Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 2-8-2018] Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đã viết trong “Chuyển Pháp Luân”::

Khí công là khoa học, là khoa học cao hơn.

Cùng với những hiểu biết xa xưa về văn hóa truyền thống Trung Hoa, Pháp Luân Công không chỉ là môn tập luyện khí công thông thường giúp chữa bệnh khỏe người, mà đó là công pháp tính mệnh song tu của Phật gia, lấy nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của vũ trụ làm chỉ đạo, kết hợp với năm bài công pháp nhẹ nhàng dễ học có thể khiến cho người tu luyện đạt được một thân thể khỏe mạnh, đạo đức thăng hoa, khai mở trí huệ, hiểu rõ được kiếp nhân sinh cùng với sự huyền bí của vũ trụ.

Trong khi một có người lại ngay lập tức cảm thấy môn tu luyện này thật huyền diệu thì một nhiều người lại tỏ ra nghi ngờ hay thậm chí coi đó là mê tín dị đoan và tìm cách tránh xa. Mãi cho đến khi mọi biện pháp điều trị khác đều thất bại, thì lúc đó họ mới …

Bác sĩ chuyên khoa tim mạch: Một cuộc sống mới

2c255b3e9e0bd6900d9112584e22f08d.jpg

Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Thái, Nguyên trưởng khoa Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy, TP. Hồ Chí Minh

Lần đầu biết Bác sĩ Thái biết đến Pháp Luân Công là vào năm 2002. Một đồng nghiệp đã giới thiệu Pháp Luân Công cho bà và bảo rằng chính bản thân mình đã khỏi bệnh suy giảm tiểu cầu chỉ sau vài tháng tập luyện. Chỉ số tiểu cầu trong máu cô ấy trước kia thấp bất thường và tay chân thường chảy máu.

Bà Thái là một chuyên gia tim mạch nên bà không tin một pháp môn tu luyện truyền thống có thể đem lại tác dụng như vậy.

Hai năm sau, bác sĩ Thái phải phẫu thuật tim sau một đợt viêm phổi tái phát. Vì năm 10 tuổi bà từng bị sốt thấp khớp, nên bà cần phải thay hai van tim nhân tạo.

Bác sĩ Thái, thời điểm đó là Trưởng khoa Tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh đã sang Viện Tim mạch Quốc gia Malaysia, một tâm nổi tiếng với các trang thiết bị y học hiện đại để làm phẫu thuật vì bà có một vài người quen ở Hiệp hội Tim mạch Châu Á Thái Bình Dương (APSC) làm việc ở đó. .

Hai ngày sau ca phẫu thuật, vào ngày 5 tháng 7 năm 2014, tim bà đã ngưng đập trong chốc lát. Bác sĩ Thái hồi tưởng lại: “Tôi không biết là tim mình đã ngừng đập, mà chỉ nhìn thấy có nhiều thiên thần áo trắng xuất hiện và bay lượn trước mặt. Họ đẹp tuyệt! Tôi không biết mình đã chết.”

“Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong vòng tay con gái. Cháu đang khóc gọi: ‘Mẹ ơi!Tại sao lại như thế này! Sao mẹ lại bỏ con?’ Tôi bảo: ‘Đừng lo! Sao con lại khóc? Mẹ không sao’.”

Mười ngày sau, bác sĩ Thái quay về Thành phố Hồ Chí Minh. Bà hài lòng với một van hai lá và một van động mạch chủ mới được đặt trong tim. Tuy nhiên hai ngày sau, bà bắt đầu bị sốt và cứ kéo dài như thế suốt bốn tháng.

“Khi tôi bắt đầu lo sợ thì một người bạn đến thăm và bảo: “Mình đã tập Pháp Luân Công được hai tháng. Bây giờ mình hoàn toàn khỏe mạnh! Thật kì diệu! Mình đã từng uống sáu viên thuốc an thần mỗi ngày và vài viên thuốc ngủ trước giờ đi ngủ. Bây giờ thì mình không cần đến bất kì loại thuốc thang nào nữa.“

Bác sĩ Thái lướt qua những tài liệu Đại Pháp mà người bạn đưa: “ Thật bất ngờ. Đúng là ý trời. Mười hai năm trước bác sĩ Thái đã đưa cho tôi xem những tài liệu này!”

