Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp Tây Úc

[MINH HUỆ 27-9-2018] Kính chào Sư phụ tôn kính, chào các bạn đồng tu!

Tôi là học viên người Úc gốc Ba Lan. Năm 17 tuổi, hồi tôi còn ở Ba Lan, tôi đã được truyền cảm hứng để vẽ một bức tranh về Chúa đang xoay chuyển thế giới để tham gia một cuộc thi mỹ thuật. Mặc dù tôi biết giáo viên mỹ thuật của tôi là một người cộng sản và vô thần nên rất có thể sẽ từ chối bức vẽ của tôi, nhưng tôi vẫn miệt mài cả đêm để hoàn thành bức vẽ. Cuối cùng ông đã cười và tịch thu bức vẽ đó.

Năm 2003, tôi trở thành một học viên Pháp Luân Đại Pháp

Trong bài thơ “Hồng ân tái tạo”, Sư phụ giảng (tạm dịch):

Đại Pháp khai thế thiên địa vạn vật
Pháp Vương chủ chưởng càn khôn chúng sinh

Khoảng 35 năm sau khi học xong trường Mỹ thuật, tôi trở về Ba Lan để tham gia ngày tựu trường và đã chia sẻ về một tai nạn khủng khiếp xảy ra với tôi trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cũng như tác dụng chữa bệnh kỳ diệu mà tôi được trải nghiệm sau khi đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi đã nói về cuộc bức hại, hướng dẫn các bạn cùng lớp luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp, tặng họ tài liệu giới thiệu và thu thập chữ ký vào bản thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại. Giáo viên mỹ thuật cũ của tôi đã ký vào bản thỉnh nguyện. Thầy hiệu trưởng cũng ký, tay run run, ghi dấu tên mình lên đó. Giáo viên lịch sử của tôi bắt đầu khóc và xin lỗi vì tất cả những lời nói dối mà bà đã nói với chúng tôi về chủ nghĩa cộng sản. Bà cũng ký vào bản thỉnh nguyện.

Bao nhiêu năm nay, tôi không còn quan tâm đến việc vẽ tranh nữa. Nghệ thuật biến dị của thế giới hiện đại lan tràn, và tôi không muốn trở thành một phần trong đó. Tuy nhiên, vào một ngày năm 2017 tôi đã đọc Tạp chíCompassion (Thiện) và vô cùng xúc động trước câu chuyện của Trần Ái Trung. Tôi biết rằng đó không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên và mọi thứ đều được an bài tỉ mỉ cho chúng ta, ngay cả những chi tiết phức tạp nhất.

Tôi đọc bài báo nói rằng anh Trần bị treo trên thập tự giá và đã qua đời ở tuổi 33, như Chúa Jesus, bởi vì anh kiên định không chịu từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Sáu người thân của anh Trần cũng bị tra tấn tàn bạo đến chết. Tôi muốn kể lại cho mọi người câu chuyện này sao cho có thể khiến họ cảm động. Tôi đã học kinh văn “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật [2003]” trong tập “Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác Âm nhạc và Mỹ thuật” để hiểu làm sao để sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật đẹp.Tôi thấy vô cùng bổ ích.

3211103fdcc9252c984d733344c8044d.jpg

“Bên kia chữ Nhẫn – Cuộc tra tấn Trần Ái Trung, học viên Pháp Luân Công”

Vẽ cây thánh giá trong tuyết thật là khó. Tôi phải lột tả được sự bại hoại của kẻ đã đàn áp anh và tái hiện lại cảnh tượng đó trên bức vẽ. Khi một trong những kẻ hành ác đang phủ tuyết lên bàn chân và ống chân anh Trần, hắn ta quỳ gối trước mặt người học viên. Phần khó nhất là vẽ gương mặt của anh Trần. Tôi không biết làm thế nào để khắc họa gương mặt anh trong nỗi đau đớn. Tôi đã nhìn vào chính mình và nhớ lại nỗi đau mà bản thân đã trải qua. Sinh mệnh của tôi đã được cứu độ nhiều lần và tôi biết rằng đôi khi nếu có thể buông bỏ mọi thứ, kể cả sinh tử, thì sẽ không còn đau đớn nữa. Tôi đã đặt tựa đề cho bức tranh là “Bên kia chữ Nhẫn – Cuộc tra tấn Trần Ái Trung, học viên Pháp Luân Công”.

Khi tôi đang học cách viết tên anh trên thánh giá bằng tiếng Trung thì một học viên nói cho tôi thông tin rằng tên anh Trần mang ý nghĩa là một người yêu nước, trung thành với đất nước của mình, và bộ “tâm” trong tên của anh đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị lược bỏ trong chữ giản thể. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi biết điều đó.

