Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Úc

[MINH HUỆ 22-8-2018] Sau khi nhập cư vào Úc, trong năm đầu, tôi làm việc toàn thời gian cho một công ty. Công việc vất vả tám tiếng mỗi ngày và không dễ khiến ông chủ hài lòng. Sau khi tan sở, tôi phải đi chợ và nấu nướng. Đôi khi, vào những ngày thường trong tuần, tôi không có thời gian học Pháp, luyện công và giảng chân tướng Đại Pháp. Tôi chỉ tham gia được các hoạt động Đại Pháp vào cuối tuần. Tôi lo lắng khi bị mắc kẹt vào việc mưu sinh ở nước ngoài.

Dần dần tôi trở nên hài lòng với cuộc sống và buông lơi tu luyện. Hàng ngày mọi thứ cứ diễn ra tuần tự và đôi lúc tôi thấy chán chường. Tôi đã không tinh tấn.

Tôi đã không trân quý thời gian như lời Sư phụ dạy:

“Thời khắc một nháy mắt ấy, quý giá nghìn vàng, quý giá vô cùng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago [2005])

Đôi lúc tôi dùng thời gian quý báu để xem phim, xem Cúp Bóng đá Thế giới (World Cup) trên mạng và bỏ lỡ các cơ hội nâng cao kỹ năng công việc của mình.

Sư phụ giảng:

“Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Chuyển Pháp Luân)

Có lẽ, tôi cần liên tục đề cao tâm tính và kỹ năng của mình.

Không tinh tấn học Pháp

Tâm tôi phàn nàn khi thấy thiếu sót của các học viên làm việc trong hạng mục truyền thông và những khiếm khuyết của cơ cấu bộ máy truyền thông. Mặc dù không dùng những ngôn từ hay hành vi không thích đáng để thể hiện ra việc mình không hài lòng, nhưng tôi tự phàn nàn rất nhiều. Bây giờ tôi nhận ra rằng phàn nàn không có nhiều tác dụng, ngược lại còn hình thành gián cách trong các học viên và tạo ra vật chất đen trong các không gian khác.

Sư phụ giảng:

“Ví như chư vị nói, [khi có] mâu thuẫn giữa người với người: ‘anh tốt đấy, nó không tốt, anh tu luyện được tốt đấy, còn nó tu luyện không có tốt’, bản thân những thứ ấy chính là mâu thuẫn. Chúng ta chỉ nói bình thường thôi: ‘tôi nên làm việc này hay việc nọ, hiện nay việc này nên thực hiện như thế này hay như thế kia’, nhưng cũng có thể vô ý làm tổn thương ai đó. Bởi vì mâu thuẫn giữa người với người rất là phức tạp; có thể vô ý tạo nghiệp.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi chấp trước vào những chấp trước của các học viên khác. Khi thấy một số học viên không nghĩ cho người khác, tôi tự hỏi tại sao họ lại cư xử như vậy, mặc dù họ học Pháp hàng ngày. Khi thấy một số học viên nóng giận, tôi suy nghĩ tại sao họ không thay đổi, mặc dù họ học Pháp hàng ngày. Đôi khi tôi cảm thấy thích tiếp xúc với người thường có tu dưỡng hơn là tiếp xúc với các học viên. Tôi không ở trong Pháp, trở nên buông thả bản thân và buông lơi học Pháp.

Theo thời gian, tôi đã quen với việc học Pháp rất ít mỗi ngày. Trạng thái tu luyện của tôi ngày càng kém, nhưng tôi không nhận thức được. Tôi vẫn nghĩ rằng mình đang tu luyện tốt và tốt hơn một số học viên mà đang học Pháp hàng ngày. Tôi ở trong trạng thái này một thời gian dài, cho đến một ngày tôi minh bạch ra thế nào là tu luyện chân chính.

Sư phụ giảng:

“Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi không nên nhìn vào thiếu sót của các học viên khác và lấy tiêu của Pháp đo lường họ hay hình thành định kiến về họ. Họ đang bộc lộ ra mặt xấu chưa được tu bỏ, trong khi mặt tốt đã tu xong là không biểu hiện ra, vì vậy tôi không thể thấy được. Khi tôi thấy thiếu sót của họ, có phải Sư phụ cho tôi thấy để tôi nhận ra thiếu sót tương tự ở chính mình không?