Vì vừa trải qua bờ vực sinh tử nên suy nghĩ lần này của bác sĩ Thái cũng trở nên rộng mở hơn. Bà đã đọc sách Pháp Luân Công và quyết định bắt đầu tập luyện. Bây giờ bà thức dậy vào lúc bốn giờ sáng và luyện năm bài công Pháp trước khi đi làm. Thỉnh thoảng, bà cũng tham gia học Pháp nhóm.

“Càng đọc sách, tôi càng thấy mình trở nên sáng tỏ thông suốt hơn. Nó đến từ nội tậm. Đại Pháp đã thức tỉnh nhiều điều đã bị lãng quên trong tôi”, bác sĩ Thái nói.

“Đại Pháp đã cứu tôi. Tôi đã khỏi bệnh chỉ trong vòng vài tháng. Kể từ khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi đã không còn bị sốt cũng như không uống Digoxin (thuốc điều trị tim), thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch và cả thuốc điều trị cao huyết áp nữa.”

.Bác sĩ Thái cùng đồng nghiệp

Khi tôi quay lại cơ quan làm việc, các đồng nghiệp hỏi tôi: ‘Sao chị trông trẻ đẹp hơn thế?’, tôi đáp: “Vì tôi tu luyện Pháp Luân Công!”

Nhà quản lý doanh nghiệp: Con đường kinh doanh mới

Tiếu Tĩnh là một quản lý cấp cao chịu trách nhiệm quản lý hơn 700 doanh nghiệp nhà nước ở Trung Quốc. Ở địa vị quyền lực cao như thế, cô thường nhận hối lộ và hưởng thụ một cuộc sống nhung lụa xa xỉ.

Vào mùa đông năm 1998 khi chỉ mới 38 tuổi, Tiểu Tĩnh đột nhiên ngã bệnh nặng và đã sụt hơn 22 kg chỉ trong thời gian ngắn. Thuốc men không có đem lại tác dụng. Bác sĩ bảo họ cũng không biết phải bắt đầu từ đâu nếu phải làm phẫu thuật.

Bệnh viện Đại học Y Dược Bắc Kinh chẳn đoán cô bị ung thư dạ dày và viêm ruột kết. Trong thời gian điều trị ở bệnh viện, cô lại xuất hiện thêm triệu chứng lạ khác: nước bọt tiết ra liên tục. Bác sĩ bảo bệnh của cô là vô phương cứu chữa và có thể ảnh hưởng đến não bộ.

Một thời gian ngắn sau khi về nhà, cô không còn khả năng đi lại. Cô cảm thấy thời gian còn lại chỉ đếm trên đầu ngón tay. Con cô chỉ mới bảy tuổi. Thật khó mà hình dung rằng cô sắp mất tất cả. Con của cô sẽ mất mẹ, cha mẹ cô phải chịu cảnh người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.

Mẹ chồng cô là một học viên Pháp Luân Công đã giới thiệu cho cô cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Bà nói: “Con vẫn còn cơ hội. Hãy tin vào Pháp Luân Đại Pháp và làm một người tốt. Hãy bắt đầu tu luyện.” Mẹ chồng cô nói rằng căn bệnh không tên của cô có thể là do cô đang phải hoàn trả nghiệp lực mình đã gây ra trong tiền kiếp theo nguyên lý “Nhân quả báo ứng.”

Tiếu Tĩnh từng là một “học sinh kiểu mẫu” trong hệ thống giáo dục của Đảng Cộng Sản Trung Quốc và được dần dần được thăng tiến đến vị trí quản lý cao cấp. Cô không cho rằng mình là người xấu. Tuy nhiên, dù không tin vào khí công nhưng vì không còn lựa chọn nào khác nên cô đã thử tập Pháp Luân Công.

Khi đang tập, Tiếu Tĩnh cảm thấy một trường năng lượng mạnh mẽ bao quanh cơ thể. Cô đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và nhận ra mình không phải là người tốt như bản thân vẫn nghĩ. Cô hiểu rằng Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên lý chính mà mình phải tuân theo. Trong vòng một tuần, mọi bệnh tật của cô đều biến mất và quan điểm vô thần của cô đã thay đổi. Cô biết tầm quan trọng của việc làm một người tốt chân chính là như thế nào và đối xử tử tế với người khác ra sao.

