Tên: Trương Duy Tiến(张维进)

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 12 tháng 3 năm 1964

Địa chỉ: Chưa rõ

Ngày bị bắt gần đây nhất: 17 tháng 12 năm 2007

Nơi bị bắt gần đây nhất: Đồn cảnh sát thị trấn Tân Tập, khu Xương Lê. (昌黎县新集镇派出所)

Thành phố: Tần Hoàng Đạo

Tỉnh: Hà Bắc

Hình thức bức hại: Chích điện, không được phép ngủ, lao động cưỡng bức, đánh đập, bỏ tù, biệt giam, tra tấn, giam cầm, giam giữ.

[MINH HUỆ 19-09-2009] (thông tin từ tỉnh Hà Bắc) Trước khi ông bị bắt, học viên Pháp Luân Đại Pháp, ông Trương Duy Tiến là người phụ trách lĩnh vực văn hóa, Cục văn hóa khu Xương Lê, thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Ông Trương đã phải chịu tra tấn tàn nhẫn khiến cho ông bị thiểu năng tâm thần và đã mất tích được hai năm. Trong thời gian đó, chính quyền gồm Phòng 610, cục an ninh công cộng, và đồn cảnh sát đã quấy nhiễu người mẹ 80 tuổi của ông.

Ông Trương được huấn luyện trở thành phi công khi ông 17 tuổi. Bốn năm sau, ông giải ngũ và làm tại Vụ giáo dục khu Xương Lê, và sau đó làm tại Cục văn hóa khu Xương Lê. Ông là người phụ trách lĩnh vực văn hóa và là người quản lý danh dự của bảo tàng khu.

Bị tù tại nhà tù Thạch gia trang trong bốn năm

Khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ông đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Kết quả là, ông bị tuyên án lao động cưỡng bức. Đầu tiên ông bị giam tại Trại lao động cưỡng bức Đường San (được biết đến với tên gọi là Nam Phô), sau đó ông bị chuyển đến Nhà tù Thạch Gia Trang trong 4 năm. Trong thời gian đó, ông đã không được phép ngủ trong bảy ngày đêm, bị biệt giam trong một phòng giam nhỏ, v..v.. Ông bị đánh bằng một chiếc thắt lưng da, và mắt cá chân của ông thì bị đập bằng một tấm ván dày. Khi ông không còn chịu đựng được sự ngược đãi nữa, ông đã tự đập đầu vào lò sưởi. Kết quả là,ông bị thương ở đầu và đã mất hết cảm giác. Quản lý nhà tù đã khâu vết thương lại mà không cần khử trùng. Ông Trương vẫn bị buộc phải lao động nặng nhọc trong khi phải đeo cùm nặng 15 cân. Ông đã bị đánh thường xuyên bởi các tù nhân được giao nhiệm vụ canh chừng ông.

Phòng 610 đã đưa ông đến một trại tẩy não trong hơn một năm

Khi thời hạn tù của ông tại trại lao động cưỡng bức kết thúc, ông bị đưa về thị trấn nơi ông ở và bị giam tại Trại tẩy não khu Xương Lê trong hơn 18 tháng để ngăn không cho ông đến Bắc Kinh một lần nữa. Khi ông tập các bài công Pháp tại trại tẩy não, cai ngục đã dùng chân ghế gỗ đánh vào lưng ông, Ông cũng bị buộc vào một cái ghế sắt và bị dội nước lạnh vào đầu trong những ngày thời tiết lạnh. Khi ông trở về nhà từ trại tẩy não, ông hầu như không thể đi bộ được, do có nhiều vết thương ở hông bên phải.

Tra tấn tại Trại lao động cưỡng bức Bảo Định

Hai tháng sau, ông Trương đã đến Bắc Kinh một lần nữa. Ông đã bị bắt và bị đưa trở về khu Xương Lệ, ông đã bị giam tại Nhà tù khu Xương Lệ trong một tháng. Ông đã từ chối kí vào thông báo của nhà tù. Sau đó, ông đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bảo Định bởi Phòng 610 và nhân viên Đội an ninh nội địa.

Ở Trại lao động cưỡng bức Bảo Định, ông Trương đã bị tra tấn với nhiều lý do. Các cai ngục Trương Chiêm Cường, Lưu Khánh Dũng, và Vương Lỗi Bả đã dùng dùi cui điện để chích vào phần bên trong bắp đùi ông, dạ dày, lưng, hai vai, và phần còn lại của cơ thể. Khi họ mệt lử, họ chỉ đạo các tù nhân khác tiếp tục tra tấn ông.

Cai ngục đã không chắc được rằng ông hoàn toàn bị “chuyển hóa” hay chưa, nên họ đã giám sát ông chặt chẽ, không cho phép ông đi lên các tầng trên hoặc đi ra ngoài. Ông bị sụt cân đáng kể và trở nên hốc hác.

Do bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần trong thời gian dài, ông Trương bị nhiều vết thâm tím trên khắp cơ thể. Hai chân ông đã bị sưng tấy khiến ông không thể đi được. Cuối cùng, ông đã bị thiểu năng tâm thần và không thể tự chăm sóc bản thân.

Các nhân viên nhà tù đã phát hiện ra một vết loét dài từ 2 đến 3 milimet sưng lên ở dưới cánh tay phải của ông, là nguyên nhân khiến cho ông bị đau đớn. Vết thương khiến ông không thể lao động nặng nhọc được nữa, nhưng cai ngục vẫn gia hạn thời hạn tù của ông. Tháng 4 năm 2007, ông được trả tự do vì lý do sức khỏe.

Ngày 17 tháng 12 năm 2007, ông lại bị giam tại Đồn cảnh sát thị trấn Tân Tập, khu Xương Lê. Ông đi bộ về nhà vào lúc 2 giờ sáng hôm sau. Ông đã mặc quần áo mùa đông, rời khỏi nhà sau bữa sáng, và không ai trông thấy ông kể từ đó.


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/19/208606.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2009/10/7/111374.html
Đăng ngày 10-10-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share