Bài của một phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 12-8-2018] Nhà tù Bổn Khê Tây Huy, còn gọi là Nhà tù Bổn Khê, là một trong những nhà tù khét tiếng ở tỉnh Liêu Ninh thực hiện việc tra tấn các học viên Pháp Luân Công như một phần của cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện tinh thần này.

Đứng đầu trong việc đàn áp

Không lâu sau khi cuộc bức hại bắt đầu, nhiều cơ quan ở tỉnh Liêu Ninh đã cùng nhau ra lệnh cho tất cả các nhà tù ở tỉnh này phát động một “dự án đặc biệt” để “chuyển hóa” những học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù.

Những cơ quan này bao gồm Phòng 610 (một cơ quan đứng ngoài vòng luật pháp có nhiệm vụ tiêu diệt Pháp Luân Công và được trao quyền lực nằm trên hệ thống tư pháp), Ủy ban Chính trị và Luật pháp, Phòng Ổn định, Sở Tư pháp Tỉnh, và Viện Kiểm sát Tỉnh.

Nhà tù Bổn Khê nằm ở tuyến đầu trong việc thực hiện dự án đặc biệt này.

‘Mô hình mẫu’ cho việc bức hại

Trong những năm qua, Nhà tù Bổn Khê đã sử dụng nhiều phương pháp tàn bạo để tra tấn các học viên Pháp Luân Công, để bắt họ từ bỏ tín ngưỡng của mình và đạt được mục đích là có tỷ lệ “chuyển hóa” 100%.

Trong logic biến dị của ĐCSTQ, nó đã được tặng danh hiệu “Nhà tù Văn minh” ở cấp tỉnh và được khen ngợi là một “Nhà tù Kiểu mẫu” để các nhà tù khác noi theo. Vào tháng 9 năm 2010, Phòng 610 ở cấp chính quyền trung ương đã tổ chức một hội nghị và công bố: “Tất cả các tỉnh nên ngưỡng mộ tỉnh Liêu Ninh, và tất cả các nhà tù nên ngưỡng mộ Bổn Khê.”

Những phương pháp hèn hạ

Nhà tù Bổn Khê đã lựa chọn phương pháp “quản lý du côn” để xử lý tù nhân. Dưới vỏ bọc “thực thi luật pháp văn minh” và “cải cách giáo dục”, nhà tù này đã chỉ định “những tù nhân phụ trách”, vốn thường là những kẻ phạm trọng tội, để quản lý những tù nhân khác.

Những tù nhân phụ trách này đứng trên các quy định và được phép sử dụng bất cứ bạo lực nào để trấn áp những người bị giam và khiến họ phải phục tùng. Nếu họ bị phản kháng, họ sẽ báo cai trại hỗ trợ họ bằng cách bắt những tù nhân bất đồng phải chịu những ngược đãi và tra tấn tệ hại hơn.

Những trường hợp bức hại được ghi chép lại ở dưới đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Chảy máu não và hôn mê

Do bị tra tấn, chỉ 22 ngày sau khi bị chuyển đến Nhà tù Bổn Khê, ông Hồ Quốc Kiến đã bị chảy máu não nặng. Ông bị hôn mê trong 2 năm liền cho tận đến khi ông mất.

Ông Hồ Quốc Kiến, sinh năm 1970, bị bắt lần cuối vào ngày 7 tháng 7 năm 2015; sau đó 5 tháng, ông bị kết án 4 năm tù vào ngày 9 tháng 12.

Ông bị chuyển đến Nhà tù Bổn Khê vào ngày 4 tháng 5 năm 2016, và bị bắt phải lao động nặng nhọc, bị không cho ngủ, và thiếu đồ ăn. Khi vợ ông đến thăm ông 5 ngày sau đó, vào 9 tháng 5 năm 2016, bà đã giật mình khi thấy rằng ông đã sụt mất một phần ba cân nặng.