Tăng cường học Pháp

Sư phụ giảng:

“Tôi nói rằng Sư phụ đã đưa mọi thứ ép nhập vào trong bộ Đại Pháp này rồi” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007)

Gần đây, tôi bắt đầu học một bài giảng trong Chuyển Pháp Luân mỗi ngày. Tôi cảm thấy như chính mình đang nghe Sư phụ giảng Pháp trong thính đường, và Pháp thân của Sư phụ đang điều chỉnh thân thể cho tôi trong khi Ngài đang giảng. Bộ phận thân thể nào của tôi được nhắc đến trong nội dung bài giảng tôi đang đọc sẽ được điều chỉnh.

Khi Sư phụ giảng về các chấp trước, như hiển thị, hoan hỷ và tật đố, Ngài sẽ loại bỏ vật chất màu đen tạo thành những chấp trước đó. Khi Ngài giảng về quán đỉnh và Thiên mục, Ngài quán đỉnh, khai mở thiên mục và cài cơ chế tu luyện cho chúng ta.

Ở các tầng khác nhau, Sư phụ làm cho chúng ta những việc khác nhau và triển hiện cho chúng ta Pháp lý ở các tầng thứ khác nhau. Chúng ta có nghiêm túc học Chuyển Pháp Luân hay không là một yếu tố quyết định chúng ta có thể viên mãn hay không. Đó là lý do vì sao Sư phụ nhắc nhở chúng ta nhiều lần về tầm quan trọng của việc học Pháp và nhắc nhở chúng ta duy trì việc học Pháp bất kể bận như thế nào.

Tu luyện không tinh tấn, tà ác sẽ can nhiễu

Nếu tôi không toàn tâm học Pháp thì tâm tranh đấu, tâm hiển thị, truy cầu danh lợi, tâm sắc dục và dục vọng sẽ hủy hoại thân thể tôi.

Sư phụ giảng:

“Người ta [khi] bản thân không có chính niệm, [thì] hết thảy những thứ bất hảo tại vũ trụ này, trong tam giới này đều lưu chuyển thông suốt vào trong thân thể người ta; thậm chí dừng ở trong [thân] đó mà người ta cũng không nhận ra được. Con người là bị thao túng như thế; chính là trong tình huống bị những lạp tử ấy câu thông {liên thông} mà thao túng con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Florida ở Mỹ quốc [2001], Giảng Pháp tại các nơi II)

Tôi phải lái xe trong nhiều giờ khi đi phân phát báo. Liệu tất cả những suy nghĩ trong đầu tôi thời gian đó có phải đều là của tôi không? Khi tôi không [muốn] nghe thu âm giảng Pháp, tôi minh bạch rằng đó không phải tư tưởng của tôi. Vậy thì ai phát ra chúng? Là từ phó nguyên thần, quan niệm, nghiệp tư tưởng hay từ sinh mệnh ở không gian khác? Tu từng ý niệm đối với một học viên là trọng yếu biết bao. Nếu tôi không giữ vững chính niệm, quan niệm và nghiệp tư tưởng sẽ chiếm cứ đầu não tôi. Nếu tôi xuôi theo những tư tưởng bất chính mà tà ác rót vào đầu não tôi, vậy chẳng phải tôi đang bị tà niệm thao túng sao?

Nếu chúng ta ít chú tâm đến việc tu chính mình, thì khó tránh khỏi sa vào làm việc. Như vậy sẽ rất dễ bỏ bê việc luyện công và học Pháp. Tâm bất thuần rồi tà ác sẽ can nhiễu. Tất cả can nhiễu xuất hiện đều là vì buông lơi học Pháp và luyện công. Tôi đã chểnh mảng trong tu luyện như thế.

Sư phụ giảng:

“Ai đã hoàn toàn ở trong Pháp thì không ai động đến được” (Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco năm 2005)

Tôi biết mình phải tu từng ý từng niệm nhưng tôi đã không thực tu. Các học viên khác đã chân chính thực tu trước tôi rất lâu rồi. Còn tôi tụt xa lại phía sau.

Nhiều học viên dành tất cả thời gian và đặt hết nỗ lực để tu tốt bản thân. Họ không lãng phí thời gian vào những thứ giải trí của người thường hay các hoạt động khác của con người. Tôi phải tăng tốc và bắt kịp họ. Tôi hy vọng các học viên khác sẽ có bài học giáo huấn qua trải nghiệm của tôi, chú tâm học Pháp và tu bản thân để tránh đi đường vòng trong tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/22/372772.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/29/172645.html

Đăng ngày 17-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share