Bài viết của một học viên Đông Âu

[MINH HUỆ 14-09–2018] Khoảng sáu năm về trước, tôi may mắn đắc được Đại Pháp và ngay từ lúc bắt đầu tu luyện, tôi đã nhiều cơ hội cảm nhận sự từ bi của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tu luyện của tôi khởi đầu bằng những khó nạn to lớn và những can nhiễu nghiêm trọng, nếu không có Sư phụ trợ giúp, tôi đã không đi được cho đến ngày hôm nay.

Ngôn từ không thể diễn đạt được lòng biết ơn của tôi vì Sư phụ đã không bỏ rơi tôi và đã giúp tôi thực sự xuất nguyện tu sửa tâm tính, để có thể tiến về phía trước vì trách nhiệm mà tôi đang gánh vác trong giai đoạn thời gian trân quý này và vì để cứu độ chúng sinh.

Khởi đầu một khổ nạn

Là một học viên, tôi biết rằng tôi không nên có những ý niệm xấu hoặc tâm oán hận với những học viên khác – vậy mà tôi đã làm điều đó. Chính vì vậy, tôi đã tự trách bản thân, tự đưa mình vào một vòng luẩn quẩn: tôi biết rằng nếu những học viên khác đối xử không tốt với tôi, tôi sẽ phán xét họ, sau đó tôi lại cảm thấy có lỗi, nhưng rồi tôi vẫn oán hận vì họ đã đẩy tôi vào hoành cảnh phải có những suy nghĩ xấu đó. Tôi bắt đầu tự cô lập chính mình, trở nên ngày càng dè dặt và ngày càng ít tương tác với những người đối xử “xấu” với mình. Căn bản là tôi đã bắt đầu “dựng nên” những cái hang, những cái hang về tinh thần mà tôi sẽ ẩn nấp trong đó để tránh xung đột. Ở một khía cạnh nào đó, tôi đã chấp nhận thất bại.

Nhưng rồi sau đó một số sự việc đã xảy ra…

Đau cánh tay dữ dội

Vài tháng sau, cánh tay trái của tôi bắt đầu đau nhức. Cơn đau dữ dội đến mức tôi cảm thấy như cánh tay tôi đang ở trong địa ngục. Ngay cả tim tôi cũng bùng phát cơn đau và nhịp thở cũng rối loạn.

Tôi cố gắng phát chính niệm thanh lý những sinh mệnh/những nhân tố đã gây ra cơn đau đang tra tấn tôi và nghĩ rằng những gì đang xảy ra có lẽ là một sự bức hại. Nhưng khi tôi phát chính niệm về phía cánh tay, cơn đau bùng phát trở lại và trở nên ngoài sức chịu đựng. Nó giống như một người nào đó đang rót kim loại nóng chảy vào tay tôi. Sau đó tôi nghĩ rằng cơn đau có lẽ không phải là do bức hại gây ra mà chỉ là tiêu nghiệp, và thay vì kiên trì chịu đựng, tôi lại phát chính niệm thanh lý nó nên tôi phải đối mặt với hậu quả xuất phát từ ý niệm bất chính của mình.

Tôi dừng phát chính niệm và cơn đau đến dồn dập, hết đợt này đến đợt khác cùng lúc với những niệm xấu khởi lên. Đầu tiên là tâm lo sợ. Tôi bắt đầu lo sợ rằng nếu cơn đau lên đến đỉnh điểm mà tôi không thể chịu được nữa, tôi sẽ uống thuốc như người thường, và điều này đồng nghĩa với việc tôi thừa nhận thất bại. Sau này (khi khổ nạn đã qua), tôi tự hỏi làm sao tôi có thể nghĩ đến việc uống thuốc giảm đau khi khi tôi, dù chỉ một giây, không hề coi những gì đang diễn ra là là bệnh (thậm chí không phải là nghiệp bệnh) mà là tiêu nghiệp hoặc là một hình thức bức hại.

Quyết tâm học Pháp

Trong hoạn nạn, tôi nghĩ rằng điều tốt nhất mà tôi có thể làm là học Pháp. Do đó, tôi bật video bài giảng Pháp ở Quảng Châu để xem. Ngay khi tôi vừa ngồi xuống, gần như tất cả các giác quan của tôi đều cảm nhận rằng các sinh mệnh tà ác đang tụ tập lại sau lưng tôi, đang muốn ngăn cản tôi. Tôi không nhìn thấy chúng, nhưng tôi cảm thấy chúng đang đứng đó và đe dọa tôi.