Ông Hồ bị trừng phạt nếu ông không thể hoàn thành công việc bị giao hay không thể hoàn thành chỉ tiêu lao động. Ông đã bị những tù nhân phụ trách lột quần áo, bị bắt ngồi trên một chiếc ghế băng nhỏ và không được phép ngủ.

Khi ông bị ngất đi, các tù nhân đã đá vào đầu ông và chửi bới ông. Khi làm vậy cũng không thể khiến ông tỉnh lại, ông đã được đưa đến bệnh viện. Ông được chẩn đoán là bị chảy máu não nghiêm trọng và cần phẫu thuật thần kinh.

Ông Hồ bị rơi vào hôn mê sau 22 ngày bị chuyển đến Nhà tù Bổn Khê. Ông đã không bao giờ tỉnh lại nữa.

Chết do bị tra tấn sau khi được thả hai tháng

Ông Lục Nguyên Phong đã bị bắt vào tháng 11 năm 2014, ông bị kết án ba năm tù vào tháng 6 năm 2015. Sau đó, ông bị chuyển đến Nhà tù Bổn Khê.

Trong ba năm ông Lục ở tù, gia đình ông chỉ được phép vào thăm ông hai lần. Ông nói với những người thân của mình rằng, các cai trại ở Nhà tù Bổn Khê đã đánh đập ông, dùng dùi cui điện để giật điện ông, và bắt ông phải ngồi xổm trong những khoảng thời gian dài. Ông đã viết một đơn kiện dài kể chi tiết việc tra tấn bằng sốc điện.

Hai tháng trước khi được thả theo thời hạn, ông Lục bị đột quỵ nhưng nhà tù đã không cho ông được phép chăm sóc y tế cần thiết, hoặc cho gia đình vào thăm hoặc thả trước thời hạn vì lý do sức khỏe. Khi ông được thả vào ngày 19 tháng 11 năm 2017, giọng nói của ông đã bị líu, ông bị liệt, và chân ông bị rạn xương. Ông rơi vào hôn mê 21 ngày sau khi được thả và đã qua đời, thọ 63 tuổi.

Da ngực bị tróc ra

Ông Trần Tú, 56 tuổi, là một kỹ sư Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Chi nhánh Liêu Ninh. Lần ông bị bắt gần đây nhất là vào tháng 2 năm 2015.

Tháng 11 năm 2015, nhà tù bắt đầu cái gọi là “Phong trào ‘Chuyển hóa’ cuối năm” đối với các học viên. Mùa đông năm đó lạnh giá chưa từng có. Tra tấn được tăng cường.

Ông Trần bị trói vào một chiếc ghế, bị sốc bằng dùi cui điện, và bị đâm khắp người bằng một cái kim, và bị đánh đập tàn nhẫn. Những kẻ hành hung lăn đế giầy qua ngực ông cho đến khi da ngực bị rách và chảy máu.

Vào buổi tối, một tù nhân đã cắt và xé toạc áo vest của ông Trần, vốn đã dính vào ngực bê bết máu của ông. Phần da ở trên ngực và xương sườn ông đã bị toác ra.

Tra tấn biệt giam và bức thực mất vệ sinh

Ông Lương Vận Thành, một cựu thẩm phán của Tòa án Thành phố Phượng Thành, tỉnh Liêu Ninh bị bắt ngày vào 5 tháng 9 năm 2010, và bị kết án ba năm tù vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Khi ông Lương đề nghị trưởng khu vực Triệu Cương chuyển đơn kiện của ông lên Tòa án Thượng thẩm Thành phố Liêu Ninh, Triệu đã chuyển bức thư cho ban quản lý nhà tù, và họ đã ra lệnh tra tấn ông Lương thêm nữa.

