Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở ngoài Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 10-07-2018] Quá trình tu luyện của tôi là một quá trình điển hình của đệ tử trẻ tuổi lớn lên ở thế giới phương Tây. Lúc tôi bảy tuổi, cha mẹ tôi được một người bạn giới thiệu liền bước vào tu luyện. Những lúc cha mẹ đọc sách và luyện công thì tôi làm theo. Tôi đồng ý với những nguyên lý được giảng trong “Chuyển Pháp Luân”, cho rằng đó là điều tự nhiên nhất trên thế giới. Nhưng tôi cũng không có trạng thái đột nhiên giác ngộ, vui mừng rơi lệ hay trải nghiệm cảm giác nhân sinh có sự cải biến to lớn. Tôi cũng không có bệnh tật gì cần chữa, do đó tôi không có trải nghiệm về chữa bệnh khoẻ người như rất nhiều đệ tử Đại Pháp.

Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Chớ nên vì dễ được mà dễ mất” (Bài giảng thứ 6)

Hoặc có thể là cuộc sống thoải mái của tôi đã dẫn đến tâm tự mãn và không trân quý những gì bản thân đắc được. Kỳ thực, phần lớn cuộc đời của tôi là đi theo cha mẹ và các đệ tử Đại Pháp khác, nhưng tôi không có chủ động tu bản thân hay có trách nhiệm với tu luyện của bản thân. Lúc 14 tuổi tôi đến ở ký túc xá của trường học cách rất xa nhà. Không có cha mẹ đốc thúc học Pháp, không có các đồng tu khác, tôi dần dần rời xa Đại Pháp, sống giống như người thường. Phần lớn thời gian tôi đều cùng bạn bè đi chơi điện tử. Sợi dây liên hệ duy nhất của tôi với Đại Pháp là thỉnh thoảng tôi sửa lỗi chính tả cho các bài dịch của Minh Huệ – tiếng Anh.

Thực tu

Mặc dù tôi không tinh tấn lắm, trong đầu tôi luôn có một ý niệm: tôi là một người tu luyện. Sau mỗi Pháp hội, tôi đều thanh tỉnh trong chốc lát, nhưng rất nhanh lại quay về cuộc sống người thường.

Lúc cuối kỳ đại học năm thứ nhất, tôi cảm thấy tôi nên giảng chân tướng cho mấy người bạn tốt. Tôi nói cho họ nguyên lý của Đại Pháp và Đại Pháp dạy học viên trở thành người tốt hơn nữa như thế nào. Một người bạn trả lời khiến tôi kinh ngạc: “Trông cậu cũng không phải là có thiện tâm”.

Tôi không biết nên trả lời thế nào, nhưng tôi biết bạn ý nói đúng. Tôi thường chơi game bạo lực trên máy tính, trong đó có cảnh tượng giết người. Tôi không có nỗ lực học tập. Trên rất nhiều phương diện, tiêu chuẩn đạo đức và hành vi của tôi còn không bằng người bạn mà tôi muốn giảng chân tướng. Tôi sao mà cứu họ đây? Tôi sao mà chứng thức Pháp đây? Xưng mình là đệ tử Đại Pháp phải chăng là đang phá hoại hình tượng Đại Pháp? Trải nghiệm lần này khiến tôi lần đầu tiên suy xét lại bản thân mình. Quay đầu nhìn lại, tôi luôn bị các nhân tố bên ngoài dẫn động: Cha mẹ tôi, đồng tu khác, thậm chí là Sư phụ (tôi may mắn được gặp nghe Sư phụ giảng Pháp). Nhưng tôi chưa bao giờ có trách nhiệm đối với tu luyện bản thân.

Mùa hè đó, tôi đi tới một thành phố khác làm việc. Một hôm, khu vực tôi ở đột nhiên mất điện. Việc duy nhất tôi có thể làm là đọc Chuyển Pháp Luân mà không cần điện. Tôi ý thức được cơ hội này giúp tôi bỏ đi tâm chấp trước vào kỹ thuật và nhu cầu giải trí. Tôi bắt đầu tĩnh tâm đọc Chuyển Pháp Luân.

Lần học Pháp này không giống như trước đây: là bản thân tôi chủ động học Pháp. Tôi bắt đầu nhận thấy những biến đổi của bản thân. Tôi không còn chấp trước vào trò chơi điện tử và dục vọng. Lúc một đồng nghiệp của tôi đỗ xe nhưng không trả tiền, tôi đã trả, mặc dù tôi biết không có người thu tiền phạt. Lúc tôi đi làm, tôi không tranh vị trí đỗ xe tốt nhất nữa. Tôi rất vui lòng nhường vị trí đỗ xe tốt cho người khác.

