[MINH HUỆ 30-7-2018] Một ngày, một một đồng tu chia sẻ với tôi về việc đang giúp một đồng tu khác đang vượt quan nghiệp bệnh. Mọi người tận tâm tận lực giúp đồng tu đang bị nghiệp bệnh, vô tư phó xuất thời gian, tinh lực, tài lực, vật lực của bản thân, để chăm sóc cho đồng tu cao tuổi sống một mình đang trong ma nạn nghiệp bệnh, để đồng tu mới đắc Pháp khởi chính niệm tiếp tục tu luyện. Đồng tu dùng những ngôn từ mộc mạc kể lại khiến tôi vô cùng xúc động. Tại Trung Quốc Đại Lục, nơi người ta xem trọng vật chất, thì chỉ có đệ tử Đại Pháp mới có thể vô tư mà giúp đỡ người khác như thế.

Người đồng đó nói ra những việc này không có ý muốn khoe khoang công lao, mà là đang chia sẻ [tình huống mà] đồng tu không biết xử trí thế nào. Bởi thông qua việc học Pháp, chia sẻ, phát chính niệm cùng với các đồng tu đang trong ma nạn, vẫn có vài vị đồng tu thời gian dài không triệt để vượt qua ma nạn, có người còn lặp lại. Điều này không chỉ liên lụy tới tinh lực của đồng tu [đến giúp đỡ], mà còn tạo ảnh hưởng tiêu cực nhất định trong người thường, gây khó khăn cho việc giảng thanh chân tướng trong một khu vực nhất định, khiến cho cả đồng tu đang trong ma nạn và đồng tu đang tương trợ cũng vì thế mà thấy sốt ruột.

Nghe chia sẻ của đồng tu tôi phát hiện ra một vấn đề. Vấn đề này ở bản thân cũng khá nổi cộm, chính là [cảm giác] thấy thất vọng với những đồng tu một thời gian dài bị hãm trong ma nạn, còn với đồng tu chính niệm phủ định bức hại thì lại cảm thấy ngưỡng mộ, tán thán, bội phục, thậm chí còn xem là hình mẫu để bắt chước theo. Tôi ý thức được rằng đây là quan niệm của văn hóa đảng, đem người khác so sánh xem hơn, bằng hay kém bản thân, hoặc coi như hình mẫu, hoặc xem như là tài liệu giảng dạy phản diện. Trong Pháp, Sư phụ dạy chúng ta rằng:

“nhắm vào sự việc [để giải quyết] chứ không phải nhắm vào cá nhân,” (“Ý kiến về Chính Pháp đề cập đến tại Hội nghị các phụ đạo viên tại Bắc Kinh [1995]”,Pháp Luân Đại Pháp Nghĩa Giải).

Khi ở trong ma nạn thì biểu hiện bề mặt là đồng tu vượt ma nạn không tốt như vậy. Tình huống của đồng tu càng gian nan, thì lại càng dễ khiến chúng ta chỉ một mực nhìn vào đồng tu, càng đào sâu tìm ở họ, chỉ đạo họ vượt quan, mà quên mất hướng nội tìm nơi bản thân mình. Có lúc còn thốt ra lời than vãn: “Ài, chỉ quan nhỏ này thôi mà, chính là chấp trước này, sao mà ông ấy không nhận ra, không vượt qua được chứ?“

Tôi từ trong Pháp mà Sư phụ giảng liễu giải được một tầng ý nghĩa: Chứng kiến thấy các học viên khác đang phải vượt quan thì cũng chính là bản thân đang vượt quan. Thấy chấp trước của đồng tu thì cũng chính là chấp trước mà bản thân còn chưa tu bỏ. Đồng tu thân bị hãm trong ma nạn, thì giúp đỡ đồng tu là trách nhiệm không thể thoái thác, đó là điều mà một người tốt trên thế gian phải làm. Lúc này, cần xét bản thân trên phương diện người tu luyện để nghiêm túc tự hỏi bản thân: Sư phụ đang lợi dụng “vấn đề của người khác” để giúp mình tống khứ chấp trước nào nhỉ?”

Khi chia sẻ, có đồng tu nói: “Tôi cũng hướng nội tìm rồi, nhưng qua sự việc của ông ấy tôi không tìm ra bản thân có chấp trước gì. Với lý giải ở trạng thái tu luyện Chính Pháp tại tầng thứ sở tại của tôi, thì tôi thấy khi tìm không ra chấp trước của bản thân thì chính là xuất phát điểm để tìm chấp trước còn có vấn đề.

Có lúc tôi thấy hoang mang: Thế nào mới là chính niệm mà Sư phụ giảng? Nội hàm của chính niệm là gì? Hành vi cụ thể nào có thể được Sư phụ thừa nhận là chính niệm? Mang theo những băn khoăn này học Pháp hơn nửa năm, lại không ở trong Pháp mà tìm ra bất kỳ đáp án gì từ trên bề mặt câu chữ. Sau này tôi nhận ra rằng, lý do khiến tôi cố gắng tìm ra đáp án là gì? Là vì tôi sợ mình bị bức hại.

Sư phụ giảng:

“chư vị nói một câu [với] chính niệm kiên định liền có thể khiến tà ác lập tức giải thể, (vỗ tay) liền có thể khiến những ai bị tà ác lợi dụng phải cúi đầu đào tẩu, liền khiến bức hại mà tà ác nhắm vào chư vị [phải tan đi như] khói tiêu mây tản, liền khiến can nhiễu mà tà ác nhắm vào chư vị tiêu mất không còn tung tích.” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế miền Tây Mỹ quốc [2005], Giảng Pháp tại các nơi VII)

Lúc này tôi rất phấn chấn, liền mang theo tâm tranh đấu và vị tư trên cơ điểm cầu bảo hộ mà đi tìm đáp án, muốn nhanh có được chủng năng lực giải thể là ác, điều này là đi ngược lại với yêu cầu “vô tư vô ngã.” (“Phật tính vô lượng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Khi chúng ta tìm được quan niệm và chấp trước gây trở ngại khiến bản thân không dùng chính niệm mà đối đãi vấn đề, thì giả tướng đó hoặc là sẽ ngay lập tức tiêu mất, hoặc có thể còn kéo dài thêm một thời gian. Vì chúng ta là một quần thể tu luyện, mọi người có thể không thể cùng một lúc mà tất cả đều nhìn ra vấn đề của bản thân. Hoặc cũng có thể vấn đề của bản thân còn chưa triệt để tìm ra được.

Các đồng tu, xin đừng chỉ mãi sốt ruột vì chấp trước người khác, hãy mau nhìn vào bản thân, hướng nội tìm ở bản thân. Sư phụ đang chờ tin tốt lành của chúng ta. Tầng thứ cá nhân còn hữu hạn, có gì không dựa trên Pháp, xin đồng tu chỉ giúp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/30/371758.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/22/171604.html

Đăng ngày 05-09-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share