Điều đầu tiên Tiếu Tĩnh làm khi cô hồi phục lại là hoàn trả tiền cho những người mà cô đã nhận. Cô trả lại số tiền mà cô đã chiếm dụng riêng, tiền hoa hồng bất hợp pháp của khách hàng và hoàn trả các khoản nợ xấu cho các doanh nghiệp. Cô không còn nóng tính với đồng nghiệp hay nhận bất cứ khoảng hối lộ nào và cũng không đến các hộp đêm nữa. Cô cũng từ chối mọi khoảng quà cáp hậu hĩnh từ các khách hàng hay đối tác.

Ngôi sao bơi lội Olympic: Không bệnh tật ở tuổi giải nghệ

Hoàn Hiểu Mẫn tham gia lễ kỉ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới ở công viên Hangang, thủ đô Seol ở Hàn Quốc vào ngày 13 tháng 5 năm 2017

Hoàng Hiểu Mẫn là một vận động viên bơi lội nổi tiếng ở Trung Quốc, năm 17 tuổi cô giành huy chương vàng cho nội dung bơi ếch ở Á Vận hội Seoul năm 1996 và giành huy chương đồng Olympics Seoul năm 1988. Từ năm 1986 đến 1990, cô đạt 11 huy chương vàng và được bình chọn là một trong “10 vận động viên xuất sắc nhất Châu Á” năm 1987. Cô hiện là huấn luyện viện bơi lội cho Hàn Quốc, có cuộc sống khỏe mạnh và không hề bị bất cứ căn bệnh nào mà các vận động viên đạt thành tích cao hay bị khi giải nghệ.

Tuy nhiên, lúc ấy mọi chuyện đã không diễn ra theo cách đó khi cô Hoàng giải nghệ. Chế độ tập cường độ cao gây ra cho cô nhiều vấn đề sức khỏe: thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng, thấp khớp, rối loạn nhịp tim và có nguy cơ bị liệt. Cô giải nghệ năm 23 tuổi.

Sức khỏe cô không cải thiện khi giải nghệ. Cô nằm liệt giường khoảng hai tuần mỗi lần khi cơn đau lưng tái phát. Cô thường không thể di chuyển được cổ vào buổi sáng thức dậy. Mẹ cô bật khóc, “Con chỉ mới hơn 20 tuổi mà bệnh tật như người đã trên 50! Tương lai con rồi sẽ sao đây! Nếu con có mệnh hệ nào, mẹ cũng chẳng muốn sống một mình nữa.”

Mặc dù đã tới nhiều bệnh viện để điều trị, nhưng sức khỏe của cô vẫn không được hồi phục.

Một bà cụ hàng xóm bảo cô: “Hiểu Mẫn, cháu nên tập Pháp Luân Công! Chỉ có Pháp Luân Công mới có thể cứu cháu!” Hoàng Hiểu Mẫn nghe theo lời khuyên của bà cụ và bắt đầu tập luyện.

Sau khi bắt đầu luyện một tuần, cô cảm thấy một luồng khí lạnh thoát ra khỏi bàn tay. Về sau, cô cảm thấy hoàn toàn thoải mái. Thân thể trở lại bình thường. Hiểu Mẫn vô cùng kinh ngạc vì ở Trung Quốc có nhiều môn khí công nhưng cô chưa bao giờ tin khí công. Tuy nhiên, từ những gì đã trải nghiệm, Pháp Luân Công đã thay đổi suy nghĩ của cô.

Hoàng Hiểu Mẫn nói với phóng viên: “Nếu không tập Pháp Luân Công, có lẽ tôi sẽ không còn được sống đến bây giờ. Đại Pháp ban cho tôi một cuộc sống mới và có cơ hội trải nghiệm những điều kì diệu của Đại Pháp. Không có ngôn từ nào diễn tả hết sự biết ơn của tôi đối với Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/26/372943.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/27/171666.html

Đăng ngày 12-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share