Bài viết của Chánh Tín

Tiếp theo phần 5: Lợi ích của Pháp Luân Công: Các nhà giáo (Phần 5)

[MINH HUỆ 3-8-2018] Môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra công chúng vào năm 1992. Có nhiều học viên là giáo viên tiểu học, trung học. Những nhà giáo ấy đã lấy tiêu chẩn Chân – Thiện – Nhẫn tự yêu cầu bản thân và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục và dạy dỗ các học sinh của mình.

Họ được các đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh hết sức kính trọng. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc tiến hành cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp năm 1999, nhiều nhà giáo đã bị bắt, giam giữ, tra tấn đến chết; đó quả thật là mất mát to lớn cho đất nước và thế hệ tương lai.

Một cô giáo ở Sơn Đông giành lại sự sống

Cô Thang Thụy Cầm là giáo viên dạy Toán về hưu ở trường trung học thành phố Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông. Tuân thủ nguyên lý của Đại Pháp, cô Thang đã cống hiến hết mình cho công việc và được cấp trên, đồng nghiệp, học sinh vô cùng yêu mến. Hàng năm, cô đều được bình chọn là giáo viên xuất sắc và giáo viên dạy giỏi môn Toán. Cô từng đại diện thành phố tham gia dự án nghiên cứu cải cách phương pháp giảng dạy môn Toán.

Cô Thang bị ung thư vú và đã trải qua phẫu thuật. Bảy năm sau, khối u di căn và cô phải cắt bỏ tử cung. Sức khỏe của cô suy giảm nghiêm trọng do các tế bào ung thư lan rộng. Khi đã mất hết hi vọng và chỉ còn chờ chết thì năm 1996, một học viên đã đưa cho cô bộ đĩa CD các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp.

Cô Thang đã xem hết toàn bộ các bài giảng Pháp và kỳ tích đã xuất hiện: Khối u nơi gần vai cô đã biến mất. Vài ngày sau, cô như trở thành một con người mới và bắt đầu đi làm lại. Vì kì tích sức khỏe này mà nhiều người quen của cô Thang đã bắt đầu bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Thời điểm đó, nhà nước phải trả 85 đến 100 phần trăm chi phí thuốc men cho người dân. Là người được hưởng lợi nên cô Thang cho rằng điều này chẳng có gì sai. Sau khi hiểu được những giáo lý của Pháp Luân Đại Pháp, cô đã xé tất cả hóa đơn điều trị trị giá 3000 tệ và nói: “Nhà nước không cần phải trả tiền chữa bệnh cho tôi. Tôi muốn làm một người tốt.”. Vào thời điểm đó, lương tháng của giáo viên trung học là khoảng 200 đến 300 tệ và hóa đơn đó giá trị bằng một năm tiền lương của cô.

Từ gần như bại liệt đến khỏe mạnh hoàn toàn

Cô Trần Tú Trinh là giáo viên về hưu ở thành phố Cao Mật tỉnh Sơn Đông. Cô từng bị các vấn đề nghiêm trọng về ruột và dạ dày, xương khớp đau nhức đến độ gần như liệt. Cô Trinh có khối u ở ngực và gần như mù vì u não.

Tháng 8 năm 1997 cô Trần bắt đầu tập luyện Pháp Luân Đại Pháp và chỉ trong một thời gian ngắn, mọi bệnh tật của cô đều đã biến mất. Tu luyện cũng giúp tinh thần cô trở nên thuần khiết hơn. Trước kia cô luôn chi ly tiền bạc đến mức không bao giờ mua bất cứ thứ gì mà không cò kè mà cả. Sau khi tu luyện, cô không làm thế nữa mà còn trả lại tiền thừa nếu người bán đưa dư.

Trước kia cô cũng hay tranh cãi với chồng và gia đình chồng và luôn cho rằng mình bị ngược đãi. Bây giờ cô luôn suy xét một cách cẩn thận xem liệu mình có nói năng hay làm gì sai không mỗi khi có mâu thuẫn. Cô sẽ tìm ra lỗi sai của mình và tự sửa đổi, cố gắng làm tốt hơn trong lần tới, nhờ đó gia đình cô dần trở nên êm ấm, hạnh phúc.

Cô hiệu trường mẫu giáo tốt bụng.

Cô Cảnh Phỉ là hiệu trưởng của một trường mầm non ở thành phố Triêu Dương, tỉnh Liêu Ninh. Em trai cô đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho cô vào tháng 8 năm 1995. “Nếu chỉ có thể giới thiệu cho chị duy nhất một cuốn sách trên đời này, thì đó chính là cuốn “Chuyển Pháp Luân”. Sau khi nghe em trai giới thiệu về cuốn sách, cô cảm thấy rằng cuốn sách đã trả lời cho cô nhiều câu hỏi về cuộc sống.

