đều đem tất cả các đèn trong nhà ra thắp, và trước mỗi cái bếp đều thắp một ngọn nến, mà lại không dâng nén hương nào cho Sư phụ (Trong nhà chúng tôi có thờ Pháp tượng Sư phụ). Tôi hỏi bà tại sao lại làm thế này, bà nói rằng bà cũng không biết, chỉ là mấy chục năm nay đều làm như thế này, vẫn luôn làm như thế. Trong tháng Giêng, mỗi khi đến ngày có mang số 7 như “mùng 7”, “17”, “27” thì bà đều nấu mì. Ngày mùng 2 tháng 2 Âm lịch, ắt phải ăn bánh chẻo, v.v.. Tôi cảm thấy những việc này không thỏa đáng, nhưng cũng không nói gì.

Hôm nay xảy ra chuyện này, tôi đột nhiên ngộ được đây đều là những quan niệm hình thành trong đời sống của người thường trong quá khứ, hoặc là một hình thức biểu đạt kính Trời tín Thần xưa kia, cũng có lẽ là một mong muốn cuộc sống tốt đẹp. Mà hôm nay tu luyện Chính Pháp, tất cả những điều này đều là những quan niệm chấp trước cần phải trừ bỏ. Nói nghiêm trọng hơn một chút là, điều này có liên quan đến vấn đề “bất nhị Pháp môn” không, vì có một số cách làm có thể có nguồn gốc từ tiểu Pháp, tiểu Đạo. Đồng thời tôi cũng suy nghĩ tại sao sau khi chúng ta tu luyện vẫn còn xuất hiện vấn đề và tình huống giống hoặc tương tự như trước khi tu luyện? Vừa đúng là để chúng ta trừ bỏ những quan niệm đã hình thành về phương diện này hay sự tình này, quy chính hết thảy cách nghĩ, niệm đầu cho đến hành vi không phù hợp với Đại Pháp. Sư phụ giảng:

“[Tôi] nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Chuyển Pháp Luân)

Khi cách làm của mình được người khác chỉ ra là không thỏa đáng, mà bản thân mình lại không nguyện ý vứt bỏ, không dám thay đổi, thậm chí còn không muốn buông bỏ, đây có phải là chấp trước đã quá mạnh mẽ không? Lúc này cần phải bình tĩnh nhìn chính mình, cái tâm nào đã thúc đẩy mình nhất quyết phải làm như thế?

Kỳ thực mẹ chồng tôi đã tu luyện Đại Pháp 20 năm rồi, rất kiên định đối với Đại Pháp, bình thường cũng rất chịu khổ. Vì gia đình chúng tôi là “Tứ đại đồng đường”, trong hoàn cảnh gia đình trên có người già, dưới có trẻ nhỏ thì phó xuất cũng nhiều. Nhưng nhiều năm nay trạng thái tu luyện của bà vẫn luôn luôn không được tốt lắm, học Pháp, cầm sách lên là buồn ngủ, thường xuyên để rơi sách xuống nền nhà. Phát chính niệm mà tay không bị đổ thì rất ít khi, luyện công cũng ngủ, thậm chí khi mọi người cùng giao lưu cũng ngủ. Những lúc đó chỉ cần hỏi bà một câu người thường thì lập tức tỉnh táo phấn chấn. Rõ ràng là không để bà đắc Pháp. Nhóm đồng tu chúng tôi khi hướng nội tìm nguyên nhân cũng phát chính niệm giúp bà, nhưng hiệu quả rất thấp. Thời gian kéo dài, mọi người đều rơi vào trạng thái bất lực không biết làm thế nào.

Bây giờ nghĩ đến điều này, có lẽ cũng là một nguyên nhân trong đó. Kỳ thực vấn đề bất nhị pháp môn rất nghiêm trọng. Người tu luyện như thế này khẳng định là không tín Sư tín Pháp 100%, cũng chính là đặt chân trên hai chiếc thuyền, có thể cuối cùng chẳng đắc được gì. Trong “Chuyển Pháp Luân”, Sư phụ đã giảng rõ vấn đề này, chúng ta đều phải nghiêm túc đối đãi trong tu luyện hàng ngày, không thể coi là đương nhiên tôi không có vấn đề này, tôi không có vấn đề kia. Cần phải biết rằng chúng ta đều sống trong người thường, đều sẽ hình thành các quan niệm.

Bất nhị pháp môn có biểu hiện nhiều phương diện, ví dụ năm ngoái có một lần tôi gặp đồng tu, lúc vô ý tôi đã nói những câu như người có thân hình như thế nào thì có phúc khí, nhưng cô ấy không có thân hình giống như tôi nói, nói một lúc tôi cảm thấy không ổn. Ở đây không chỉ thể hiện ra tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm sắc dục, tâm so đo, còn có tâm truy cầu cái gọi là cuộc sống hạnh phúc của người thường, nó cũng liên quan đến bất nhị pháp môn.

Sau khi nhận thức ra, tôi về nhà, đi tàu hỏa là có quan đến cho tôi vượt quan. Đi tàu hỏa tôi chỉ đi hành trình 15 phút, tôi vừa ngồi xuống liền thấy đối diện có một người đàn ông khoảng 60 tuổi nắm tay một phụ nữ đối diện cũng chạc tuổi ông ta và nói: “Xem tay bà này, xanh quá, không có sắc thái khí huyết.” Sau đó ông nói với tôi: “Cô gái, cô xem tay bà ấy có phải là không có sắc thái khí huyết không?” (Vì bà ấy ngồi sát tôi). Lúc đó tôi minh bạch đây là khảo nghiệm tôi, thế là tôi cười và nói: “Cháu không biết xem đâu.” Lập tức ông ta không nói gì thêm nữa.

