– Chân tướng lao động nô lệ trong các nhà tù của ĐCSTQ –

Bài viết của Hướng Chân

[MINH HUỆ 06-08-2018] Một bản thu âm “cầu cứu” phơi bày những cực hình bên trong Trại Cưỡng bức Lao động Trung Quốc đã làm chấn động xã hội quốc tế. Những người xem “thư cầu cứu” ở Vancouver, Toronto, Washington, New York, không ai là không cảm thấy kinh hoàng vì những nhà tù, trại cưỡng bức lao động đen tối của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tháng 10 năm 2012, một bức thư cầu cứu giấu trong hộp trang trí Halloween đã đến được nước Mỹ, cô Julie Keith ở bang Oregon đã phát hiện bức thư này và công bố cho mọi người.

Từ kết quả tìm kiếm Google, nhiều năm nay, những bức thư cầu cứu đến từ nhà tù Trung Quốc, được giấu trong quần áo hoặc sản phẩm thủ công đã nhiều lần ra được hải ngoại, đa số được viết bằng hai ngôn ngữ. Tuy nhiên dù được phát hiện, nhưng chúng đều không tạo được sự chú ý của xã hội quốc tế, mãi đến khi một học viên Pháp Luân Công tên Tôn Nghị mạo hiểm tính mạng của mình gửi đi 20 bức thư cầu cứu từ trại cưỡng bức lao động Trung Quốc, trong đó một bức được cô Keith nhận được, mới vén mở được sự việc đen tối to lớn này. Không biết trong hàng nghìn hàng vạn những sản phẩm của nhà tù xuất khẩu ra toàn thế giới vẫn còn bao nhiêu bức thư cầu cứu chưa được mở…

Rốt cuộc thì nhà tù, trại tạm giam, trại cưỡng bức ở Trung Quốc đen tối đến mức độ nào?

Thể chế cực quyền của ĐCSTQ mới là nguyên nhân bên trong thật sự của việc sử dụng lao động cưỡng bức tham gia sản xuất lượng lớn sản phẩm công nghiệp. ĐCSTQ bên ngoài thì tự xưng là [xử lý các việc một cách] “mưa thuận gió hòa”, “nhân tính hóa quản lý”, nhưng đằng sau cái vẻ đường hoàng đó lại là sự nô dịch “không giới hạn” và sự bóc lột vô nhân tính của ĐCSTQ đối với những nhân viên bị giam trong ngục.

1. ĐCSTQ biết luật mà vẫn phạm luật , biết rõ nhưng vẫn cố ý phạm

ĐCSTQ có pháp luật rõ ràng, cấm nhân viên nhà giam tham gia vào gia công xuất khẩu sản phẩm. Thế nhưng trên thực tế các chủng loại sản phẩm do lao động nô dịch làm nhiều vô số kể, chỉ vẻn vẹn hai năm gần đây trên mạng Minh Huệ đã phơi bày ra có nhiều hơn trăm loại, bao gồm đủ mặt hàng, từ đồ ăn, quần áo may mặc, các sản phẩm liên quan đến nhà ở, đi lại, nghỉ ngơi giải trí, trang điểm, làm đẹp, tiệc cưới, lễ hội… Sản phẩm được tiêu thụ khắp năm châu, bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Anh Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Đức, Phi Châu, Thổ Nhĩ Kỳ, Ý, Ả Rập, Malaixia, Canada, Hong Kong và Đài Loan.

2. Hầu hết các nhà tù trên phạm vi toàn quốc đều tồn tại việc nô dịch lao động nô lệ

Theo thống kê không đầy đủ, cho đến hiện tại, trên Minh Huệ Net đã phát hiện ra có ít nhất 22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị, gần 100 nhà tù, trại tạm giam, trại cai nghiện, trại lao động (đã giải thể) tồn tại mức độ nô dịch khác nhau. 22 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khu tự trị này theo thứ tự là: An Huy, Bắc Kinh, Cam Túc, Quảng Đông, Hà Bắc, Hà Nam, Hắc Long Giang, Nội Mông Cổ, Hồ Bắc, Hồ Nam, Cát Lâm, Giang Tô, Giang Tây, Liêu Ninh, Thanh Hải, Sơn Đông, Sơn Tây, Thượng Hải, Thiên Tân, Vân Nam, Trùng Khánh.

3. Ngành nghề đen tối, giám ngục không có nhân tính, không đảm bảo điều kiện vệ sinh cơ bản nhất

Thông thường, thực phẩm và các loại quần áo ôm sát thân đều phải đảm bảo an toàn không chứa bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, trong nhà tù của ĐCSTQ những điều này đều là nói suông, thực phẩm do nô dịch làm ra không có bất cứ biện pháp vệ sinh và kiểm tra kiểm dịch nào. Và chứng chỉ phù hợp sử dụng cho quần áo, chỉ là một loại nhãn hiệu bày cho có.

