Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Bắc Kinh

[MINH HUỆ 19-12-2017] Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1995. Theo lý mà nói thì thời gian lâu như vậy đáng lẽ tôi phải nên biết thế nào là tu bản thân từ trong Pháp, nhưng tôi lại thực sự không biết. Cho dù trong mắt các đồng tu tôi đều làm tốt ba việc, học Pháp, luyện công rất kiên trì, ngộ tính cũng tốt, thiên mục khai mở cũng nhìn được nhiều hiển tượng. Tuy nhiên đây chỉ là biểu hiện ở tầng bề mặt, thực chất là suốt hơn 20 năm tu luyện tôi vẫn không thực tu, không tu đến nơi đến chốn. Đây là điều mà rất lâu sau tôi mới nhận ra.

Những biểu hiện cụ thể

Trong thời gian tu luyện tôi ngày càng quen biết nhiều đồng tu, nhưng do không học Pháp cho tốt, không chú trọng tu luyện tâm tính, cơ sở tu luyện không vững vàng, chỉ hướng ngoại chứ không hướng nội tìm, nên những phiền phức tìm đến càng ngày càng nhiều: cái này không dựa trên Pháp, cái kia không phù hợp, tu cái này dở, làm việc kia giống người thường… còn mang tâm soi mói, phán xét. Đặc biệt khi phát sinh mâu thuẫn, gặp chuyện bất đồng lại không biết tìm ở bản thân, luôn cho rằng đồng tu chỗ này không tốt, còn trách: “Người này bị làm sao thế này?” Thậm chí còn nghĩ mình mới là người chịu tổn hại, oan ức. Khi cùng các đồng tu nói chuyện hoặc làm việc, trong tâm cũng phán xét. Do đó, lúc tôi ngồi đả toạ, phát chính niệm thường thấy mình rơi vào giếng sâu (có lậu), từ trong giếng còn bò lên những con côn trùng lớn nhỏ khác nhau, vô cùng kinh tởm. Nhưng tôi vẫn không ngộ ra.

Nhìn đồng tu, tu đồng tu, những Pháp lý nói ra đều chọn lọc từ đồng tu, mà không theo yêu cầu của Sư phụ hướng nội tìm, tu bản thân. Những gì biểu thị với đồng tu đều như “Kim ngọc kỳ ngoại, bại tự kỳ trung” (Bề ngoài trông đẹp mã, nhưng bên trong thì thối nát). Ví như khi đến nhà đồng tu bình luận: Pháp tượng của Sư phụ đặt trên giá sách là không thích hợp, trong nhà đồng tu không nên có ếch (cho dù là đồ chơi trẻ em), không nên dùng giấy báo để gói sách Đại Pháp, v.v.. Đồng tu bị tôi nói như vậy vừa chút ngại ngùng rồi ngay trước mặt các đồng tu cải chính lại. Mặc dù tôi nói không sai nhưng xuất phát điểm cũng không đúng. Bề mặt thì nhắc nhở đồng tu kính Sư kính Pháp, nhưng bên trong vẫn còn mang tâm muốn hiển thị bản thân. Hiển thị rằng ngộ tính của mình cao, học Pháp tốt. Ẩn giấu sau những câu nói ấy vẫn là tâm hư vinh, tâm cầu danh, đề cao bản thân. Đây là tu bề mặt, không thực tu, luôn nghĩ mình cao hơn người khác, về sau phát triển thành xem thường đồng tu, nhìn gì cũng không thuận mắt. Những đồng tu đã tiếp xúc hoặc quen biết, tôi đều xem thường, trở nên càng ngày càng nhỏ mọn. Tiếp đó, cùng những thói quen dùng tư duy phụ diện và hướng ngoại tìm, các tâm đó không thể giấu diếm được mà càng ngày càng hiển lộ ra.

Đồng tu cũng là người tu luyện, có thể không có cảm giác sao? Ban đầu có thể nhẫn được, sau khi cố gắng phối hợp cùng tôi mà không có hiệu quả, càng ngày càng rời xa tôi. Nhóm học Pháp cũng không muốn tôi đến, những hạng mục chứng thực Pháp cũng không gọi tôi tham gia, thay đổi điểm hẹn cũng không thông báo cho tôi (tình hình thực tế không phải như vậy), khiến tôi vài lần lỡ hẹn. Có lần tôi khoác túi đĩa CD nặng trịch, đứng ở điểm hẹn lo lắng đợi mọi người, tìm kiếm, chờ đợi không có kết quả rồi thất vọng rời đi. Nỗi khổ sở và lạc lõng ấy không cách nào có thể hình dung.