Tôi phát chính niệm với ý niệm rõ ràng rằng không ai có quyền can nhiễu đến việc học Pháp của một học viên, và chúng biến mất. Và khi tôi tập trung vào những điều mà Sư phụ đang giảng trên video thì cơn đau khủng khiếp đã bắt đầu dần dần thuyên giảm và trở nên dễ chịu. Điều tương tự cũng xảy ra mỗi khi tôi đọc Chuyển Pháp Luân.

Hiệu quả của chính niệm

Ngay sau khi phát chính niệm thì cơn đau dữ dội ở cánh tay đã quay lại với tôi, tôi nhờ những học viên khác hỗ trợ và có thể ngộ rằng, những gì đang xảy ra với tôi là một loại bức hại từ một trong những chủ nợ của tôi, sinh mệnh đó đã lợi dụng sơ hở trong tu luyện của tôi, muốn tôi hoàn trả toàn bộ theo cách khó nhọc này. Vào đêm thứ hai, ngay trước khi tôi thức giấc vì cơn đau kéo tới, tôi nghe một giọng nói rõ ràng với tôi, “Chỉ còn ít thời gian và chúng ta sẽ dùng nó để bắt ngươi phải trả giá.”

Tôi cố gắng tìm cách thiện giải với những sinh mệnh đang tra tấn tôi, nhưng cơn đau vẫn tiếp diễn, nên tôi phát chính niệm cùng với những học viên khác nhằm thanh lý can nhiễu này. Các sinh mệnh đang tấn công cánh tay tôi cảm thấy hoặc biết được có người dùng chính niệm để thanh lý chúng, nên vào lúc đó, chúng dường như đấu lại bằng cách làm cho tôi đau đớn hơn. Ví dụ như, vào một thời điểm nhất định, cơn đau ở tay tôi bùng phát và vài phút sau đó, tôi phát hiện ra rằng, lúc đó có một học viên đang phát chính niệm cho tôi. Một học viên khác kể lại với tôi rằng vài ngày sau lần phát chính niệm đó, cánh tay của cô ấy bị đau và đúng ở chỗ cánh tay của tôi cô ấy thấy một con rắn độc đang cố tấn công cô ấy.

Hướng nội

Biết rằng những can nhiễu vô cớ là không được phép xuất hiện, tôi bắt đầu tìm kiếm những thiếu sót của mình và tôi nhận ra rằng mình đã kém cỏi như thế nào. Thay vì tận dụng những xung đột để đề cao bản thân, tôi chỉ chịu đựng nó, phát sinh đau đớn trong nội tâm và cả tâm chỉ trích và oán hận.

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn? Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Ngộ được điều này, một câu hỏi đến với tôi: Tôi đã hành xử tệ như thế, phải chăng tôi không còn được tính là một người tu luyện? Ý niệm ấy có sức tàn phá. Nhưng tôi nghĩ rằng nó cũng là bước ngoặt để tôi nhận thức sâu sắc rằng Đại Pháp là trân quý hơn cả sinh mệnh của tôi, và sẽ chẳng còn gì là quan trọng với tôi nếu tôi không thể là một người tu luyện. Tôi nhận ra rằng tất cả những gì tôi mong muốn là được làm một người tu luyện Đại Pháp và tu luyện lên cao tầng một cách chân chính hơn.

Do đó tôi cầu xin Sư phụ cho tôi cơ hội để tiếp tục. Tôi không nghĩ đến những gì mà chủ nợ hoặc cựu thế lực sẽ làm với tôi, tôi không nghĩ đến việc tự bảo vệ bản thân, tôi chỉ có một suy nghĩ rằng đơn giản tôi không muốn sống mà không có Đại Pháp. Và với ý nghĩ này, tôi tiếp tục học Pháp và đào sâu gốc rễ những chấp trước theo cách mà những học viên phải làm trong những trường hợp như thế.

Nhưng trong tâm tôi vẫn còn có chút sợ hãi, vì chẳng bao lâu sau đó tôi lại đối mặt với một khảo nghiệm mới. Kể từ lần thứ hai ra điểm luyện công, tôi luôn luôn cảm thấy năng lượng mạnh mẽ và nóng ấm mỗi khi làm động tác kết ấn vào cuối mỗi bài công Pháp. Trong suốt giai đoạn khảo nghiệm này, khi luyện công, tôi không cảm thấy gì cả, không có cả năng lượng, và tôi nghĩ, “Tôi không còn Pháp Luân nữa rồi!”

Thay vì ngừng lại hoặc khóc lóc, tôi vẫn tiếp tục luyện công, tôi nghĩ rằng tôi thực sự muốn tu luyện và, nếu tôi thực sự đã mất Pháp Luân, có lẽ nếu tôi làm tốt trong tương lai, Sư phụ sẽ lại cấp cho tôi một Pháp Luân mới hoặc giúp tôi phát triển một Pháp Luân. Ngay khi ý nghĩ này xuất ra, lần kết ấn tiếp theo tôi đã cảm nhận được năng lượng mạnh mẽ và luồng nhiệt trở lại.

