Bài viết của học viên Pháp Luân Công ở Hàn Quốc

[MINH HUỆ 14-10-2018] Ngày 13 tháng 10 vừa qua, một cuộc diễu hành qua trung tâm thành phố Seoul đã thu hút sự chú ý của người dân địa phương và khách du lịch. Cuộc diễu hành đã thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Công, còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, phơi bày các hình thức tra tấn và các vi phạm nhân quyền khác trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi chấm dứt những tội ác này.

Các học viên Pháp Luân Công đến từ hơn 10 quốc gia và khu vực ở Châu Á đã tham dự sự kiện này. Diễu hành là một trong chuỗi sự kiện diễn ra nhân dịp Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Tu luyện Châu Á 2018 (Pháp hội Châu Á).

Pháp Luân Công được Đại sư Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992. Trước khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ở Trung Quốc có khoảng 70 đến 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Khi cuộc bức hại ở Trung Quốc Đại lục gia tăng, Pháp Luân Công ngày càng trở nên phổ biến tại các quốc gia còn lại ở châu Á, sau năm 1999.

1957bbdd75ec9e3e65cecedb631f6f2e.jpg

4fbac5ad9010f9ffc705b912d73dcfee.jpg

Các học viên Pháp Luân Công đến từ hơn 10 quốc gia và khu vực ở châu Á luyện công tập thể tại Baekbeom Plaza ở Seoul, Hàn Quốc, vào hôm 13 tháng 10

49682dacf3dff76e62613d2ef7028bdd.jpg

36824139f909644a8c78b1ff19059848.jpg

dcf7d899bfe5aa534c0a24af77493a35.jpg

973cadc9f00401fb0697883d62faf9f0.jpg

22f2c0cfd6f20da4e0b9972f2796d133.jpg

Cuộc diễu hành hôm 13 tháng 10 thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Công

3d02e549cf76fe5b33f63feeca916b10.jpg

050be925fc6a469ca31ea5bb48592160.jpg

4d895205ee1196f4ea501701efba9b4f.jpg

a4834463c1ef187ad53869f08f86661a.jpg

2ae4b49d163a2de6761bf7adc789c2db.jpg

c77299459edbf3f171c986b1c9e9cb23.jpg

e163531239b1bf15085fb890bf0115d1.jpg

a2f52571d7c632bd63f33fa6f9f51b6c.jpg

63cd7d1554275e55f12291bd822d34e9.jpg

ed8c084e4dd62359095a6fed7d844abf.jpg

ef3135558df8649a3174741d5d97d250.jpg

00045a66ac38b768d5dca5cde2f3550d.jpg

Các học viên Pháp Luân Công rước các biểu ngữ với các thông điệp như “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời”, “Pháp Luân Công đã phổ truyền đến hơn 100 quốc gia trên thế giới”, “Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản”. Các biểu ngữ thể hiện nhiều quốc gia và khu vực khác nhau ở Châu Á, bao gồm Hồng Kông, Indonesia, Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.

Nhận xét của du khách Đại lục và người dân địa phương

“Trước đây, tôi chưa từng xem một cuộc diễu hành Pháp Luân Công nào cả. Tuy nhiên, khi tôi vượt tường lửa Internet, tôi đã biết về nó. Tôi cũng biết một chút về cuộc bức hại”, một du khách Đại lục đến từ miền Bắc Trung Quốc cho hay. “Nguyện vọng của họ là chính đáng và hợp pháp. Cuộc đàn áp chính trị đối với đức tin của họ mới là phi pháp. Tôi khá cảm thông với Pháp Luân Công, và ngạc nhiên khi thấy rất nhiều học viên trong cuộc diễu hành này!”

Một phụ nữ đứng cạnh anh nói: “Tôi không nghĩ Pháp Luân Công có động lực lớn như vậy. Tôi thực sự kinh ngạc!”

Người dân địa phương cũng bày tỏ sự ủng hộ của họ. “Hôm nay tôi cảm thấy hơi buồn, nhưng tâm trạng của tôi đã trở nên tốt hơn sau khi xem cuộc diễu hành, như thể tôi đã lấy lại sức mạnh của mình”, Hong Minshu chia sẻ. “Tôi biết Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc. Nhưng tôi không biết rằng rất nhiều người [ở nơi khác] tu luyện Pháp Luân Công. Thật tuyệt vời!“

“Đảng Cộng sản Trung Quốc quá hủ bại. Tôi biết rằng mục đích của cuộc diễu hành này là thay đổi tình trạng thiếu tự do ở Trung Quốc”, một doanh nhân Hàn Quốc bình luận. Ông cũng khuyến khích những người diễu hành: “Tiếp tục cố gắng nhé!”

