Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở tỉnh An Huy, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-6-2018] Sau khi cha mẹ chồng qua đời thì chồng tôi, là con trai lớn trong gia đình, đã chăm lo chu đáo cho các em của mình. Sau năm mới 2017, gia đình bên chồng tôi tổ chức một buổi tiệc tối thịnh soạn để họp mặt mọi người.

Chồng tôi uống rượu và có phần hơi phấn khích. Khi tiệc gần tàn và mọi người chuẩn bị ra về, thì anh giữ hai em trai của mình lại không cho họ rời đi. Chồng tôi nói anh muốn đến nhà chị lớn để trò chuyện tiếp, nên mọi người đồng ý.

Trong lúc trò chuyện, chồng tôi đã lỡ lời khiến người em trai thứ hai của anh không hài lòng. Mặt cậu ấy đột nhiên biến sắc và nói những lời ngông cuồng với chồng tôi. Vốn đang trời quang vạn dặm, bỗng chốc biến thành mây đen giăng kín. Mọi người vốn chỉ nghĩ em trai đang nói đùa, nhưng ai ngờ càng lúc càng quá đáng, cái gì cũng nói…

Chồng tôi cũng cho rằng em trai cư xử không đúng mực. Ban đầu anh ấy không biết phải làm gì nhưng sau đó đã nổi giận. Anh vốn luôn nhường nhịn và quan tâm đến các em của mình, nhưng lúc này thì anh ấy không thể hiểu tại sao em trai mình lại cư xử quá đáng như thế, anh ấy cảm thấy ủy khuất.

Chị cả, vợ của cậu em trai thứ hai, cậu em trai út và tôi cùng đưa cậu ấy về nhà. Trên đường về, cậu ấy vẫn không ngừng nói những lời khó nghe.

Chồng tôi thẹn quá hóa giận. Anh ấy nói sẽ thuê côn đồ để dạy cho cậu em một bài học.

Khoảng 10 giờ 30 phút tối, chồng tôi dần dần tỉnh rượu, nhưng vẫn còn giận đến mức cả đêm không ngủ.

Sáng hôm sau, cậu em trai thứ hai nhận ra mình đã sai và được cậu em út khuyên nhủ, nên đã đến nhà chị gái và xin lỗi chồng tôi. Con trai của cậu em thứ hai cũng đến. Cháu thay mặt cha mình cúi đầu xin lỗi và mong chồng tôi tha thứ cho cha cháu.

Các chị em gái sau khi biết chuyện cũng đều nói rằng em trai thứ hai đã sai khi ầm ĩ lên như vậy. Anh cả bình thường luôn chăm lo cho họ và sự việc như vậy đáng lẽ không nên xảy ra.

“Học viên [Pháp Luân Công] là những người tốt hiếm thấy trong xã hội ngày nay”

Khoảng hai tháng sau khi xảy ra sự việc trên, chồng tôi nhận được tin nhắn từ cậu em trai thứ hai nói muốn vay tiền. Gia đình cậu ấy chuẩn bị mua nhà cho con trai nhưng còn thiếu 50.000 nhân dân tệ, nên hỏi chúng tôi có thể cho vay được không.

Chồng tôi đọc tin nhắn cho tôi nghe và nói: “Cậu ấy vừa mới nói những lời khó nghe với chúng ta, giờ lại muốn vay tiền. Mở miệng ra mà không thấy xấu hổ nhỉ!”

Tôi khuyên chồng không nên chấp nhặt giống như cậu ấy. Tôi bảo chồng: “Em là người luyện công, em không để tâm đến những chuyện sai trái mà cậu ấy đã gây ra trước đây, còn tiền thì cứ cho cậu ấy mượn đi. Con trai của cậu ấy đã 30 tuổi rồi mà vẫn chưa có bạn gái. Hiện tại người ta rất thực dụng, tìm bạn trai thì trước tiên là xét nhà cửa.“

Chồng tôi đồng tình với tôi, thấy nên giúp đỡ em trai và bỏ qua hiềm khích trước kia.

