Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-8-2018] Tôi hiện 75 tuổi và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1996. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi từng mắc rất nhiều chứng bệnh bao gồm huyết áp thấp, nhiễm nấm ở cả hai chân và chóng mặt. Không bệnh viện nào mà tôi đến để nhận tư vấn có thể giúp tôi thoát khỏi bệnh tật của mình khiến tôi sống không bằng chết. Tuy nhiên, sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã khoẻ mạnh trở lại.

Bỏ những thói quen xấu

Sau khi bước vào con đường tu luyện, tôi lầm tưởng rằng miễn là tôi học Pháp mỗi ngày từ một đến hai bài trong Chuyển Pháp Luân, kiên trì luyện công, phát chính niệm, thường xuyên giảng chân tướng trực diện, phát tài liệu giảng chân tướng, và gọi điện thoại giảng chân tướng, thì tôi sẽ là một người tu luyện tinh tấn.

Sư phụ đã giảng:

“Là chư vị mà nói, các đệ tử Đại Pháp, càng đến cuối càng nên bước đi cho tốt con đường của mình, tận dụng thời gian tu bản thân cho tốt. Làm một lô các việc xong rồi, quay đầu lại nhìn một cái, [chư vị có thể thấy] đều là dùng nhân tâm mà làm. Con người làm việc con người, mà lại không dùng chính niệm, không có uy đức của đệ tử Đại Pháp ở trong đó. Nói cách khác, trong con mắt của chư Thần, đó đều là những việc hồ lộng cho qua mà thôi, chứ không là uy đức, cũng không là tu luyện, đành rằng là đã làm rồi. Chư vị nói xem đó chẳng phải làm mà phí công sao?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại Pháp hội vùng Metro Area ở Washington DC năm 2011)

Sau khi học Pháp, tôi ngộ được rằng làm các việc không có tương đương với đang tu luyện. Nếu tôi không thay đổi bản tính ích kỷ, xem mình là trung tâm, buông bỏ những tư tưởng người thường và các chấp trước, thì tôi không thực sự là người đang tu luyện.

Tôi từng là người cầu toàn và thường ghé vào một vài cửa hàng để so sánh chất lượng và giá cả trước khi chọn mua một món hàng. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã có thể ước thúc bản thân bằng cách tuân theo các tiêu chuẩn của Đại Pháp và thay đổi hành vi của mình, nhưng những thói quen đã hình thành trong vài thập kỷ rất khó để buông bỏ.

Tôi vẫn mặc cả với người bán hàng. Tuy nhiên, tôi cảm thấy hối tiếc vì đã không thể buông bỏ được chấp trước này, vì sau khi mặc cả xong tôi không thể nói ra được chân tướng Đại Pháp. Tôi lo lắng rằng hành vi của mình sẽ làm tổn hại thanh danh của Đại Pháp.

Có những lúc tôi có thể kiềm chế được bản thân, giảng chân tướng về Đại Pháp và nhờ họ chia sẻ điều tôi đã nói với người nhà của họ. Tôi dặn dò người bán hàng hãy ghi nhớ rằng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân–Thiện–Nhẫn hảo” trước khi ra về và giải thích lý do tại sao họ cần phải thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Những người bán rau đồng ý rằng các học viên Đại Pháp là những người tốt

Những học viên trong nhóm học Pháp của tôi đã trao đổi suy nghĩ của họ về việc mặc cả khi đi mua hàng. Một học viên trẻ nói rằng khi đi mua rau hoặc hoa quả, họ sẽ không hỏi giá, và chỉ nhận thứ người bán đưa cho họ. Sau đó họ sẽ bỏ đi những phần bị hư nát sau khi về nhà và không ôm hận.

Tuy nhiên, học viên này cho rằng mặc cả khi mua quần áo không sao cả, vì nhiều người có đạo đức thấp, họ đã đẩy giá cao lên gấp hai hoặc ba lần so với giá gốc. Nếu chúng ta không mặc cả, thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang khuyến khích các chủ hàng tham lam.

Sư phụ giảng:

“Những quan niệm và những thứ bất hảo được dưỡng thành khi người ta ở trong cuộc sống hiện thực là rất khó có thể lập tức làm cho kiền tịnh; những thứ có tính thói quen cần phải bỏ thói quen đó đi.” (Giảng Pháp tại hội nghị Đại Kỷ Nguyên năm 2009)

Sau khi đọc Pháp của Sư phụ, tôi sẽ nhớ buông bỏ thói quen xấu mặc cả và lựa chọn đồ.

Khi tôi gặp một người đang bán bắp cải bên lề đường, tôi bảo anh lấy cho tôi một cái bắp cải nhỏ. Anh cầm lên một cái và bắt đầu lột những chiếc lá bên ngoài bỏ đi. Tôi bảo anh không cần làm vậy, vì làm thế sẽ thiệt cho anh. Anh nói: “Tôi đã bán rau cả chục năm qua và đây là lần đầu tiên tôi gặp được một người tốt như bà.”

Tôi bảo anh rằng tôi là một học viên Đại Pháp và Sư phụ của chúng tôi dạy rằng khi làm việc gì thì cần nghĩ cho người khác trước. Nghe được điều đó, người bán hàng đã nói lớn: “Giang Trạch Dân thật sự xấu xa khi đã bức hại những người tốt như vậy.” Anh nói với tôi rằng anh đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ từ lâu rồi. Hai người bán rau khác cũng nói: “Những người tu Pháp Luân Đại Pháp thực sự là những người tốt.”