Cô Cảnh đã mua một cuốn “Chuyển Pháp Luân.” Sau khi đọc, quan điểm về thế gian và cuộc sống của cô hoàn toàn thay đổi. Cô biết mục đích để sống và phải sống như thế nào; và hiểu tại sao phải làm một người tốt.

Trước đây, cô luôn oán trách vì bị chuyển xuống làm giáo viên mầm non, và cảm thấy vị trí đó không phù hợp với trình độ của mình. Cô chán nản vì nghĩ rằng mình đã không nhận được sự tôn trọng mà mình xứng đáng được nhận. Sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, cô đã loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và cống hiến hết mình cho công việc và bọn trẻ. Cô thay đổi mô hình giảng dạy đối với trẻ em, điều này đã giúp cô nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục.

Một thời gian ngắn sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã chủ động trả lại cho trường số tiền mà cô đã tính toán sai. Cô cũng từ chối quà cáp và tiền bạc mà phụ huynh biếu. Lòng trung thực ấy khiến nhiều phụ huynh ủng hộ. Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, cô Cảnh bị đình chỉ công việc, nhiều phụ huynh đã đứng lên ủng hộ và yêu cầu để cô quay lại làm việc.

Cô Cảnh sống với nhà chồng gần 20 năm và tất cả họ đều vô cùng quý mến cô.

Gia đình của thầy giáo thụ ích từ việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Ông Lưu Giang là trưởng khối chủ nhiệm của trường trung học thuộc chương trình 9 năm bắt buộc ở thị trấn Tùng Giang, thành phố Giao Hà, tỉnh Cát Lâm. Gia đình ông gồm vợ chồng, mẹ và con gái bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 1 năm 1996.

Bệnh hen suyễn của ông đã khỏi hẳn sau khi ông bắt đầu tu luyện. Ông không còn bị mệt khi đứng lớp và có thể phụ trách thêm các việc khác ở trường. Nhờ tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, ông dạy học sinh rất tận tâm và nhiều lần được bầu chọn là giáo viên ưu tú và cuối cùng trở thành trưởng khối chủ nhiệm.

Vợ ông trước kia từng bị xuất huyết bao tử và thường bị ngất. Cô hay tranh cãi với mẹ chồng và thường làm ầm lên cả những chuyện tiền nong nhỏ nhặt. Nhờ tuân thủ nguyên lý Chân Thiện Nhẫn mà chứng xuất huyết bao tử của cô đã khỏi và cô cũng trở nên hòa hợp với mẹ chồng. Tiền bạc không còn là vấn đề trong gia đình nữa.

Mẹ ông Lưu bị bệnh tim và đau nửa đầu và hàng ngày đều phải dùng thuốc. Về sau, bà đã hoàn toàn khỏe mạnh nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và mọi người thường bảo bà khỏe mạnh hơn nhiều so với tuổi.

Con gái ông Lưu bước vào tu luyện năm 8 tuổi. Cháu bé tuân theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn và biết thể hiện sự quan tâm và kính trọng đối vối thầy cô, cha mẹ và bạn bè. Thành tích học tập của cháu rất xuất sắc và thường là học sinh giỏi trong tốp đứng đầu của trường.

Lời kết

Giáo dục là nền tảng để đất nước nuôi dưỡng thế hệ tương lai. Những nhà giáo này đã tuân theo tiêu chuẩn của Pháp Luân Đại Pháp và cống hiến hết mình cho công việc và mang lại những điều tốt đẹp cho nước nhà. Đáng tiếc là cũng như các học viên khác, những nhà giáo này cũng chịu bức hại nghiêm trọng vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công.

Ông Lưu Giang bị giam hai lần tổng cộng là bốn năm trong trại lao động cưỡng bức. Ông bị kết án sáu năm tù và đã qua đời. Mẹ ông vì đau buồn chuyện con trai bị oan khuất nên cũng đã qua đời.

Cô Cảnh Phỉ cũng phải chịu bức hại tàn bạo trong nhiều năm. Cô nhiều lần bị bắt và tra tấn dã man ở trại cưỡng bức lao động Mã Tam Gia trong hai năm và nhà tù nữ tỉnh Liệu Ninh bốn năm.

Cô Thang Thụy Cầm nhiều lần bị Phòng 610 và quản lý nhà trường quấy nhiễu. Lương của cô bị cắt giảm và không được thăng chức. Gia đình cô sống trong nỗi sợ hãi vì chính quyền địa phương thường xuyên gây phiền phức.

Cô Trần Tú Trinh liên tục bị cảnh sát và giám thị trong trường giám sát, theo dõi và gây phiền hà. Việc này tạo sức ép to lớn lên gia đình cô. Lương của cô cũng bị khấu trừ 5000 tệ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/8/3/371065.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/8/19/171570.html

Đăng ngày 28-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share