Nhưng lúc ấy chúng tôi chỉ còn 20.000 nhân dân tệ tiền tiết kiệm. Trước đây chúng tôi có vài trăm nghìn tiền tiết kiệm, nhưng có người đến vay mà giờ vẫn chưa có ai trả.

Cậu em đó nói: “20.000 nhân dân tệ thì không đủ mua. Chúng em cũng đã cố hết cách rồi, đành phải đợi dịp khác vậy.”

Chồng tôi nghĩ đợi thì biết đến khi nào. Vì thế anh đã hỏi tôi rằng liệu chúng tôi có thể vay bạn bè tôi được 30.000 nhân dân tệ hay không.

Hôm sau, tôi đi gặp một đồng tu nhờ giúp đỡ. Chúng tôi tu luyện Pháp Luân Công cùng nhau và tôi gọi đồng tu này là chị gái. Ngay khi tôi vừa giải thích lý do, chị ấy đồng ý ngay tức thì và đưa tôi thẻ lương, mật khẩu và thẻ căn cước của chị. Chị ấy nói tôi có thể tự rút tiền từ thẻ của chị bao nhiêu cũng được.

Tôi nghĩ tự mình đi rút tiền của chị ấy thì không đúng nên tôi nhờ chị đưa tiền cho tôi khi nào chị ấy rảnh. Chiều hôm đó, chị ấy đem 30.000 nhân dân tệ đến nhà tôi. Chồng tôi rất xúc động và liên tục nói cám ơn chị.

Sau khi học viên đó rời đi, tôi hỏi chồng tôi cớ sao anh lại vui mừng đến thế. Anh ấy thở dài và nói: “Gần đây em trai của anh đã nói những lời khó nghe với anh, nhưng giờ thì tìm đến anh để vay tiền. Mặc dù chúng ta cũng không có đủ tiền, nhưng em đã không từ chối. Thay vào đó, em đến nhà bạn để vay tiền cho cho cậu ấy. Làm sao mà anh không xúc động cho được? Người học viên đó, mặc dù không phải là họ hàng thân thích, nhưng nhất mực tin tưởng em và đến tận nhà tự tay đưa tiền cho chúng ta. Nếu chúng ta vay người khác, không chừng chúng ta phải tới lui bao nhiêu lần hoặc phải nói thật khéo thì mới vay được tiền ấy!”

Chồng tôi nói tiếp: “Học viên Pháp Luân Công các em luôn nghĩ cho người khác trước. Các học viên là những người tốt hiếm thấy trong xã hội ngày nay. Quả đúng là Sư phụ vĩ đại tạo ra những đệ tử vô tư. Anh thực sự bội phục.”

Tôi không thể nhớ được đã bao nhiêu lần chồng tôi nói những lời từ tận đáy lòng như thế. Tôi nói: “Không phải bọn em, chính là Sư phụ Lý Hồng Chí dạy chúng em trở thành người biết nghĩ cho người khác, vì thế anh hãy cảm tạ Sư phụ nhé!”

Chồng tôi liền hô to: “Cảm tạ Sư phụ vĩ đại! Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo! Sư phụ Lý Hồng Chí hảo!”

“Đó là chủ đề phổ biến nhất hiện nay”

Sau khi tôi giúp em chồng khoản tiền còn thiếu kia, chồng tôi càng ủng hộ tôi nhiều hơn trong việc chứng thực Pháp. Có lúc anh ấy còn giúp tôi giảng về vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp khi tôi đang giảng chân tướng cho mọi người.

Cách đây hai hôm, chúng tôi đến thăm mẹ, năm nay bà 95 tuổi và gặp một người em họ ở đó. Đã nhiều năm tôi không gặp cậu ấy. Khi chúng tôi nói chuyện, mới hay cậu ấy đã có một doanh nghiệp thủy sản lớn và rất hiếu kính bề trên. Tôi chúc mừng cậu có một sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc, cậu ấy rất phấn chấn.