Buông bỏ chấp trước ngại phiền phức, chân chính nghĩ cho người khác

Sư phụ giảng:

“Nói ngắn gọn, chư vị ngại phiền phức, chư vị chính là muốn thanh nhàn, nói một cách khác, chư vị chính là không nguyện ý hoàn thành những gì chư vị nên làm, thế thì không được đâu, thế thì rất nguy hiểm.” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp)

Sau khi đọc một đoạn Pháp khác của Sư phụ, tôi nhận ra rằng sợ bị phiền phức không phải là một vấn đề nhỏ của một người tu luyện. Sư phụ dùng từ “nguy hiểm” để cảnh báo các học viên chúng ta về tầm quan trọng của việc buông bỏ chấp trước này.

Tôi hướng nội và thấy mình có chấp trước sợ bị phiền phức và muốn được an nhàn.

Nhóm của chúng tôi sử dụng điện thoại di động nhằm thực hiện các cuộc gọi tự động để giảng chân tướng về Đại Pháp. Tuy nhiên, tôi không sẵn lòng học các kỹ năng kỹ thuật và lấy lý do là vì tôi đã trên 70 tuổi, đã quá già để học và ngay cả có học thì cũng sẽ không thể nhớ được. Tôi dựa vào một học viên khác tên là Tịnh, bà sẽ coi sóc điện thoại của tôi và cho tôi mượn cái khác cho đến khi cái của tôi được sửa xong. Tôi sợ mình bị phiền toái nhưng tại sao tôi lại không sợ làm phiền người khác?

Bà Tịnh cũng đã hơn 60 tuổi và phải chăm sóc cho một người lớn tuổi bị liệt tại nhà, làm các việc nhà và đón cháu trai ở trường. Tại sao tôi không thể nghĩ đến nhu cầu của người khác? Tôi phát hiện thấy tâm ích kỷ sợ mình bị phiền phức và muốn chọn con đường nhẹ nhàng. Tôi đã quyết định học điều mình cần phải biết và không làm phiền người khác nữa.

Một học viên khác cần tôi giúp đỡ nhưng lại quên mang theo điện thoại. Bà nói rằng bà sẽ quay lại vào lần khác và tôi nói rằng không sao cả. Sau khi bà về rồi, tôi nhận ra rằng mình nên đề nghị cùng qua nhà của bà ấy. Tôi đã quyết định đến nhà của bà ấy bất cứ khi nào bà cần tôi giúp.

Tối hôm đó, trong lúc đang mơ mơ màng màng, tôi cảm thấy có hai bàn tay xoắn lấy và chỉnh lại xương hông của mình. Sáng hôm sau khi thức dậy và nhìn vào gương, tôi thấy lưng của mình đã thẳng và không còn đau nữa. Tôi đã nhận được lợi ích nhờ buông bỏ chấp trước.

Sư phụ giảng:

“Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi.” (Chuyển Pháp Luân)

Tấm gương phản chiếu từ các đồng tu

Một học viên gần 80 tuổi thắc mắc về sự khác biệt giữa giá của mấy tấm thẻ cào điện thoại. Tôi giải thích rằng giá cả có sự khác biệt là tuỳ vào số lượng thẻ mua. Việc này làm tôi khó chịu vì nó chỉ chênh nhau có 1 nhân dân tệ. Sau khi nghĩ kỹ hơn, tôi nhận ra rằng cách nhìn đó là không đúng vì học viên đó không có keo kiệt khi đề cập đến tiền cần cho điểm sản xuất tài liệu.

Tôi nghĩ rằng trên con đường tu luyện của mình, bà ấy đã làm tốt hơn tôi. Sao tôi có thể bỏ qua hết tất cả những đóng góp của bà chỉ vì một vấn đề nhỏ như vậy. Sau đó tôi ngộ được rằng Sư phụ đang dùng tình huống này để giúp tôi nhìn ra chấp trước xem thường người khác của mình. Tôi không biết cách nhìn vào những đóng góp tính cực của học viên khác và tôi thiếu khoan dung. Tôi cũng không tử tế khi nói chuyện với người khác. Tất cả những điều này đã phơi bày những thói quen xấu hình thành trong văn hóa Đảng của tôi. Tôi quyết định buông bỏ những chấp trước của mình, khoan dung và thấu hiểu các học viên khác hơn.

Lại nói việc học viên đó vì 1 nhân dân tệ phải suy nghĩ, chẳng phải đó cũng giống như tấm gương phản chiếu để tôi thấy rằng mình vẫn còn chấp trước vào lợi ích qua việc mặc cả khi mua hàng sao? Tôi vẫn thích mặc cả và chọn lựa khi đi mua hàng. Tôi cần phải buông bỏ chấp trước đó.

Sư phụ giảng:

“Cần phải tu ở trong tâm chư vị, phải đặt công phu vào trong tâm chư vị, tìm ra nhược điểm, khuyết điểm của bản thân chư vị, nhổ tận gốc rễ của nó ra. Tâm tính của chư vị không đạt được tiêu chuẩn thì vĩnh viễn không thể viên mãn. Vậy thì tại sao không đặt công phu vào cái tâm chứ? Tại sao không đặt công phu vào chỗ bản thân mình đây?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore)

Con xin cảm tạ Sư phụ, vì đã cho con nhìn thấy những điểm yếu và sai sót của mình, để con có thể buông bỏ những chấp trước này và chính lại bản thân dựa trên Pháp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/15/371735.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/28/172629.html

Đăng ngày 11-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share