Một người làm việc gần đó có tên Piao Qingnan nhận xét: “Trung Quốc và Bắc Triều Tiên là các quốc gia cộng sản duy nhất còn lại trên trái đất này. Một pháp môn tốt như vậy lại bị cấm ở Trung Quốc. Nếu Đảng Cộng sản Trung Quốc không tồn tại ở quốc gia này, môn tập tốt như thế sẽ đem lại lợi ích cho nhiều người hơn nữa.”

Các học viên Pháp Luân Công đến từ mọi giai tầng trong xã hội

Các học viên Pháp Luân Công tham gia diễu hành đến từ mọi giai tầng trong xã hội. Trong số đó có vận động viên bơi đoạt huy chương Olympic nổi tiếng, cô Huang Xiaomin, hiện đang cư trú tại Hàn Quốc. Cô chia sẻ rằng tu luyện Pháp Luân Công đã giúp cô thoát khỏi tất cả các căn bệnh kinh niên và những căn bệnh mà cô phải gánh chịu do nhiều năm rèn luyện. “Sư phụ Lý Hồng Chí đã ban cho tôi một cuộc đời thứ hai”, cô nói. “Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc cũng là phần còn lại của chúng tôi ở Châu Á. Họ vẫn đang bị bức hại và không thể tham gia Pháp hội. Tôi hy vọng rằng cuộc đàn áp này sẽ sớm chấm dứt.”

ac94873644d3f4e0935e762159606fc7.jpg

Cô Huang Xiaomin, vận động viên bơi nổi tiếng đoạt huy chương Olympic

Lin Lanying, công dân Trung Quốc có quốc tịch Hàn Quốc, đã học Pháp Luân Công vào năm 2001 từ người dì là học viên Pháp Luân Công. Lòng tốt và niềm tin kiên định của người dì đã khiến cô xúc động.

Cô bước vào tu luyện trong năm cuối đại học và kiên định khi phải đối mặt với áp lực bị phạt và trục xuất. Các giáo sư của cô đã giúp cô ở lại trường và học thêm sáu năm rưỡi nữa sau đại học. Rồi cô nhập cư vào Hàn Quốc.

Cô chia sẻ: “Tu luyện Pháp Luân Công giúp tôi tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và con đường trở về nhà.”

61448ad9cb5b8e884f4b440734d063bd.jpg

Cô Lin Lanying, một công dân Trung Quốc có quốc tịch Hàn Quốc

574a782e529b5dd31c65ebe3df3cdb2a.jpg

Anh Zhou Yaming, doanh nhân đến từ Malaysia, gặp được Pháp Luân Công trong một chuyến đi đến Vương quốc Anh vào năm 2006. Khi trở về Malaysia, anh nhận được một lời khuyên về Pháp Luân Công và bước vào tu luyện. Anh cho biết anh rất trân quý cơ hội được tham dự hoạt động quy mô lớn này ở Hàn Quốc.

0beaefb1761c7147f119d65702d8d545.jpg

Anh Huang Yiren (thứ hai bên trái) và gia đình trong trang phục truyền thống của Indonesia tham gia diễu hành. Lần đầu tiên anh chú ý đến Pháp Luân Công khi anh xem bản tin về 36 người phương Tây kháng nghị cuộc đàn áp tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vào năm 2001. Anh bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công ngay sau khi đọc thêm về nó. Vợ anh và ba người con cũng cùng anh tu luyện pháp môn này.

Đoàn nhạc Tian Guo, dẫn đầu cuộc diễu hành, khởi hành từ Baekbeom Plaza và đi qua nhiều địa danh nổi tiếng ở Seoul, bao gồm Namdaemun (Cổng lớn phía Nam), Tòa Thị chính, và Gwanghwamun, cổng chính và lớn nhất của Cung điện Gyeongbokgung.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/10/14/375783.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/10/15/172857.html

Đăng ngày 18-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share