Ông Lương đã bị đưa vào biệt giam. Và 60 ngày tra tấn không ngừng bắt đầu. Hai cánh tay ông bị căng rộng ra và hai bàn tay bị siết chặt vào còng ở cuối đầu giường. Hai chân ông bị căng thẳng ra và bị trói vào một cái vòng trên giường. Một bóng đèn cao áp rọi thẳng vào mắt ông.

Ông Lương đã tuyệt thực để phản đối, và vì thế ông đã bị bức thực tàn bạo. Theo chỉ đạo của bác sỹ nhà tù, các cai trại đã nhét ống dẫn đồ ăn qua lỗ mũi ông và truyền nước muối đặc vào. Họ thường để ống trong dạ dày ông 4 ngày trước khi lấy nó ra để làm sạch qua loa. Thỉnh thoảng, bác sỹ lại phủ bên ngoài ống xông các hóa chất để kích ứng mũi và thực quản của ông Lương.

Không cho điều trị y tế

Các quan chức ở Ban Quản lý các Nhà tù của tỉnh Liêu Ninh đã tuyên bố rằng “không cho các học viên Pháp Luân Công được thả sớm vì lý do y tế”, ngay cả khi Nhà tù Tây Hồ đã đồng ý thả ông Lưu Đức Phúc vì lý do y tế vì sức khỏe của ông rất yếu do bị tra tấn và lao động cưỡng bức.

Ông Lưu, 63 tuổi, đã được chẩn đoán là bị nhồi máu cơ tim, tiểu máu tụ vùng dưới và huyết áp cao tại Bệnh viện Sắt thép Bổn Khê, tỉnh Liêu Ninh.

Vì ông Lưu từ chối từ bỏ tín ngưỡng của mình, ông đã bị tra tấn và bị đánh vào đầu bằng những vật nặng, gây ra những vết rách và chảy máu nghiêm trọng. Ông phải khâu 21 mũi. Sau đó ông bị biệt giam, bị còng tay và bị xiềng vào sàn nhà hơn 20 ngày.

Bị cai tù và những tù nhân khác tra tấn tàn nhẫn

Ông Mạnh Hiến Quang, 52 tuổi, vẫn bị giữ trong Đồn Cảnh sát Đại Nam sau khi ông bị bắt lần gần đây nhất vào ngày 28 tháng 6 năm 2018. Vợ ông là bà Tô Tiểu Hoa cũng bị bắt cùng thời điểm và hiện vẫn chưa rõ là bà đang ở đâu và tình trạng như thế nào.

Ông Mạnh lần đầu tiên bị kết án bốn năm tù sau lần ông bị bắt vào tháng 8 năm 2001. Ông lại bị kết án ba năm rưỡi tù khi ông và vợ ông cùng bị bắt ngày 26 tháng 3 năm 2014.

Ông Mạnh đã bị tra tấn tàn bạo trong lần bị cầm tù thứ hai ở Nhà tù Bổn Khê. Vào ngày 18 tháng 10 năm 2015, cai tù Trần Canh đã ra lệnh cho những tù nhân khác nhét bít-tất vào miệng ông Mạnh và chụp túi ni-lông lên đầu ông. Họ dùng băng dính trói hai tay và hai chân ông vào một chiếc ghế.

Cai tù Lưu Minh Hạo đã xé toạc áo của ông Mạnh và đổ nước lạnh lên đầu ông trước khi đánh đập ông. Cai tù Lưu Tư Đồng đã sốc điện ông Mạnh cho đến khi dùi cui hết điện.

Sau đó vài giờ, ông Mạnh bị chuyển đến một phòng khác, tại đó cai tù Trần ra lệnh cho hai tù nhân khác giữ hai cánh tay ông Mạnh. Rồi Trần quất vào lưng ông hơn 20 lần bằng một chiếc ống cao-su. Khi Trần nghỉ giải lao, cai tù Lưu lại nhặt ống lên và tiếp tục.

Sau đó, ông Mạnh bị đưa trả về xà-lim cũ, bị lột hết quần áo, và bị trói vào một chiếc ghế. Các tù nhân thay phiên nhau theo dõi ông để ngăn không cho ông ngủ.