Khi tôi ủ dột trở về nhà mới ngỡ ngàng nhận thức ra tính nghiêm trọng của vấn đề, nhưng cũng không nghiêm túc xem lại chính mình, vẫn khăng khăng giữ cái “tự ngã” ngoan cố. Còn tự an ủi bản thân rằng, cũng chẳng phải chuyện gì to tát, không gặp cũng tốt. Tôi có thể tự mình lên mạng tải tài liệu về tự in, làm đĩa CD, làm tốt ba việc. Mọi người không cần tôi thì tôi có thể tự làm.

Dụng tâm học Pháp hướng nội tìm

Phàn nàn vẫn là phàn nàn, tức giận vẫn là tức giận, suy cho cùng vẫn là còn cảm giác ủy khuất vẫn chưa triệt để hết những cảm giác thật vọng. Vì không cùng các đồng tu làm đĩa CD và tư liệu chân tướng nên thời gian rảnh rỗi của tôi nhiều hơn. Trong nỗi buồn bực, tôi liền dùng thời gian rảnh rỗi này để học Pháp, nghe băng tiếng. Đã từ rất lâu tôi mới bình tâm lại học Pháp, nghe Pháp như bây giờ. Sự từ bi của Sư tôn, những thanh âm vang vọng khiến tôi cảm thấy thân thiết vô cùng, tâm trạng tôi trở nên bình ổn hơn.

Tôi đọc từng cuốn lại từng cuốn, nghe từng bài một, không ngừng đọc không ngừng nghe. Cuối cùng tôi cũng nhận ra chỗ mình xuất hiện vấn đề. Bắt đầu hướng nội tìm, nhưng vẫn bị mắt kẹt trong vấn đề này, bị quay vòng vòng trong những sự việc đó, không thoát ra được, luôn cảm thấy không đào sâu đến gốc rễ vấn đề, tự hỏi căn nguyên của nó ở đâu?

Một hôm, vào buổi sáng khi tôi ngồi đả tọa, một cái thước đo và một sợi dây mỏng xuất hiện trước mắt tôi. Cái thước và sợ dây đều đang dựng thẳng. Nhìn kỹ thì thấy cái thước màu trắng và dày như thước đo 3 góc (không khẳng định), số đo còn khắc rất tỉ mỉ, bên cạnh có các con số rất rõ ràng mà không chỉ một mặt có. Còn sợi dây dài nhưng mỏng hơn cả sợi chỉ, lại có màu xám làm tôi có cảm giác như có như không, sợi dây và thước kẻ một cái trắng một cái đen, một cái thực thực một cái giả giả. Hai cái cách nhau một đoạn. Hình ảnh này chỉ xuất hiện hai ba giây rồi biến mất. Xuất định xong, tôi cảm thấy kỳ quái vô cùng.

Tôi vẫn suy trì trạng thái khó hiểu đó cho đến khi tôi đọc được một bài tâm đắc thể hội của đồng tu trên Minh Huệ, bài viết như đang nói về tôi nên đã khiến tâm tôi vô cùng chấn động. Điểm khác nhau chỉ có là đồng tu ấy nhận thức được còn tôi thì không, đồng tu đã quy chính lại mình, thăng hoa lên, còn tôi vẫn dậm chân tại chỗ. Nguyên nhân là vì đồng tu đã dùng Pháp đối chiếu vào mình, hướng nội tìm, tu bản thân. Còn tôi lại dùng Pháp đối chiếu đồng tu, hướng ngoại, không tu tốt bản thân. Vậy nên tôi làm việc cùng ai cũng thế, chẳng được bao lâu liền tìm thấy trong ngôn hành và những biểu hiện của họ không phù hợp với Pháp. Tôi còn lấy thời gian tu luyện của tôi và đồng tu so sánh, vô tình đi vào ma đạo mà không biết. Tôi như quên mất mình còn là người tu luyện, lại không biết trời cao đất dày, đó thực sự là điều cực kỳ nguy hiểm.

Thực ra, mỗi đồng tu đều do Sư phụ quản, tôi không thể khoa chân múa tay, tay chỉ năm ngón với người khác. Còn tự nhận mình ngộ Pháp tốt, tu cũng tốt hơn, nghĩ mình cao hơn đồng tu. Hoàn toàn quên mất Sư phụ đã tách ra phần tu tốt của mỗi đồng tu còn lại những biểu hiện xuất ra đều là những điều chưa tốt. Tôi đã hiểu chiếc dây và cái thước kẻ nhắc nhở tôi điều gì: Dây thước là tôi dùng Pháp để đo lường đồng tu, không đo lường chính mình (chính là hướng ngoại). Tu theo đồng tu chứ không tu mình, đây chính là trạng thái thực của tôi.

