Bài viết của một đệ tử ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-10-2009]
Giai đoạn ban đầu tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công với chấp trước mạnh mẽ về thay đổi số phận. Khi nhìn lại, tôi nhận ra rằng những chấp trước vào danh, lợi, tình của tôi thật là mạnh mẽ. Tôi bị bản ngã điều khiển mạnh tới mức tôi thậm trí không nhận ra nó. Tôi thậm trí đã mơ về việc sử dụng trí huệ và năng lực mà tu luyện ban cấp cho tôi để đạt được hạnh phúc trong nhân thế hoặc để giữ gìn sức khoẻ và hạnh phúc của cá nhân tôi.

Tôi bắt đầu tu luyện năm 1996, nhưng không ý thức được những chấp trước mạnh mẽ của tôi. Bám chặt vào quan điểm trần tục đã làm cho tôi không thể hiểu được những Pháp Lý, cho dù ở mức giới hạn nhất. Tôi mất 14 tháng để học thuộc Pháp lần đầu tiên năm 2006. Trong thời gian đó tôi cảm thấy cứ như thể là tôi mới chỉ vừa được tiếp xúc với Đại Pháp lần đầu tiên. Khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi thường tự hỏi bản thân mình: “Làm sao các học viên có thể bước ra chứng thực Pháp mà không nghĩ về sinh tử? Tại sao tôi vẫn bám chặt vào con người trong khi sự vĩ đại của Chính Pháp đang triển hiện?”

Sư Phụ nói:

“Học Pháp với chấp trước thì không phải chân tu” (“Tiến Về Viên Mãn”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Khi tôi đọc đoạn Pháp này, tôi đã sốc. Cuối cùng tôi đã nhận ra bản ngã của tôi, nó là nguyên nhân gốc rễ của việc không thể tu luyện tinh tấn của tôi.
Mặc dù tôi bắt đầu tu luyện khá sớm, nhưng ngay từ đầu tôi đã đi từ một nền tảng sai lầm. Tôi nhìn nhận tu luyện bằng tâm người thường của tôi, và tôi cứ bám chặt vào bản ngã của mình và không muốn buông bỏ nó. Điều này đã làm tôi không qua khảo nghiệm lúc bắt đầu cuộc bức hại. Nó cũng dẫn tôi tới việc chứng thực bản thân, đi sang cực đoan, và “dùi vào sừng bò”. Nếu không có sự bảo hộ của Sư Phụ và trợ giúp từ trang web Minh Huệ, thì tôi sẽ không thể vượt qua những trở ngại này.

Như Sư Phụ thường nhắc nhở chúng ta, tất cả những thứ mà một đệ tử Đại Pháp có là do niềm tin chân chính của người đó vào Đại Pháp. Tất cả những lời của Sư Phụ là chân lý tuyệt đối, mà chỉ những đệ tử Đại Pháp chân chính mới có thể hiểu. Một người mà chỉ muốn hưởng lợi ích từ Đại Pháp để thoả mãn bản ngã của anh ta thì mãi mãi chỉ là một người thường. Bản ngã của người thường phù hợp với những nguyên lý của cựu vũ trụ, trong khi đó những đệ tử Đại Pháp muốn bỏ đi bản ngã của họ và tiến nhập vào vũ trụ mới. Sư Phụ muốn chúng ta trở thành những Đại Giác vô ngã và vị tha.

“ Phật gia độ nhân không nói điều kiện, không tính công, có thể giúp đỡ người kia một cách vô điều kiện.”(Chuyển Pháp Luân).

Đó là điều mà chúng ta nên phải có thể làm được khi cứu độ con người.

Bản ngã là gốc rễ của tất cả nhân tâm. Về danh, lợi và tình — tất cả chúng có làm thoả mãn ham muốn của một người không? Tương tự như vậy, tâm hiển thị, ganh tị tật đố, và tâm tự mãn tất cả đều đến từ bản ngã và tính coi mình là trung tâm của một người. Khi một số người làm việc Đại Pháp, tư tưởng đầu tiên của họ không phải là cứu độ chúng sinh, mà là “tôi nên làm gì” và “tôi nên làm nó như thế nào”, điều đó ẩn dấu tính tự mãn và khoe khoang. Tư tưởng không trong sạch này cũng là lý do khiến tôi không thể đột phá được trong việc gặp mặt trực tiếp nói chuyện với người dân về Đại Pháp.

Một bản ngã mạnh mẽ cũng gồm cả việc bám vào những thứ của người thường và sợ bị tổn thất. Ông chủ sở làm của tôi tổ chức một nhóm nghiên cứu và đã không bảo tôi tham gia, điều đó làm cho tôi cả thấy như mình bị loại và không được chấp nhận. Tôi thậm trí đã nghĩ: “Họ sẽ không thể làm được việc gì cả”. Năm ngoái, khi chọn một trưởng nhóm, những đồng nghiệp của tôi đã chọn tôi, làm tôi cảm thấy tôi đã tu luyện tốt. Năm nay thủ trưởng đơn vị lại chọn một người khác làm trưởng nhóm, làm tôi hiểu rằng đã đến lúc tôi phải buông bỏ chấp trước vào danh và lợi mà lẽ ra tôi nên phải loại bỏ chúng từ cách đây rất lâu rồi. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy chán nản thất vọng. Khi tôi nói chuyện về tiền lương và công việc, tôi vẫn rất để ý đến chúng, giống hệt như một người thường, và quên rằng mình là một người tu luyện. Bản ngã của tôi vẫn còn mạnh mẽ, vì thế tôi đã buông lơi trong tu luyện, truy cầu an nhàn thoải mái, và trở nên thoả mãn với cuộc sống hạnh phúc của người thường. Đây không phải là chính tu. Là một đệ tử Đại Pháp, loại trạng thái tu luyện này có thể làm cho một người đánh mất mọi thứ.

Tôi viết bài này để cảnh báo bản thân cũng như những học viên khác mà đang trải qua hoàn cảnh tương tự như tôi. Xin từ bi chỉ ra những gì chưa đúng đắn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/10/10/210005.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/21/111746.html
Đăng ngày 29-10-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share