Một sai lầm khác mà tôi mắc phải trong khổ nạn là tôi đã không luyện công trong hai ngày đầu khi cơn đau đến. Ban đầu, đó là vì cơn đau quá dữ dội, và sau đó bởi vì tôi nghĩ, “Đại Pháp là trang nghiêm; nếu tôi luyện công với một cánh tay buông thõng và khóc lóc khi cơn đau đến thì sẽ không còn trang nghiêm nữa.” Rõ ràng là tôi đã sai lầm. Sau khi luyện bài Pháp Luân Trang Pháp, tôi thực sự cảm nhận cơn đau đã giảm. Và mỗi ngày sau khi luyện công, tôi cảm thấy càng khá hơn. Ngày đầu tiên sau khi tôi hoàn thành 5 bài công pháp, hiệu quả thật ngoạn mục vì cánh tay của tôi đã gần như hoạt động được trở lại.

Trong suốt khổ nạn này, cả tâm lẫn thân của tôi đều bị giày vò. Ở giữa khổ đau, tôi cố gắng hết sức bảo trì chính niệm, hướng nội và duy trì việc giảng chân tướng bất kể bản thân tôi cảm thấy tệ thế nào. Và sau khoảng hai tuần học Pháp, hướng nội, đào sâu tận gốc những chấp trước, luyện công và phát chính niệm (một số học viên đã giúp tôi và tôi rất trân quý điều này), cuối cùng cánh tay của tôi đã hồi phục và bây giờ cảm thấy còn khoẻ hơn trước. Nhưng điều quan trọng nhất mà tôi hiểu được rằng, tâm tôi phải “tái sinh” trong Đại Pháp, tu tâm từ bi, một tâm ngập tràn niềm vui tu luyện mà không có đắng cay và phiền muộn.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt, chúng là gì? Chính là nghiệp lực; nó tương phụ tương thành với các chủng tâm của con người. Ví như nói rằng những người thường chúng ta có các chủng tâm không tốt, chỉ vì lợi ích cá nhân mà làm những điều không tốt, vậy sẽ nhận phải loại vật chất màu đen—nghiệp lực. Điều này có quan hệ trực tiếp đến những tâm của bản thân chúng ta; nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt ấy, thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được.”

Trong tiếng mẹ đẻ của tôi “thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được” được dịch là “Trước hết bạn cần thay đổi trái tim!”

Tôi đã có một thể ngộ mới về những từ này sau khi vượt qua khổ nạn, thực sự là một thể ngộ sâu sắc. Tôi hiểu rằng cơn đau trên cánh tay tôi (là nghiệp lực, là bức hại hay là bất cứ thứ gì đi nữa) chỉ có thể bị thanh lý khi tôi quyết định chuyển biến tâm tính, tu bỏ những chấp trước dai dẳng về việc bị đối xử bất công hay những thứ khác. Và tôi cảm thấy rằng tim của tôi đã được tái sinh.

Cho đi là nhận về

Một vài ngày sau khi khổ nạn lớn này qua đi, tôi quyết định viết bài chia sẻ với mong muốn có thể giúp những học viên khác. Nhưng tôi đã phải vượt qua nỗi sợ bị chỉ trích và bị mất mặt, tôi sợ những gì mà học viên khác có thể nghĩ về tôi khi họ phát hiện rằng tôi tu luyện quá kém.

Tôi hiểu rằng khi bạn cố gắng giữ thể diện và làm điều này một cách có chủ ý, đó phần nào cũng là bạn đang ôm giữ một chấp trước. Người ta không thể xấu hổ về điều gì đó bên ngoài, một điều gì đó không phải là chính họ. Nhưng khi bạn chọn cách che giấu chúng đi để giữ được thanh danh, thực sự là bạn đang từ chối tách bạn ra khỏi những chấp trước, và bạn với chúng đã nhập lại làm một.

Nói về việc sợ bị chỉ trích, tôi ngộ ra rằng, trong trường hợp của tôi, nỗi sợ là một công cụ mà nghiệp tư tưởng và những chấp trước ẩn sâu của tôi đã sử dụng để ngăn cản tôi hoặc những đồng tu của tôi quan sát được chúng. Là sinh mệnh sống, chúng biết rằng nếu tôi nói với những học viên khác và họ nhận ra những chấp trước đó, họ sẽ chỉ ra và tôi sẽ hành động để thanh lý chúng. Vì thế mà nhiều lần, chúng đã gieo rắc nỗi sợ hãi vào tôi nhằm buộc tôi im lặng để chúng có thể tiếp tục tác oai. Dĩ nhiên là thể ngộ này áp dụng trong một số tầng thứ và tình huống nhất định.