Nhận ra những sai sót của mình, tôi thấy hối hận vô cùng, đang lúc không biết cách nào có thể thay đổi trạng thái hiện tại của mình, thì bỗng nhiên đồng tu mang hộp đĩa CD đến tìm tôi, nhờ tôi làm thêm hai mươi đĩa chân tướng, còn quan tâm tôi, hỏi những ngày gần đây tôi không đi? Tôi nói tôi đi rồi nhưng không tìm thấy ai cả, có phải đổi địa điểm rồi? Khi tôi nói những lời này miệng hơi cười, chính mình rất bình thản, không thấy tủi thân hay phàn nàn. Cô ấy nói vẫn ở địa điểm cũ không có thay đổi. Cô ấy mỗi ngày đều đợi tôi hơn nửa tiếng rồi mới đi.

Tâm tôi bồn chồn tự hỏi: Bao nhiêu người đứng đó đợi nửa tiếng, lại không nhìn thấy? Tôi chợt hiểu ra: là Sư phụ từ bi đã dùng cách này để tôi không đi lạc sang đường tà. Khi tôi nhận ra sai lầm này, quy chính lại bản thân, Sư phụ đã an bài đồng tu đến, để tôi biết trân quý cơ duyên vạn cổ này! Cảm ơn Sư phụ từ bi đã khai thị cứu độ chúng con!

Cải biến và tu tốt chính mình

Từ đó về sau, tôi thay đổi mình hoàn toàn – từ phía trên nhìn đồng tu, sửa đồng tu chuyển thành khiêm tốn tìm bên trong bản thân, tu bản thân. Dưới đây là hai ví dụ:

Tôi quen đồng tu A năm 1995. Lúc đó cô ấy đã tu luyện được hai năm, từng là người phụ trách của chúng tôi. Khi tà ác bắt đầu bức hại, chúng tôi đến Văn phòng thỉnh nguyện Bắc Kinh, một người bị bắt bất hợp pháp vào đồn cảnh sát một người bị đưa đến phòng tẩy não, sau đó cả hai đều bị di chuyển đến nơi bí mật. Cô ấy trong trại tạm giam bị ép ngồi cùng một tư thế trong nhiều giờ liền khiến mông trở nên tím đen, vô cùng khổ sở.

Vì cô ấy tu luyện đã lâu, dự nhiều buổi giảng Pháp của Sư phụ, quen biết rộng, về sau mỗi tháng một lần tôi đều đến nhà cô ấy lấy tư liệu giảng chân tướng (USB, đĩa CD). Tôi rất kính trọng cô ấy. Còn cô ấy cũng rất vui vẻ thoải mái với tôi. Nhưng kể từ hai năm trước, khi sự kiện khởi kiện Giang Trạch Dân bắt đầu, cô ấy vì còn tâm sợ hãi nên không tham gia, khuyên thế nào cũng không được. Từ đó về sau, tôi cũng không quan tâm cô nữa. Trước đây mỗi lần gặp nhau đều chỉ thấy những mặt tốt của cô ấy, nhưng đến giờ chỉ toàn điều không tốt. Dần dần còn chút xem thường cô ấy.

Khi tôi thông qua cô ấy hướng nội nhìn bản thân, tôi phát hiện đến lúc mình viết đơn kiện Giang Trạch Dân thì tâm sợ hãi cũng không kém cô ấy, trước và sau khi đệ đơn kiện đều sợ hãi, tâm sợ hãi vẫn chưa triệt để tu bỏ. Những lúc bình thường tâm sợ hãi càng lớn, hoài nghi, lo lắng ngày càng tăng, tư duy phụ diện nhiều, liên tưởng phong phú, thường hay giật mình.

Đồng tu A trong việc làm tư liệu, chứng thực Pháp làm tốt hơn tôi nhiều. Những bùa hộ Pháp vô cùng đẹp mắt được làm từ đôi bàn tay khéo léo của cô, vì cô ấy tỉ mỉ, cần cù, hàng nghìn cuốn lịch chân tướng cô ép gáy rất kỳ công nhưng đều không kêu thán một lời. Vì lo người đưa thư sẽ lãng phí tài nguyên Đại Pháp, lỡ mất cơ hội cứu người nên mỗi lần gửi thư chân tướng cô ấy không nhét vào hòm thư mà chạy ngược chạy xuôi khắp các bưu điện. Cứ nửa tháng một lần, đều định kỳ phát báo Minh Huệ mới và tuần báo chân tướng, v.v. Làm bao nhiêu việc như thế nhưng cô không hề kể công, hiển thị bản thân. Còn tôi khi cứ làm được chuyện gì là lại thấy mình thật giỏi, tự mãn, phóng đại, đề cao mình. Đây đâu phải hành vi nên có của đệ tử Đại Pháp. Viết đến đây, tôi xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu. Thấy ưu điểm của đồng tu, không tận gốc tìm chính mình, tu tốt chính mình, đề cao chính mình. Đến bao giờ mới chân chính đạt được tỷ học tỷ tu.