Ở trại cưỡng bức lao động Nữ Vân Nam, có một vị học viên Pháp Luân Công không chịu sản xuất “bánh quy”, cai ngục hỏi cô ấy tại sao. Cô ấy trả lời: “Bánh quy như thế này anh có mua không?” Cảnh sát bị hỏi như thế không trả lời được, cô ấy tiếp tục nói: “Các bao bột bánh thì chất đống trên nền đất bùn, máy làm bánh quy bám đầy bụi, máy khuấy nhân bánh cũng bám đầy bụi, bánh quy sản xuất ra như thế này có phù hợp tiêu chuẩn vệ sinh không? Anh đi xem xem nhà vệ sinh đó như thế nào? Phân và nước tiểu đầy sàn, mùi thối nồng nặc, không có chỗ nào chen chân vào được. Đi vệ sinh xong rửa tay một cái, ngay cả giấy lau tay cũng không có, chỉ biết chùi vào tạp giề là đi gói bánh quy rồi, bánh quy như vậy anh dám ăn không? Tôi luyện Pháp Luân Công tu Chân – Thiện – Nhẫn, là để làm người tốt, tôi không thể làm việc trái với lẽ trời như vậy được, do vậy việc này tôi không thể làm, tâm tôi chịu không được.”

Trong Nhà tù Nữ Số 1 của khu Nội Mông Cổ các phòng giam đều có đội bị bệnh già yếu, những người này vì các nguyên nhân như bị bệnh gan, bệnh lao, tuổi già, không thể đến xưởng làm việc. Một số phạm nhân đảm nhận việc nhổ những lông cầu trên áo lông, để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định, có người lấy bàn chải đánh giầy để chải, có người nhổ nước bọt lên áo lông, rồi dùng tay (cũng rất bẩn) miết thẳng ra theo các hướng trên dưới, sau đó gấp lại rồi nộp lên. Các loại sản phẩm qua tay những bệnh nhân này sản xuất đại đa số đều xuất khẩu sang các quốc gia Nhật Bản, châu Âu.

Trong các báo cáo của Minh Huệ Net qua các năm, điều kiện sản xuất thấp kém tệ hại ở các nhà tù, trại tạm giam các nơi, đều có các báo cáo tường tận.

4. Bức ép làm sản phẩm có độc

Do nhà tù là nơi không ai giám sát, cũng không cách nào giám sát, cũng không có ai dám giám sát, là một nơi đặc thù như vậy nên cũng là nơi tiến hành các giao dịch ngầm một cách an toàn nhất, mà nhà tù cũng vì lợi ích mà hết sức vui vẻ để làm các việc độc hại mà các xí nghiệp trong xã hội không cách nào hoàn thành, sau đó cưỡng chế phân phối các nhân viên đang bị giam phải làm.

Như cái gọi là món lợi kếch xù mà Trại Lao động Cưỡng bức Giai Mộc Tư của tỉnh Hắc Long Giang thu được, bắt các nhân viên đang bị giam giữ dùng nguyên liệu cao su có độc để làm ra điện thoại di động, đệm ngồi ô tô bằng vải lanh, làm hại người tiêu dùng. Trong xưởng nồng nặc mùi cao su có độc làm người ta phải ngạt, viên cai ngục giám sát không thể chịu nổi, bèn tìm cục giám sát kỹ thuật đến kiểm tra, kết quả là, lượng chất carcinogenic có độc trong nguyên liệu vượt quá tiêu chuẩn. Từ đó, dù tháng 12 lạnh buốt cai ngục vẫn thà ở ngoài trời chứ không muốn vào trong xưởng, nhưng lại bắt những nhân viên bị giam giữ làm tăng ca thêm giờ để hoàn thành định mức siêu cao. Rất nhiều người mũi chảy máu, tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, mắt sưng đỏ, thân thể bị tổn hại nghiêm trọng.