Khi tôi vừa chuyển sang chủ đề Pháp Luân Công đang bị bức hại, em họ dường như có điểm e sợ và lập tức nói: “Chị à, chúng ta nhiều năm không gặp, hôm nay chúng ta hãy bỏ qua chủ đề đó đi.”

Lúc này, chồng tôi vẫn còn chân trong chân ngoài cửa, chưa kịp chào hỏi người em họ, liền nửa đùa nửa thật cao giọng nói: “Tại sao chúng ta không nói về điều đó? Không nói về nó thì nói cái gì? Đó là chủ đề phổ biến nhất hiện nay.”

Em họ của tôi sửng sốt. Cậu ấy không nói câu nào mà chỉ im lặng nghe tôi nói. Tôi nói với cậu ấy việc mình đã thụ ích qua tu luyện Pháp Luân Đại Pháp như thế nào, đại ma đầu Giang Trạch Dân đã bức hại học viên Pháp Luân Công, những người tốt khi chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn ra sao.

Tôi cũng nói với cậu ấy về những việc mình đã trải qua: “Chị bị bắt giam hơn bảy tháng chỉ vì đi đến Bắc Kinh để nói với chính quyền sự thật về Pháp Luân Đại Pháp. Tiền lương bị công ty giữ lại, và không được đề bạt thăng chức.”

Tôi nói về tội ác chưa từng có trên hành tinh này: Tà đảng Trung Cộng đã mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống để mưu lợi, Trời sẽ diệt cái đảng tà ác đó. Tôi cũng đề cập đến những cựu quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã tham gia bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Vương Lập Quân, Từ Tài Hậu, tất cả bọn họ đều liên tiếp ngã ngựa và lần lượt bị kết án tù.

Tôi nói rằng bất cứ ai gia nhập ĐCSTQ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên thì đều phải thoái xuất khỏi chúng để không bị hủy diệt cùng tà đảng. Chỉ khi thoái ĐCSTQ thì người ta mới có một tương lai tươi đẹp. Các học viên Đại Pháp đang khuyên tam thoái là để cứu người, không tham dự chính trị.

Em họ rất chăm chú lắng nghe tôi nói và cuối cùng đã đồng ý thoái ĐCSTQ bằng tên thật của mình.

“Em trang điểm phải không?”

Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, toàn thân tôi đều là bệnh, nào là viêm kết mạc, đau mắt hột, viêm xoang, viêm nhức răng, viêm phế quản mãn tính, viêm vùng chậu, trĩ, và nghiêm trọng hơn là nhịp tim nhanh. Bệnh tật khiến tôi mệt mỏi và mặt mày xanh xao, mới chỉ 30 tuổi mà nhìn như bà già.

Năm 1993, tôi đảm nhiệm chức y tá trưởng và không phải trực ca đêm nữa. Tôi sinh hoạt nề nếp hơn, nhưng bệnh tim của tôi không được cải thiện. Khi bệnh tình nặng thêm, chứng ngoại tâm thu thất nhịp đôi, nhịp ba xuất hiện. Môi tôi chuyển sang thâm đen và tôi bị khó thở khi lên cầu thang. Các chuyên gia tim mạch đề nghị tôi nhập viện để được theo dõi điều trị liên tục.

Chồng tôi không để tôi phải làm bất cứ việc nhà nào và đề nghị tôi nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Thuốc Tây y, Trung y tôi đều đã thử, nhưng chúng chỉ có thể làm giảm các triệu chứng tạm thời. Các triệu chứng sẽ tái xuất hiện khi tôi mệt mỏi hoặc lo nghĩ. Thân là y tá, nhưng đối diện với các loại bệnh tật của bản thân thì tôi lại không biết làm thế nào để chữa khỏi.

Ngày 5 tháng 8 năm 1996, sau bữa cơm tối, tôi cùng với chồng và con trai ra ngoài đi dạo. Trong khi chồng và con trai chọn đi dạo ở một con đường cách xa nhà, thì tôi sợ mệt nên chọn khu vực gần nhà để đi lại một chút.

