Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-05-2018] Tôi nghĩ rằng khi chúng ta tiếp cận những người không sẵn lòng nghe chúng ta nói về Pháp Luân Công và cuộc bức hại, chúng ta không nên tranh luận với họ. Thay vào đó, cách tốt hơn là tiếp cận họ từ một giác độ khác. Làm như vậy có thể đạt được những kết quả đáng kinh ngạc.

Ví dụ, tôi đã nói chuyện với một phụ nữ đang ngồi trên ghế dài trong một cửa hàng tạp hóa. Tôi hỏi: “Chị đã làm việc ở đâu trước khi nghỉ hưu?”

Bà ấy đáp: “Tôi làm ở trường học. Tôi dạy tiếng Trung.”

Tôi hỏi: “Chị chắc hẳn phải là một Đảng viên?”

“Vâng.” – Bà ấy sau đó đã đổi giọng và nói: “Mỗi khi tôi ngồi đây, luôn có ai đó nói với tôi về Pháp Luân Công, điều đó chẳng có ích gì với tôi cả.” Sau đó bà hỏi tôi: “Chị có tu luyện Pháp Luân Công không?”

Tôi đáp: “Chúng ta là đồng nghiệp. Tôi dạy lịch sử, tiếng Trung và âm nhạc. Trong những năm qua, chị và tôi đều đã làm việc vất vả. Lương thì thấp mà công việc thì nặng nhọc. Trong những năm gần đây, tôi đã xem lại cách tôi đã hành xử trước đây. Tôi càng nghĩ nhiều về điều đó, tôi càng cảm thấy tiếc cho những học sinh trước đây của tôi.”

Bà ấy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Tại sao chị lại cảm thấy tiếc cho những học sinh của chị?”

Tôi đáp: “Tôi đã dạy những môn học đó trong hơn 30 năm. Tôi cũng dạy họ cách hành xử. Nhưng có bao nhiêu lời nói dối tôi đã nói với họ?”

Bà bối rối và hỏi: “Những lời nói dối gì?”

“Năm 1960, tôi dạy một khóa học lịch sử. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố rằng Đảng đã đuổi quân đội Nhật ra khỏi Trung Quốc trong Thế chiến thứ II và Quốc dân Đảng đã không chiến đấu chống lại quân Nhật. Sau đó, tại sao Chính phủ Quốc dân Đảng của Đài Loan lại có tài liệu đầu hàng của Nhật Bản chứ không phải là Đảng cộng sản?” Đảng Cộng sản đã nói dối về chiến thắng để lấy lòng dân chúng. Tôi đã lặp lại những lời nói dối đó cho học sinh của mình. Đó là lời nói dối đầu tiên tôi nói với họ.

Tôi nói tiếp: “Sách giáo khoa nói rằng Trung Quốc gặp phải thiên tai trong giai đoạn 1959-1961, nhưng không ai bị chết đói. Vào thời gian đó, tôi đang là học sinh trung học. Một bạn cùng lớp ngồi chung bàn với tôi đã chết vì đói. Có vô số người đã chết vì nạn đói. Trên thực tế, không có bất kỳ thiên tai nào trong ba năm đó, chỉ có nhân họa mà thôi.”

“ĐCSTQ ra lệnh cho mọi người phải tinh luyện thép. Lượng lớn các loại cây trồng bị bỏ thối trên các cánh đồng. ĐCSTQ đã vận chuyển đậu tương và các mặt hàng chủ lực khác cho Liên Xô cũ để đổi lấy vũ khí. Tôi đã lặp lại lời nói dối đó với các học sinh của mình trên lớp và nói không ai bị chết đói. Đó là lời nói dối thứ hai mà tôi đã nói.”

“Tôi tiếp tục về lời nói dối thứ ba: Năm 1958, ĐCSTQ công bố rằng sản lượng lúa gạo là 60.000 kg trên một mẫu ruộng (tương đương 0,4 héc ta hay 4046,86 m2). Giáo viên trong lớp của tôi đã nói với chúng tôi rằng đó là tin giả bởi vì cô ấy và nhiều học sinh khác đã chuyển tất cả gạo thu hoạch được sang một địa điểm. Phòng truyền thông sau đó đã chụp một bức ảnh được sử dụng với một báo cáo sai sự thật. Mặc dù tôi biết sự thật, tôi vẫn lặp lại lời nói dối đó với học sinh của mình.”

Tôi nói thêm: “Vào ngày 4 tháng 6 năm 1989, các sinh viên đại học trẻ yêu cầu có các biện pháp chống tham nhũng và dân chủ. Cuộc đàn áp đẫm máu đã diễn ra. Tôi cũng nói với các học sinh của mình nhiều lần rằng không có sinh viên nào bị giết trên Quảng trường Thiên An Môn. Trong những năm đó, tôi nhồi nhét những lời nói dối của ĐCSTQ vào đầu các học sinh của mình. Nhưng bây giờ tôi biết ĐCSTQ là gì! Bây giờ tôi đã tỉnh ngộ. Đó là lý do tại sao tôi thấy tiếc cho các học sinh của mình.”

Người phụ nữ đáp: “Chị có thể xin lỗi các học sinh của chị. Tôi nghĩ chị là một người tốt. Tôi đã biết về một số điều chị nói, nhưng không phải là tất cả.”

Qua biểu hiện của bà ấy, tôi biết là bà đã hiểu sự thật. Sau đó chúng tôi nói chuyện về Pháp Luân Công. Tôi bắt đầu nói: “Các học viên Pháp Luân Công chỉ muốn nói với chị về những khía cạnh của cuộc bức hại mà chị không thể biết nếu không được nghe ai nói. Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện dạy người ta trở thành người tốt và biết nghĩ cho người khác trước. Các học viên đã mạo hiểm mạng sống của họ để nói cho mọi người biết sự thật. Chúng tôi không muốn những người khác phạm tội chỉ vì họ đang chịu ảnh hưởng bởi những lời nói dối của ĐCS. Khi ĐCSTQ sụp đổ, chúng tôi không muốn những người khác bị kéo xuống cùng nó.”

Bà ấy đã chăm chú lắng nghe và cảm động. Tôi nói với bà ấy: “Liệu tôi có thể cho chị một bí danh để thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó không? Tôi có thể đăng tam thoái cho chị trên mạng.”

Bà ấy trả lời: “Vâng. Tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/5/364969.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/21/171598.html

Đăng ngày 31-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share