Những học viên Pháp Luân Công chống lại nô dịch, có người bị cai ngục đánh cho đến mức thủng màng nhĩ, có người bị đánh đến mức tứ chi bị thâm tím, có người bị lấy đế giày đánh đến mức mù mắt…

5. “Thời gian làm việc nô dịch” phi nhân tính

Căn cứ theo tài liệu có liên quan của Minh Huệ Net, đối với 36 trường hợp, tức là 36 nơi lao động nô lệ (bao gồm nhà tù, trại tạm giam, trại cai nghiện, và trại lao động cưỡng bức đã giải thể), thống kê báo cáo thời gian “làm việc” của lao động nô dịch mỗi ngày, các nô dịch lao động mỗi ngày bị bức ép 10 đến 20 giờ làm việc nô dịch một cách ác liệt, khi “nhiệm vụ sản xuất nặng nề”, các lao động nô dịch không hề chợp mắt trong vài ngày vài đêm. Trong đó, chiếm tỷ lệ nhiều nhất số nhà tù có tỷ lệ lao động nô dịch mỗi ngày bị ép “làm việc” từ 12 đến 14 giờ, tỷ lệ thống kê chiếm 36,11%, thứ hai là từ 16 đến 18 giờ chiếm 25%, đứng hàng thứ 3 là 14 đến 16 giờ, chiếm 19,44%, ba khoản thời gian này tính gộp lại chiếm 80,56% tổng các trường hợp.

6. “Tiền lương“ nô dịch

Hiện nay ở Trung Quốc Đại lục, bao thuốc lá mà những người trẻ tuổi mua không dưới 10 NDT, cái kéo không dưới 15 NDT. Mà các công nhân bị nô dịch với công việc thách thức cực hạn của sinh lý cơ thể, làm việc thời gian dài, liều sống liều chết để tạo ra không ít giá trị cho nhà tù và các “công bộc của nhân dân”, thì tiền lương của họ và phúc lợi cũng nên khá chứ?

Sự thực vẫn luôn khiến người ta phải kinh tâm! Các công nhân nô dịch trong trại tạm giam, trại cai nghiện, không hề có một đồng tiền thù lao nào. Nhà tù, trại trạm giam rất nhiều đều giống nhau, không có “tiền lương“, một số nhỏ các nhà tù và trại trạm giam có vài NDT tiền lương, rất có tính châm biếm, “hào phóng” nhất là một trại tạm giam Nữ Số 1 của Sơn Đông, vì nhận thầu xuất khẩu nghiệp vụ, căn cứ vào cường độ lao động mà có tiền lương từ 5 đến 100 NDT/tháng hoặc không bằng, trong các công nhân nô dịch đây đã là tiền lương cao đến mức khó có được rồi. Nếu ai có thể được từ 60-100 NDT/tháng, thì sẽ khiến cho công nhân nô dịch khác ca ngợi ngưỡng mộ.

7. Sản xuất quần áo trong nhà tù, tham vọng ngày càng lớn, nhắm vào quần áo hàng hiệu

Sau khi thử làm các loại thực phẩm, chế phẩm máy móc công nghiệp, lượng lớn các nhà tù của ĐCSTQ hiện nay bắt đầu chuyển hướng sang sản xuất quần áo, hơn nữa đa số lấy sản phẩm xuất khẩu làm chủ yếu. Tháng 5/2016, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo “Làm giàu may mặc“ chỉ ra, xuất khẩu quần áo của Trung Quốc chiếm tỷ lệ 41% trên thế giới, là nơi cung ứng sản xuất quần áo lớn nhất trên thế giới. Mà một vị doanh nhân không rõ tên trong ngành sản xuất quần áo xuất khẩu nói, lượng sản xuất quần áo đến từ hệ thống nhà tù Trung Quốc, ước chừng chiếm khoảng 10% sản lượng quần áo toàn Trung Quốc, nghĩa là, chiếm khoảng trên dưới 4% toàn thế giới.

Căn cứ theo “Báo cáo điều tra của Tổ chức điều tra quốc tế về việc các nhà tù, trại tạm giam của Trung Cộng cưỡng bức các học viên Pháp Luân Công sản xuất nô dịch” cho thấy, các Nhà tù Số 1, 4, 5, 7 của tỉnh Hắc Long Giang và công ty TNHH Quần áo Hạo Long – Cù Châu hợp tác lâu dài, trong quảng cáo tìm khách hàng hợp tác công ty TNHH Quần áo Hạo Long – Cù Châu ghi rõ, đơn đặt hàng của công ty này chủ yếu đặt ở công xưởng của mình, nhà tù sản xuất, công nhân gia công trong nhà tù khoảng hơn 20.000 người. Mà trong đó có cả những học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp. “Nhà máy của chúng tôi hiện nay thị trường chủ yếu 70% là ở thị trường Pháp, 20% ở thị trường Mỹ, 10% thị trường trong nước, thị trường nước Mỹ hiện nay chỉ là thông qua cơ cấu CSOCO làm một số nhãn hiệu.”

Việc các nhà tù dưới sự cai trị của ĐCSTQ đã chiếm đoạt ngành kinh doanh quần áo, đã đến mức không còn ai cản nổi.