Sáng hôm sau, cai tù Trần ra lệnh cho tù nhân Thi Kiên dí một sợi dây điện hở vào người ông Mạnh. Sau đó, Trần nối đầu kia của dây vào một dùi cui điện. Có lúc cai tù Trần dí dây điện hở vào cơ quan sinh dục của ông Mạnh và nói: “Tao sẽ cho mày không thể có con được nữa.” Ông Mạnh bị co giật do sốc điện còn các cai tù khác thì cười nhạo ông.

Chiều hôm đó, ba cai tù nữa là Lang Bằng Trình, Lưu Minh Hạo và Trương Tri Ngộ đến và dùng băng dính dán các quyển sách vào đùi ông Mạnh. Rồi hai người trong số họ dùng các ống nhựa để quật vào các cuốn sách. Theo cách đó, ngay cả nếu ông bị nội thương thì trên bề mặt cũng không thấy gì. Việc đánh đập kéo dài hơn hai giờ đồng hồ cho tới khi những cai tù này kiệt sức.

Không được ngủ và gia đình không được vào thăm

Từng là một người khỏe mạnh, với vẻ mặt trống rỗng, ông Chu không thể ngủ và ngồi hàng giờ cho qua thời gian. Hai năm cầm tù đã đã làm ông bị tổn tại nghiêm trọng.

Ông đã bị đánh đập và không cho ngủ khi ở trong tù. Gia đình ông không được vào thăm. Khi ông phản đối, ông bị sốc bằng dùi cui điện. Kết quả là da thịt ở lưng ông bị cháy, nhưng các cai tù đã chuyển ông vào phòng biệt giam mà không cho ông được chăm sóc y tế.

Vào lúc ông được thả ra khỏi phòng biệt giam sau đó 7 ngày, những vết thương trên lưng ông đã trở nên bị nhiễm trùng. Ngay cả đến nay, những vết sẹo vẫn còn thấy trên lưng ông.

Ghế cọp

Trong một hội nghị cai tù toàn quốc vào tháng 10 năm 2014, cai tù của Nhà tù Bổn Khê đã kêu gọi “chuyển hóa” 100% các học viên Pháp Luân Công. Vì thế Nhà tù Bổn Khê đã bắt đầu tăng cường ngược đãi các học viên.

Ông Chu Lâm bị bắt vào tháng 1 năm 2013. Ông bị kết án bốn năm tù và bị chuyển đến Nhà tù Bổn Khê.

Ông Chu bị biệt giam trong 10 ngày. Ông bị trói vào một ghế cọp và tay chân ông bị dán chặt xuống bằng băng dính. Phần da ở trên cẳng chân của ông bị tróc ra. Những kẻ hành ác đã đốt các ngón tay ông bằng thuốc lá cho đến khi da ông bị nứt và cháy đen. Ông bị không cho ngủ trong 3 ngày đêm liền, không được phép cựa quậy chút nào, và chỉ được ăn uống tối thiểu.

Những trường hợp được ghi chép lại này phơi bày việc tra tấn kinh hoàng áp dụng với các học viên ở Nhà tù Bổn Khê.

Đôi lời cảnh báo đối với những kẻ hành ác trong cuộc bức hại này: Các vị đang bị ĐCSTQ lợi dụng, dưới vỏ bọc là thực thi luật pháp để cướp đi sức khỏe và hủy hoại cuộc đời của họ. Những thủ phạm chính – Chu Vĩnh Khang, Lý Đông Thăng, và Bạc Hy Lai – đã bị báo ứng và bị cầm tù vì những tội ác khác nữa.

Công lý sẽ chiến thắng. Chỉ khi các vị chọn làm việc thiện, chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo này và chuộc lại những tội lỗi của mình, thì các vị mới có tương lai.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/12/372359.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/28/171674.html

Đăng ngày 31-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share