Tôi đi đến nơi có một đám đông đang ngồi dưới ánh đèn. Trong số đó có một người hàng xóm thân thiết của tôi, chị ấy gọi tôi lại: “Em ơi, đừng đi bộ nữa, đến đây mà học Pháp Luân Công đi.”

Tôi hỏi chị ấy: “Chẳng phải đó là mê tín sao?”

Chị ấy vừa nhường chỗ ngồi cho tôi vừa nói: “Không phải mê tín. Hiệu quả trừ bệnh khỏe người đặc biệt tốt em ạ!”

Sau này tôi mới minh bạch rằng chính từ thời khắc đó tôi đã bước vào con đường tu luyện Đại Pháp. Đây chính là duyên phận của tôi với Pháp Luân Đại Pháp, và tôi có duyên phận với Sư phụ Lý Hồng Chí từ bi vĩ đại.

Sau đó, mỗi sáng sớm tôi đều đến điểm luyện công để học luyện năm bài công pháp, và mỗi tối lại đến điểm luyện công để cùng học tập thể “Chuyển Pháp Luân.” Mỗi ngày ngoài giờ làm, tôi đều dành toàn bộ thời gian để học Pháp và luyện công.

Gặp ai tôi cũng nói rằng: “Pháp Luân Công thật sự rất tốt.”

Tôi đạp xe đi làm mỗi ngày, nhưng không còn bị mệt như trước đây. Khi đi bộ tôi luôn cảm thấy thân thể nhẹ nhàng và đi lên lầu thì cảm giác như có ai đẩy. Sư phụ đã tịnh hóa thân thể cho tôi.

Mọi bệnh tật của tôi đều không cánh mà bay, hơn nữa không tốn một xu tiền thuốc. Đồng thời tôi tu tâm hướng thiện, khi gặp mâu thuẫn đều tìm ở bản thân mình.

Loáng một cái đã hơn hai mươi năm trôi qua. Trong ngần ấy thời gian, tôi không hề phải đi khám bác sỹ, càng không phải uống một viên thuốc nào. Những ai quen biết tôi nói rằng trông tôi còn trẻ hơn trước đây. Cách đây vài ngày, tôi gặp một người phụ nữ lớn tuổi tại vườn hoa trong khu dân cư của chúng tôi. Chị ấy hỏi tôi: “Hôm nay không đi làm à?“

Tôi nói với chị ấy: “Em không đi làm, em đã về hưu cách đây vài năm rồi chị à.”

Chị ấy kinh ngạc và hỏi tôi: “Bao nhiêu tuổi rồi? Còn trẻ như vậy mà sao đã nghỉ hưu?”

Tôi trả lời bà: “Em 63 tuổi.”

Chị ấy nhìn tôi và hỏi: “Em trang điểm phải không? Nhìn em không giống như 63 tuổi.”

Tôi nói: “Không chị à. Em không bao giờ phấn son gì cả.”

Chị ấy giải thích: “Chị tưởng là em trang điểm bởi má và môi em hồng hào, và làn da trắng hồng”.

Tôi mỉm cười nói: “Em là người luyện Pháp Luân Công. Các học viên Đại Pháp đều khỏe mạnh, da dẻ trắng hồng như vậy.”

Tiếp ngay sau đó, tôi kể với chị ấy tường tận về những biến hóa thần kỳ cả tâm lẫn thân của tôi sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi giảng chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp, cũng như Đại Pháp đang được hồng truyền toàn cầu.

Chị chăm chú nghe những gì tôi nói. Khi tôi chuẩn bị nói với chị ấy về tam thoái (thoái Đảng, Đoàn, và Đội) bảo bình an, thì chị ấy bảo phải vội đến trường mầm non để đón cháu trai.

Khi rời đi, chị liên tục nhẩm chín chữ tốt lành: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/6/18/369956.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/30/170944.html

Dịch ngày 08-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share