Những thay đổi này rất nhỏ, không đáng để khoe khoang. Đối với tôi mà nói, quan trọng là tôi không có hữu ý cải biến hành vi của tôi. Tôi không phải là giả thiện lương bề mặt, mà là biến hoá từ sâu trong nội tâm. Tôi cũng không trải qua bất kỳ việc siêu thường gì, nhưng tôi biết rõ ràng duy chỉ có Đại Pháp là chân chính cho tôi năng lực đề cao. Một niệm này đã kiến lập tín tâm của tôi đối với Sư phụ và Đại Pháp.

Tu bỏ chấp trước danh và lợi

Tôi bắt đầu học Pháp từ rất nhỏ, do đó luôn cảm thấy đối với danh lợi xem rất nhẹ. Dù sao thì phần lớn cuộc đời, tôi là học sinh, tôi không có tài năng đặc biệt gì có thể khoe khoang. Nhưng sau khi tôi tốt nghiệp đại học, sự việc đã có thay đổi.

Sư phụ giảng:

“Thanh niên thường khó tự chủ bản thân; bình thường chư vị thấy họ rất tốt; khi chưa có bản sự gì nơi xã hội người thường, thì tâm danh lợi của họ rất nhẹ. Rồi một khi nổi danh, thông thường họ rất dễ bị tâm danh lợi can nhiễu” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ ba).

Tôi làm việc chưa tới ba năm liền được đề bạt lên vị trí quản lý, tất cả nhân viên đều lớn tuổi hơn tôi. Mặc dù biết năng lực của tôi là Sư phụ ban cho, nhưng tôi đối với bản thân vẫn là cảm thấy tự hào sao mà nhanh được thăng chức đến thế.

Vì việc đề bạt lần này nằm ngoài sự thay đổi nhân sự thông thường trong công ty nên tôi được thông báo thủ tục thay đổi vị trí và tiền lương sẽ có độ trễ. Một tuần trôi qua, lại một tuần nữa trôi qua, thêm một tuần nữa trôi qua, vẫn không có động tĩnh gì. Khi tôi hỏi đến thì được thông báo chưa có tiến triển gì mới.

Sư phụ giảng:

“Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ bảy)

Tôi ý thức được rằng tôi không cần phải lo lắng đối với việc thăng chức này, Sư phụ đang trông nom mọi thứ. Tôi quyết định không lo lắng nữa, làm việc bình thường.

Ngày thứ hai, tôi được thông báo toàn bộ thủ tục thăng chức cho tôi đã xong. Tiền lương được tăng tính từ ngày quyết định tôi được thăng chức. Tôi ý thức được Sư phụ vẫn luôn chờ tôi bỏ đi tâm chấp trước.

Tu bỏ tâm chứng thực bản thân

Mặc dù tôi không phải là một người tu luyện thật tốt nhưng tôi xác thực có một chút tài năng có thể dùng trong hạng mục chứng thực Đại Pháp. Tôi dần dần sinh xuất tâm chứng thực và khoe khoang về bản thân.

Là một người có thể nói tiếng Anh đạt tiêu chuẩn và đọc viết thạo tiếng Trung, tôi thường được mời viết lách liên quan đến các hạng mục khác nhau, bao gồm Minh Huệ – tiếng Anh. Làm một người sửa lỗi chính tả, về sau thành một người biên tập, tôi phát hiện tôi trở nên rất soi mói bới móc đối với chất lượng các bài dịch. Tôi bắt đầu viết những phản hồi rất dài trên group, tôi chỉ ra những sai sót của mọi người. Trong các cuộc họp hàng tuần, tôi cũng làm như vậy, khoa chân múa tay đối với những bài mà tôi cảm thấy dịch không tốt.

Bản thân việc phản hồi không có sai nhưng nỗ lực của tôi cũng không phải hoàn toàn là vô tư. Rất nhiều lúc xuất phát điểm của tôi là chứng thực bản thân mình, mà không phải chứng thực Pháp. Tôi lấy danh nghĩa nâng cao chất lượng trang web để thuyết nói, nhưng trong lời nói của tôi tràn đầy những nhân tố phụ diện, bao gồm tự cao tự đại và không có nhẫn nại.

Lúc tôi không còn soi mói bới móc, tôi bắt đầu thấy từng bài đều có sức mạnh và tốt đẹp cũng như người dịch và người sửa chính tả đã dụng tâm. Tôi thấy người dịch đã khắc phục các loại khó khăn chồng chất, tôi thấy người sửa chính tả đã cố gắng sửa bài viết tốt hơn nữa. Họ đều cố gắng hết sức có thể.