Bức vẽ của tôi đã không được chấp nhận trong cuộc thi Nghệ thuật Đại Pháp, nhưng điều đó không làm tôi bận tâm lắm. Tôi treo bức tranh lên tường ở nhà và không vẽ nữa. Tôi đã bị chấp trước vào thời gian. Vì không biết còn bao nhiêu thời gian, tôi đã làm việc cho các hạng mục khác ở Úc và nước ngoài. Nghĩ đến bức tranh của tôi, tôi biết mọi người chưa sẵn sàng so sánh kiểu đối kháng như vậy.

Năm năm sau, bạn gái tôi từ Hội Mỹ thuật Ba Lan hỏi tôi có bức tranh nào để tham gia một triển lãm không. Tôi chỉ có một bức, bởi vậy tôi đã hỏi cô ấy về chủ đề của triển lãm. Cô ấy trả lời: “Điều cấm kỵ”. Tôi cảm tạ Sư phụ đã an bài cho tôi và chấp nhận thử thách đó. Tôi biết rằng, với chính niệm và một trái tim từ bi, tôi có thể kiềm chế can nhiễu của tà ác.

Đa số người Ba Lan đều là người Công giáo, và đó sẽ là một thử thách đối với tôi. Chỉ khi ở trong Pháp, không thừa nhận tà ác, nhìn vào mặt tốt của mọi người và mong muốn giúp họ được cứu độ thì mới mang lại kết quả tích cực.

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Pháp hội Houston [1996]”:

Chỉ có thuận thiên ý thì mới có thể nước chảy thành sông, nếu không thì không có chuyện nhẹ nhàng thoải mái làm việc gì đó mà hễ làm là thành công ngay.”

Bức tranh của tôi đã được chấp nhận dù không được bày bán. Đây là một triển lãm quan trọng trong một phòng trưng bày nghệ thuật nổi tiếng ở khu thương mại trung tâm Melbourne. Ban đầu, tôi hơi lo không biết bức tranh sẽ được đặt ở đâu, nhưng tôi nhanh chóng loại bỏ suy nghĩ người thường đó. Tôi tin vào an bài của Sư phụ nên kết quả đúng là tốt đẹp: bức tranh được đặt ngay ở vị trí trung tâm, phía sau các diễn giả. Tham gia triển lãm có những người đến từ cộng đồng nghệ thuật cũng như nhiều người Ba Lan và các quan chức chính phủ. Hình ảnh và video quay diễn giả nào cũng có bức tranh của tôi làm nền. Một số người đã cảm động rơi nước mắt; cũng có những học sinh Trung Quốc rất kinh ngạc khi đọc phần miêu tả về bức tranh.

Nhờ các học viên làm truyền thông tại sự kiện này, câu chuyện của Trần Ái Trung và bức tranh tái hiện nhanh của tôi đã được đăng trên website Minh Huệ. Nó cũng được đăng trên trang web và bản in của Thời báo Đại Kỷ Nguyên ở Hồng Kông, giúp nhiều người Trung Quốc hiểu được sự thật về những tra tấn tàn bạo và sự hủy hoại những gia đình hạnh phúc của các học viên Pháp Luân Công dưới chế độ tà ác ở đất nước họ. Một số người đã đưa nó lên mạng xã hội của họ. Tôi vô cùng cảm tạ Sư phụ vì đã an bài sự việc này.

Trong một dòng thơ của Ngài “Tuyển trạch” năm 2012, Sư phụ đã giảng:

Đồ [đệ] Đại Pháp nào khác chi những Giác Giả đã từng chịu nạn?”

Năm 2017, tôi đứng trước ngã tư đường, không biết phải làm gì tiếp theo và tự hỏi tôi có đang hoàn thành thệ nguyện của mình không. Một đêm, tôi có một giấc mơ rất sống động. Tôi chuẩn bị hạ xuống thế gian thì một giọng nói trầm ấm hỏi tôi muốn trở thành người như thế nào. Thời điểm đó, mặc dù tôi nhớ lại rất nhiều những đau khổ mà tôi đã trải qua trong một kiếp khi là một nghệ sỹ, nhưng tôi vẫn trả lời “nghệ sỹ” rồi tỉnh dậy.

Tôi luôn nghĩ rằng không quan tâm đến danh, lợi là rất quan trọng, bởi vậy tôi đã bỏ quên năng khiếu được ban cho để trở thành nghệ sỹ. Tôi vô cùng hối hận. Sự từ bi của Sư phụ thật vô biên, hồng đại. Những hình ảnh mà tôi muốn vẽ, nhưng không bao giờ có thể tiếp xúc đến được quanh đây, nay lại xuất hiện trong tâm trí tôi.