Tu luyện là nghiêm túc

Tóm lại, khổ nạn dữ dội này thực sự đã làm tôi thực sự chuyển biến tâm, hành xử tốt hơn, lấy khổ làm vui và đề cao. Tôi đã tu bỏ được nhiều oán hận và quan niệm trong những ngày đau đớn đó. Tôi hiểu rằng thế vẫn là chưa đủ. Tôi biết rằng cái chai tượng trưng cho tôi (lấy phép ẩn dụ mà Sư phụ dùng trong Chuyển Pháp Luân) hãy còn nhiều chất dơ bẩn bên trong cần phải loại bỏ để tôi có thể “nổi” lên và đề cao trong tu luyện và hy vọng rằng, viên mãn!

Chuyện này cũng nhắc nhở tôi rằng tu luyện là uy nghiêm và nghiêm túc phi thường và rằng một người không thể tự lừa dối mình với ý nghĩ rằng, “Hôm này tôi đã thực thi không tốt, nhưng hãy chờ xem ngày mai tôi sẽ làm tốt như thế nào!” Như thế không được. Tu luyện được cấu thành từ rất nhiều thứ “hiện tại” và được thực hiện với mỗi từng ý nghĩ mà bạn chấp nhận hay bác bỏ, và cả với mỗi từng sự việc. Tâm trí của một người tu luyện như một khu vườn: nếu bạn không nhổ bỏ cỏ dại khi bạn trông thấy chúng, chúng sẽ mọc lên mạnh mẽ hơn, gốc rễ dày hơn, lan rộng ra và cuối cùng xâm hại đến bạn. Vậy là, sau một thời gian, tâm trí của bạn sẽ không còn là một khu vườn đầy hoa lá rực rỡ nhờ tu luyện Đại Pháp mà chỉ toàn là cỏ dại và cây độc. Và một ngày bạn sẽ thức dậy mà không còn đạt tiêu chuẩn của một người tu luyện nữa. Còn điều gì đáng buồn hơn?

Tôi không thể diễn tả cơn đau mà tôi cảm nhận khi ý nghĩ có lẽ Sư phụ không còn coi mình là một học viên xuất hiện và tôi không bao giờ muốn có lại lý do để phải chịu đựng cơn đau loại đó nữa. Điều này không phải là do tâm lo sợ cũng không phải sự né tránh bức hại mà là vì Đại Pháp. Khổ nạn mà tôi đối mặt nhắc nhở tôi rằng Đại Pháp là lý do khiến tôi tồn tại. Nếu tôi đánh mất điều đó, chủ nợ cũ và cựu thế lực làm gì với tôi cũng sẽ không còn quan trọng. Không có gì còn quan trọng nếu không có Đại Pháp.

Tôi xin được kết thúc phần chia sẻ những khảo nghiệm của tôi bằng đoạn Pháp trích từ Chuyển Pháp Luân:

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công. Người luyện công trong khi tu luyện sẽ gặp các nạn; khi nạn ấy đến có thể thể hiện là khi xích mích giữa người và người, sẽ xuất hiện những sự tình đấu tranh lục đục, v.v.; ảnh hưởng trực tiếp đến những thứ trên tâm tính của chư vị; phương diện này tương đối nhiều. Còn gặp những gì nữa? Thân thể chúng ta đột nhiên cảm thấy không thoải mái; bởi vì hoàn [trả] nghiệp, nó sẽ thể hiện tại các phương diện khác nhau. Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không. Chư vị nói rằng chư vị cần phải kiên định không lay động, với tâm như thế, đến lúc ấy chư vị thật sự có thể kiên định không lay động, thì chư vị tự nhiên làm được tốt, bởi vì tâm tính chư vị đã đề cao lên.”

Chúng ta cần kiên định, chúng ta cần phải thực thi cho tốt, vì tương lai của biết bao chúng sinh và thiên thể của họ, tất cả phụ thuộc vào tu luyện của chúng ta. Như lời Sư phụ giảng, đệ tử Đại Pháp chúng là “hy vọng của nhân loại, mà còn là hy vọng duy nhất”

“Đệ tử Đại Pháp là hy vọng của nhân loại, mà còn là hy vọng duy nhất. Cứu độ chúng sinh là sứ mệnh của chúng ta, trách nhiệm trọng đại, chỉ có tu luyện tốt tự mình mới có thể làm tốt việc đệ tử Đại Pháp cần phải làm.” (Lời chúc gửi Pháp hội Châu Âu tại Paris [2017])


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/14/171890.html

Đăng ngày 08-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share