Tôi không lại dùng quan niệm của bản thân mà yêu cầu đối với mỗi bài báo nữa. Tôi tận lực giúp tác giả bài báo truyền đạt thông tin họ muốn biểu đạt tốt hơn nữa. Tôi cũng không thuyết giáo dài dòng trong các cuộc họp thường kỳ nữa, tôi bắt đầu khích lệ người khác tham gia thảo luận, phát biểu các ý kiến khác nhau, để nhóm chúng tôi làm một chỉnh thể cùng đề cao. Tôi không lại soi mói bới móc thiếu sót bài viết nữa, tôi tận lực phát hiện chỗ nào bài viết làm tốt để khích lệ chính mình.

Tâm chấp trước chứng thực bản thân cũng thể hiện qua nỗi sợ sệt diễn thuyết trước công chúng. Tôi rất nội tâm và dè dặt. Khi lần đầu tiên nói trước một nhóm lớn, tôi đều không thể diễn đạt hoàn chỉnh một câu nói. Lúc tôi được mời lên phát biểu trong một hội nghị học thuật, tôi rất lo lắng bản thân làm không tốt.

Nhưng tôi ý thức được rằng gốc rễ của chủng sợ sệt này là từ tâm chấp trước của tôi vào bản thân, đặc biệt là đối với danh tiếng của bản thân. Tôi ý thức được rằng việc tôi được mời tham gia hội nghị này, tôi không phải là vì bản thân mà diễn giảng mà là một đệ tử Đại Pháp đang truyền tới những thính giả chờ đợi được nghe chân tướng, một tín tức tới từ trong Pháp. Sau khi tôi chuyển biến quan niệm, ý thức được tôi không phải là chứng thực thực bản thân mà là chứng thực Đại Pháp, tôi không lo lắng gì nữa, tôi đã diễn giảng suôn sẻ hết phần của mình.

Dùng chính niệm thay thế nhân tâm

Khi giảng chân tướng cho những người mà tôi gặp thường ngày, có lúc tôi không biết nên giảng từ đâu, tôi không biết người đó có tiếp thụ hay không, tôi không biết những gì tôi muốn nói có quan hệ với những gì chúng tôi thảo luận hay không.

Một lần, sau khi làm thủ tục thuê người lái xe, tôi do dự có giảng chân tướng cho nhân viên ở quầy phục vụ hay không. Lúc đó, tôi chỉ có tài liệu về mổ cắp nội tạng sống, tôi không biết tôi có nên nói về chủ đề này hay không.

Sau đó tôi quyết định tới giảng chân tướng cho họ. Tôi vừa đưa ra chủ đề này, ba người nhân viên liền nghiêm túc lắng nghe, bắt đầu đặt câu hỏi. Giữa chừng, bà chủ đi ra nói với một người ở giữa, anh đã trễ giờ họp với bà. Người nhân viên đó trả lời: “Không, tôi muốn nghe cái này. Chủ đề này rất quan trọng”.

Tôi rất cảm động. Sau khi nói xong tôi liền xin lỗi bà chủ và họ, nói tôi đã chiếm dụng thời gian của họ. Bà đã không tức giận, lại trả lời: “Không sao!”.

Sư phụ giảng:

“Hết thảy mọi người [chúng ta] tiếp xúc ngoài xã hội đều là đối tượng để giảng rõ chân tướng” (Tinh tấn yếu chỉ II -Gửi toàn thể học viên Pháp hội Bắc Âu).

Trải nghiệm lần này khiến tôi ý thức được chúng sinh đều đang chờ nghe chúng ta giảng chân tướng. Tôi không nên để nhân tâm của bản thân cản trở.

Kết luận

Trong những năm qua, tôi đã trải nghiệm quá trình từ rời xa Đại Pháp đến có trách nhiệm tu luyện bản thân. Lúc trạng thái tu luyện của tôi kém nhất, nhờ có hạng mục Minh Huệ đã duy trì liên hệ tôi với Đại Pháp, giúp tôi nhận rõ và thanh trừ tâm chấp trước. Tôi sẽ tiếp tục hướng nội tìm, thuần tịnh tư tưởng của mình, để hết thảy việc tôi làm đều dựa trên Pháp.

(Bài chia sẻ của Pháp hội Minh Huệ Net được tuyển đăng, có tóm lược)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/10/370786.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/11/171074.html

Dịch ngày 01-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share