Còn một trường hợp khác, hai tháng trước, có đồng tu làm công an bị bắt cóc. Người đó tôi không quen biết, nhưng đó là người bạn của đồng tu mà tôi quen biết. Tất cả đồ đạc của đồng tu ấy đã được chuyển đi (phòng của anh ấy rất nhỏ). Cảnh sát, công an, an ninh quốc gia, Phòng 610 can nhiễu anh ấy. Tôi rất khâm phục anh vì trong tình cảnh vô cùng khó khăn ấy cũng chịu đựng được, còn bảo toàn các tư nguyên của Đại Pháp. Vì giảm bớt gánh nặng cho anh ấy, tôi liền mang máy in và các nguyên liệu gồm giấy, đĩa CD, v.v. đến nhà mình.

Khi xem xét đến vấn đề đồng tu bị bắt nên bị tổn thất kinh tế rất lớn, tôi thương lượng với đồng tu và quyết định đưa tiền máy in và nguyên liệu cho đồng tu đó để anh ấy vẫn có thể tiếp tục đi chứng thực Pháp. Bởi nhà tôi cũng là điểm làm tài liệu chân tướng, những máy móc đó tôi đều có rồi, nên tôi đã nhờ chồng mang những thứ đó đến nhà đồng tu khác.

Về sau, đồng tu lại nói còn cần chuyển những đồng tiền ghi chân tướng đi. Nghĩ đến hoàn cảnh gia đình đồng tu khó khăn, vì bị tà ác bức hại mà mất việc lại còn có hai đứa con nhỏ, gánh nặng gia đình càng lớn hơn, nên tôi đã lấy tiền rút ra từ ngân hàng đổi lại cho anh. Tổng cộng tổng cộng 6.900 tệ, tôi giữ lại một ít để dùng, số còn lại đổi cho các đồng tu.

Thời gian này tôi vẫn có chỗ làm chưa tốt, bộc lộ ra những nhân tâm và chấp trước của tôi. Ví dụ, tôi biết chiếc máy in của một đồng tu bị hỏng, tôi bèn nói muốn tặng chiếc máy in mình vừa mua cho anh. Lúc đó anh ấy không nói gì, còn vui vẻ cười nói. Rồi chúng tôi nói sang chuyện khác sau đó bắt đầu học Pháp. Tôi cứ nghĩ anh ấy đã đồng ý nhận chiếc máy rồi nên đến buổi học Pháp tiếp theo tôi và chồng mang máy in chuẩn bị mang đến nhà anh. Không ngờ lúc tôi gọi điện kêu anh ra nhận thì anh ấy mới sửng sốt và nói đã mua cái mới.

Vì mâu thuẫn đột nhiên xảy ra làm tôi trở tay không kịp, cũng có chút thấy bẽ mặt. Tắt điện thoại và bảo chồng mang máy in về nhà. Ông ấy vừa nghe xong liền tức giận, nói vài lời không hay.

Sư phụ giảng:

“Tu luyện là tu nhân tâm, tu chính mình; khi có vấn đề, khi có mâu thuẫn, khi có khó khăn và bị đối xử bất công bằng, thì vẫn có thể hướng nội tìm trong bản thân mình, thế mới là tu luyện thật sự, mới có thể đề cao không ngừng, mới có thể đi cho chính con đường tu luyện, mới có thể tiến về viên mãn!” (Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan [2016])

Và:

“Trong bất kể can nhiễu nào cũng không được [vì] dùi vào những chi tiết cụ thể mà tự làm rối loạn chính mình, thế mới có thể vượt qua, hơn nữa uy đức lớn hơn.” (Về xáo động từ một bài viết về phó nguyên thần [2016])

Tôi tự nhủ với bản thân cũng không có chuyện gì. Trước tiên phải tu khẩu, không nghĩ, không nói, không đề cập, bạn cần thì tôi đưa, bạn không cần thì tôi giữ lại, ai cần thì tôi tặng người ấy.