Để thể hiện vẻ đẹp của Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp, tôi đã bắt đầu bằng việc vẽ một học viên đang thiền định. Tôi phải chọn một người mà tôi biết là tinh tấn và có tâm tính tốt, vì nó sẽ được phản ánh trong tác phẩm của tôi. Một học viên khác đã nói với tôi rằng anh đã mở thiên mục và nhìn thấy những người mà một học viên đang giúp để họ được cứu độ xuất hiện phía trên đầu người học viên ấy. Ý tưởng đó rất thú vị. Tôi luôn muốn thể hiện sứ mệnh cứu độ chúng sinh mà chúng ta mang theo khi đến đây.

f1bfcfdad90cfbbb9e66b1483a9433b8.jpg

“Tâm từ bi”

Trong lúc tôi đang phân vân không biết làm thế nào để thể hiện tâm từ bi của học viên thì một chùm ánh sáng xuất hiện từ trái tim cô. Thật là tuyệt diệu. Hôm đó, trời nhiều mây, giá vẽ của tôi lại ở ngay chỗ đối diện với cửa sổ. Tôi đã chụp lại khung cảnh đó và cảm tạ sự trợ giúp của Sư phụ. Tôi đã vẽ người học viên trước tấm rèm cửa để nhắc nhở rằng chúng ta đang ở trên vũ đài và luôn luôn được dõi theo, không chỉ bởi Sư phụ và những người quanh ta mà còn cả vô số chúng sinh ở những không gian khác, những sinh mệnh chính diện có thể trợ giúp chúng ta cũng như những sinh mệnh tà ác đang chờ chúng ta phạm sai lầm.

Bỗng câu thơ Hồng Ngâm năm 2010 “Cảm khái” của Sư phụ chợt xuất hiện trong tâm trí tôi:

… Pháp đồ từ bi thế gian hành
Thiện niệm cứu nhân trừ tà linh
Nhất lộ chính niệm Thần tại thế…

Diễn nghĩa

… Đồ đệ Đại Pháp hành sự từ bi ở thế gian
[Với] Thiện niệm cứu độ thế nhân và diệt trừ tà linh
Con đường chính niệm [ấy là] Thần tại thế gian

Những người mà cô ấy đang giúp được cứu độ ở trong trường năng lượng của cô ấy. Chiếc đồng hồ trên cổ tay cô là lời nhắc nhở rằng thời gian quý báu đang trôi qua. Tôi vẽ cho cô ấy một bông hồng vàng bởi vì nó là biểu tượng của hy vọng, sự kiên cường, trí huệ và sức mạnh. Tôi đã hoàn thành bức tranh ngay trước ngày 13 tháng 5, vì vậy nó đã được đăng tải trên trang web Minh Huệ nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp. Bức tranh có tên “Tâm từ bi”.

38aecce00df52da02796cf63948bae93.jpg

Bể khổ

Bức tranh tiếp theo của tôi, “Bể khổ”, được vẽ nhằm thể hiện những đau khổ thầm lặng mà các em nhỏ là con của các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết hoặc bị hành hạ trong cuộc bức hại. Một số em nhỏ đã trở thành trẻ mồ côi hoặc mất đi người thân yêu. Bức vẽ thể hiện các em nhỏ đang ngồi trong những tòa sen trắng cao đến tận chân trời. Một chiếc cầu vồng đưa một số em lên trời. Tôi đã hoàn thành bức vẽ này ngay trước ngày 20 tháng 7, sẵn sàng trưng bày nhân sự kiện tưởng niệm 19 năm bức hại Pháp Luân Công. Vào ngày tôi hoàn thành bức tranh, tôi đã ra ngoài đi bộ, và thấy một chiếc cầu vồng tuyệt đẹp trên trời.

Vẽ tranh là một phần trong hành trình tu luyện của tôi. Tôi phải đặt tâm vào đó, luôn đề cao chữ nhẫn, đề cao tâm tính và kỹ năng của bản thân. Trong khi vẽ, tôi liên tục tìm những sắc màu chân thực, cách biểu đạt chân chính, và xây dựng bố cục tốt nhất. Tôi hy vọng rằng thông qua các bức vẽ của mình, một số người hiểu Pháp Luân Đại Pháp hơn và được cứu độ, như vậy việc làm của tôi sẽ không vô ích.

Cũng như nhiều học viên khác, tôi cũng chứng ngộ được rằng thành công phụ thuộc vào sự tu luyện của bản thân chúng ta. Chúng ta đến thế gian này với sứ mệnh vĩ đại là trợ Sư cứu độ chúng sinh. Sư phụ luôn ở bên chúng ta, khích lệ và trợ giúp chúng ta. Chúng ta đắc Pháp để được Pháp chỉ đạo trong tu luyện và chúng ta được cấp năng lực vô cùng mạnh mẽ xuất sinh từ chính niệm, chỉ là tùy chúng ta vận dụng thế nào thôi.

Nội hàm của Pháp vô cùng thâm sâu. Đây chỉ là cách lý giải Pháp hiện tại tại tầng thứ tu luyện của bản thân tôi.

Cảm tạ Sư phụ. Cảm ơn các bạn đồng tu.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/9/27/172616.html

Đăng ngày 03-10-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share