8. Việc nô dịch thực chất là tra tấn thời gian dài

Sau khi Trung Cộng phát động cuộc vận động mang tính hủy diệt đàn áp Pháp Luân Công, vì lo lắng đến sự khiển trách và phẫn nộ của dân chúng đến từ trong và ngoài nước, không dám công khai thảm sát người dân lương thiện, nên thực thi việc tra tấn hành hạ đến chết một cách cực kỳ bí mật, cho dân chúng trong xã hội thấy một cảnh thái bình giả tạo, không cách nào biết đến tội ác giết người của Trung Cộng. Lại thêm việc Trung Cộng kỵ húy việc các tội ác tra tấn của nó, nên rất ít khi đề cập đến, khiến người dân nhận thức rất mơ hồ về vấn nạn này, thậm chí cho rằng không có liên quan gì đến mình. Thậm chí, sau khi những án oan về việc nhiều học viên Pháp Luân Công bị tra tấn sát hại bị vạch trần, người ta vẫn còn đi tin những lời lừa dối mà Trung Cộng tạo ra như “tự sát”, “chết bệnh“ v.v.

Thế nào là tra tấn? Công ước Liên hiệp quốc phản đối tra tấn cực hình cho rằng, tra tấn cực hình có ba yếu tố: Do cơ cấu chính phủ chấp hành, xúi giục, kích động hoặc công nhận; vì một mục đích đặc định (cụ thể) nào đó, ví dụ như bức cung, uy hiếp, bức hại, v.v.; tạo thành thống khổ, tổn hại nghiêm trọng về mặt tinh thần hoặc thể xác.

Sau khi tập đoàn Giang Trạch Dân của Trung Cộng phát động bức hại Pháp Luân Công, dung túng cho các nhân viên làm trái pháp luật ở cơ quan như Phòng 610, công an, viện kiểm sát, tòa án, dùng hàng trăm phương thức tra tấn sát hại để bức hại học viên Pháp Luân Công, từ những phương thức như đánh đập tàn nhẫn, sốc điện, bức thực, hạ độc, đông lạnh, y liệu thực nghiệm, lồng nước, giường người chết, còn tay treo lên, trói chéo cánh tay sau lưng v.v. Cho đến cực hình vượt quá cả tra tấn là mổ cướp nội tạng, trong thời gian ngắn hoặc vài giờ, là có thể tàn phá khiến người ta vong mạng. Mà thủ đoạn nô dịch này, trên bề mặt xem như làm việc lao động, không có hình cụ tra tấn, nhưng loại nô dịch này lại là loại hành hạ năm tháng lâu dài, có tính chết người, là tiến hành trong hoàn cảnh cực kỳ ác liệt, do vậy, nó thực thế là một loại tra tấn lâu dài.

Hệ thống nhà tù và lao động cưỡng bức trước khi bị hủy bỏ vào tháng 12/2013 đã giam giữ phi pháp và hành hạ tra tấn, cưỡng chế nô dịch các học viên Pháp Luân Công, là nghiêm trọng vi phạm “Quyền lợi tuyên ngôn và nguyên tắc cơ bản trong công tác của tổ chức lao động quốc tế”, và “Hiến chương Liên Hiệp Quốc“, “Tuyên ngôn nhân quyền thế giới”, “Công ước chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc“ …mà Trung Quốc đã ký.

“Báo cáo điều tra việc Trung Cộng tra tấn sát hại học viên Pháp Luân Công” của Minh Huệ Net đăng từ năm 2013, trong 3.653 trường hợp bị giam giữ bức hại đến chết được điều tra, thì có 3% tức 110 trường hợp là bị lao dịch quá mức trực tiếp đến chết.

ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công trong 19 năm vừa qua, có vô số học viên Pháp Luân Công bị phi pháp bắt lao động cưỡng bức và tra tấn trong ngục, bị chính quyền ĐCSTQ tra tấn nô dịch, trong đó có bao nhiêu người lương thiện bị dày vò nô dịch đến sức cùng lực kiệt, trở nên tiều tụy? Đằng sau sự nô dịch của Trung Cộng có bao nhiêu vết thương, máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lượng thiện? Đã tạo ra bao nhiêu bi kịch nhân gian?

Chỉ có cách giải thể ĐCSTQ, mới có thể khiến cho bóng đen tra tấn nô dịch trong nhà tù thực sự rút khỏi vũ đài lịch sử, mới có thể khiến cho môi trường tư pháp có được tỏa sáng thực sự.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2018/7/14/370952.html

Đăng ngày 06-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share