Còn có một nữ đồng tu, đến nay cũng đã tu luyện được 20 năm rồi. Cô ấy tín Sư tín Pháp, nhưng luôn luôn rất khó khăn khi vượt quan. Có một lần tôi đến nhà cô, thấy phía trên cửa có dán một bức hình Thần Tài rất lớn, mà mọi người đều phải đi qua lại dưới tượng Thần Tài đó. Khi đó tôi đã chỉ ra cho cô như thế này không thỏa đáng. Thấy rằng nó liên quan đến vấn đề bất nhị pháp môn. Cô ấy lúc đó cũng đồng ý dỡ xuống, nhưng lại không hướng nội sâu. Sau này trạng thái của cô ấy luôn luôn không được tốt, biểu hiện tâm tranh đấu rất lớn, thậm chí biết rõ mà vẫn không khống chế nổi. Sau này chồng cô ấy hễ uống rượu là bị khống chế đánh cô ấy, chửi cô ấy. Vì trước đây chồng cô ấy ủng hộ Đại Pháp, ở nhà còn lắp truyền hình Tân Đường Nhân. Nhưng hiện nay chồng cô ấy lại giống như bị phụ thể bức hại cô ấy. Phụ thể đó thậm chí còn khống chế chồng cô ấy nói: “Xem ta xử lý ngươi như thế nào.” Ý tứ là sẽ nhập vào đồng tu. Cô ấy lúc đó không ngộ được dùng cái thiện của người tu luyện xử lý, trái lại lại dùng tâm tranh đấu tranh cãi với phụ thể đó.

Thời gian không lâu sau đó, đồng tu đó về bề mặt là tố cáo Giang Trạch Dân nên bị bắt trái pháp luật 15 ngày. Sau khi trở về, chồng cô ấy càng trở nên bạo ngược hơn, gây nhiều nạn cho với cô ấy, người thân trong nhà đều phản đối cô. Cô ấy xưa nay vốn hiếu thuận với mẹ chồng, nhưng lần này mẹ chồng cũng mắng chửi cô. Cả ngày cô chìm trong thống khổ, chân cũng đau đớn vô cùng, không thể luyện công, học Pháp cũng không nhập tâm. Chỉ có thể không ngừng cầu xin Sư phụ.

Một hôm tôi đột nhiên muốn đến thăm cô ấy, bèn cùng một đồng tu đến nhà cô. Lúc đó cô không ở nhà, chúng tôi đợi ngoài cổng. Nhàn rỗi không việc gì nên nhìn cái này nhìn cái kia. Đột nhiên đồng tu đi cùng tôi nói: “Bạn xem trên cổng này có cái gì vậy?”

Tôi đến gần xem, có vẻ như là cái “bùa” gì đó, dùng tôn bọc, hai bên trái phải đều có chữ, hai chúng tôi lúc đó đều cảm thấy có vấn đề. Một lát đồng tu trở về, hai chúng tôi hỏi cô ấy ở trên cổng kia là cái gì. Cô ấy nói: “Không có gì đâu, đó chỉ là “trấn trạch” nhiều năm trước người ta xem cho thôi, cũng chẳng có tác dụng gì, cũng chẳng gây trở ngại gì cho tôi. Hai chúng tôi nghe liền biết cô ấy không coi việc này là việc nghiêm túc, bèn giao lưu với cô về vấn đề bất nhị pháp môn. Sau đó cô ấy cũng đồng ý bỏ nó xuống. Vì lúc đó cô ấy vẫn chưa ý thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, do đó lo lắng sau khi chúng tôi về cô ấy lại bị can nhiễu mà quên thanh trừ. Thế là tôi đi ra bên ngoài giật cái đó xuống, nó dùng đinh đóng, bên trong có một tờ giấy vàng dùng nilon bọc, trên đó có chữ. Tôi không xem liền trực tiếp đưa cho cô ấy để đốt đi. Tấm tôn có chữ cũng bị tôi vứt đi. Đồng tu nói cô ấy luôn cho rằng đó là “trấn trạch”, thế thì để nó “trấn trạch”, cũng không có gì là không tốt. Nhưng hiện nay cô ấy đã nhận thức được rồi, cô dùng cái đó để bảo hộ bình an cho cô, vậy Pháp thân của Sư phụ sao còn quản cô nữa? Cô rốt cuộc tin ai? Trong “Chuyển Pháp Luân” Sư phụ giảng:

“Điều bản thân chư vị muốn, Pháp Luân cũng không quản, mà Pháp thân của tôi cũng không quản, đảm bảo là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)

Đó chẳng phải nguy hiểm sao? Từ đó trở đi, chân của đồng tu cũng không đau nữa, học Pháp cũng học nhập tâm, hoàn cảnh trong nhà lại khôi phục bình thường rồi, cô ấy hiện nay ngoài học “Chuyển Pháp Luân” ra, mỗi tuần đều học hai quyển “Giảng Pháp ở các nơi”, đề cao rất nhanh.

Sư phụ từ bi, chỉ cần đệ tử có tâm kiên định tín Sư tín Pháp, cho dù đệ tử làm sai rồi, thậm chí điểm hóa thế nào cũng không minh bạch, vẫn không bỏ đệ tử, dùng các phương thức để thức tỉnh đệ tử, cứu độ đệ tử, thực tâm cảm tạ Sư phụ từ bi bảo hộ.

Bài viết chỉ là một chút ngộ nông cạn về Pháp lý bất nhị pháp môn mà tôi gần đây tiếp xúc và trải qua, hy vọng có thể làm tham khảo cho các đồng tu. Còn có những chỗ thiếu sót và không ở trong Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ giúp.

Tạ ơn Sư phụ! Cảm ơn các đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/21/362998.html

Đăng ngày 01-11-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share