Thông qua chuyện này hướng nội tìm tôi nhận thấy chính mình cũng không đúng, tự ý quyết định, nghĩ nó là đương nhiên, nghĩ rằng mình làm chuyện tốt, áp đặt suy nghĩ của mình lên đồng tu, tự cho là đúng, người khác còn chưa quyết định cần hay không cần mà mình đã tùy ý hành động. Đây chỉ là biểu hiện bề mặt. Hướng nội thâm sâu hơn liền tìm thấy tâm hiển thị, tâm cầu danh, tâm hư vinh, còn mang tâm muốn được đồng tu hồi báo (trong việc làm video và máy tính anh ấy đã giúp tôi nhiều) còn có tư tâm, tâm tự bảo hộ mình, tâm hoàn thành nhiệm vụ, v.v. Chính vì những nhân tâm và chấp trước đó nên mới bị cựu thế lực khống chế, nên mới tạo thành mâu thuẫn và gián cách với đồng tu.

Cuối cùng tôi cũng biết thế nào là chân tu, thực tu, cũng biết làm thế nào để đạt được chân tu, thực tu, hướng nội chân chính, thế nào để hướng nội tìm đến tận gốc rễ để tu bỏ nó đi. Đại Pháp của Sư phụ giảng có nội hàm vô cùng thâm sâu và đệ tử Đại Pháp trên còn đường đến viên mãn thì càng có nhiều lý giải khác nhau. Tôi có cảm nhận như bản thể của mình đang dung hòa vào Đại Pháp rộng lớn trong vũ trụ và thăng hoa lên.

Một ngày nọ, lúc sáng sớm 6 giờ khi tôi ngồi song bàn, thế tay đơn thủ lập chưởng phát chính niệm, cảm thấy mình như đang xông thẳng lên, vừa xông lên lên tôi vừa hô lớn: “Ta là đệ tử Đại Pháp! Ta là đệ tử Đại Pháp!” Tôi vượt qua từng tầng không gian, rất nhanh bay lên, khi vượt qua vũ trụ rộng lớn, chợt nhìn thấy Sư phụ (hình tượng Pháp thân) đang ngồi song bàn kết ấn ở bên trên phía trước, tôi cũng không thể bay nữa. Tôi muốn chạy đến bên Sư phụ nhưng không nhúc nhích được cứ đứng yên ở đó, mắt chăm chú hướng về phía Ngài, Sư phụ thì nhắm mắt không nhìn tôi. Một lát sau thì hình ảnh biến mất.

Sau đó tôi nhớ đến đoạn Pháp: “Sư phụ [ở điểm] cuối cùng đang chờ đợi chư vị!” (Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan [2016])

Sư tôn nói là làm, thực sự đang chờ đợi chúng ta! Tôi đã vô cùng vui mừng và biết ơn Ngài. Tôi nghĩ là mình có thể đang ngồi trên công trụ của mình mà lên. Tôi muốn chạy đến bên Sư phụ, nhưng không lên nổi, là vì tầng thứ của tôi chưa đủ, vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn cao. Tầng thứ của tôi còn cách Sư phụ một đoạn, đó chính là đoạn đường cuối cùng mà tôi phải đi. Mỗi bước đi đều phải thật chính thật vững vàng, tu luyện tốt như hồi đầu, làm tốt ba việc, khiêm tốn hướng nội tìm, phải thực tu, chứng thực Pháp, cứu nhiều người, hoàn thành thệ nguyện. Tôi cũng ngộ được: Sư phụ muốn chúng ta trở thành một người được toàn vũ trụ thừa nhận, đều kính phục một cách đường đường chính chính, xứng danh là đệ tử Đại Pháp. Để trở thành một đệ tử Đại Pháp chân chính, không chỉ nói ra là được mà phải chân chính thực tu, đồng hóa với đặc chính “Chân – Thiện – Nhẫn”.

Tôi nhất định sẽ trân quý vạn cổ cơ duyên này, nghe theo lời Sư phụ, ngày càng tinh tấn, hoàn thành sứ mệnh, bước đến bên Sư phụ, cùng Ngài trở về nhà.

Các đồng tu, chúng ta hãy nỗ lực hơn nữa! Sư phụ đang ở điểm cuối cùng đợi chúng ta!

Cảm ơn Sư tôn từ bi vĩ đại! Hợp thập!

Cảm ơn các đồng tu!

Bài chia sẻ có điểm gì không phù hợp với Pháp mong các đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/12/19/357857.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/31/167778.html

Đăng ngày 29-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share