Bài viết của Chương Vận, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 28-7-2018] Bộ phim tài liệu Thư từ Mã Tam Gia được công chiếu tại Nhà hát Hot Docs Ted Rogers ở Toronto, Canada từ ngày 21-26 tháng 7 năm 2018. Toronto là điểm dừng chân đầu tiên của các bộ phim chiếu rạp phát hành toàn cầu.

Bộ phim mở đầu bằng cảnh một bức thư viết tay tìm thấy trong hộp đồ trang trí Halloween, được cô Julie Keith, một phụ nữ ở tiểu bang Oregon, mua tại một trung tâm thương mại ở Hoa Kỳ. Bức thư là lời kêu gọi giúp đỡ của một tù nhân lương tâm tại Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, một trại lao động khét tiếng ở tỉnh Thẩm Dương, Trung Quốc. Cô Keith đã đăng bức thư lên các phương tiện truyền thông xã hội, câu chuyện nhanh chóng được giới truyền thông trên toàn thế giới đưa tin và châm ngòi cho một phản ứng dây chuyền dẫn đến việc bãi bỏ hình thức cải tạo thông qua hệ thống lao động cưỡng bức của Trung Quốc, ít nhất là ở cái tên, vào năm 2013.

Tác giả của bức thư, ông Tôn Nghị, đã bị giam giữ tại trại lao động chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công. Ông đánh liều đưa câu chuyện của mình ra thế giới qua bức thư bí mật, và gần đây đã một lần nữa mạo hiểm sinh mạng khi làm bộ phim tài liệu này để phơi bày cụ thể hơn những gì đang xảy ra ở Trung Quốc.

Dưới sự giám sát của chính quyền Trung Quốc, ông Tôn Nghị đã quay những cảnh về cuộc đời ông ở Trung Quốc, và phỏng vấn các cựu tù nhân Mã Tam Gia khác. Cùng với câu chuyện của mình, ông Tôn Nghị đã chia sẻ những bản vẽ của ông về những hình thức ngược đãi mà ông phải chịu và chứng kiến tại Trại Lao động Mã Tam Gia.

f3fdec71cb507f651c63b22654f9b71e.jpg

Phim tài liệu Thư từ Mã Tam Gia trình chiếu sáu lần tại nhà hát Hot Docs Ted Rogers từ ngày 21 đến ngày 26 tháng 7 năm 2018

cac69eecdbd3d7c0d24557f47c911b39.jpg

Đạo diễn Lý Vân Tường (Leon Lee) trả lời các câu hỏi của khán giả sau ba phiên chiếu đầu tiên

Đại biểu Hội đồng Cấp tỉnh tham dự buổi chiếu phim để ủng hộ Pháp Luân Công

8cfbcf8a8215548b18be2127e6a6d57e.jpg

Ông Sam Oosterhoff (thứ ba từ trái sang), Đại biểu Hội đồng Cấp tỉnh của khu vực Tây Niagara, chụp ảnh cùng các học viên Pháp Luân Công và Đạo diễn Lý Vân Tường (thứ hai từ trái sang)

c748890d92797812e62e229551cb94db.jpg

Ông Sam Oosterhoff, Đại biểu Hội đồng Cấp tỉnh trẻ tuổi nhất tại Ontario, Canada, tham dự buổi chiếu phim để thể hiện sự ủng hộ của mình. Ông nói: “Các giá trị Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp xứng đáng được vinh danh, chứ không phải là bị bức hại.”

Trong phiên hỏi đáp sau buổi chiếu phim, ông Oosterhoff đã hỏi Đạo diễn Lý: “Làm cách nào mà anh có thể có được những cảnh quay như vậy [những điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn giấu kín]?”

Ông Lý trả lời: “Đây là bộ phim khó nhất mà tôi từng sản xuất, bởi vì bản thân tôi không thể đến Trung Quốc, còn ông Tôn Nghị thì không biết sử dụng máy quay.”

Ông Lý kể về cách mà ông đã liên lạc trực tuyến với ông Tôn và hướng dẫn ông sử dụng các thiết bị video. Ông Lý nói thêm: “Vào thời điểm ghi hình, ông Tôn vẫn ở Trung Quốc, dưới áp lực cực lớn và phải chấp nhận rủi ro vô cùng lớn. Nhiều khán giả phản hồi rằng họ xúc động trước lòng can đảm của ông Tôn. Vì cho dù bạn thuộc xã hội nào hay tín ngưỡng nào, khi bạn xem câu chuyện của ông Tôn, tôi nghĩ rằng bạn sẽ cảm động trước lòng can đảm của ông ấy.”

Phản ứng của khán giả

370729bab6d25fdf4484bd9232acc512.jpg

Cô Susan Dương, một thành viên của Liên hoan Phim Quốc tế Toronto Châu Á, sau khi xem bộ phim cho biết: “Nhân vật chính của bộ phim là người rất tốt, mạnh mẽ và vị tha. Sau khi ông được thả ra, ông thậm chí còn giúp những người khác giành lại tự do. Và bất chấp những khó khăn, ông luôn giữ vững đức tin của mình.”

8a31339085091f7ad0432996f89d680b.jpg

Khán giả Karen O’Leary cũng rất ấn tượng với tính cách của ông Tôn. Bà nhận xét: “Ông ấy có vẻ là người không quan trọng, nhưng lại có khả năng thay đổi một sự việc ở Trung Quốc (xóa bỏ hệ thống cải tạo thông qua lao động), vốn là điều rất khó thay đổi. Vì vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tâm trí ông luôn tiến về phía trước. Do đó, tôi cho rằng mọi người đều có thể thay đổi thế giới, mặc dù xã hội Trung Quốc không chào đón ông và gia đình ông, nhưng tôi nghĩ sức mạnh của ông Tôn thật phi thường.”

0570a98680e8567c801f3567ac236c45.jpg

“Bộ phim khiến tôi rất đau lòng” cô Paula Lưu, một khán giả khác đã rất xúc động bởi bộ phim nói. “Nên có nhiều người hơn nữa đến xem những gì đang thực sự xảy ra ở Trung Quốc. Tôi nghĩ mọi người cần phải biết đến chuyện này và trợ giúp những học viên đang bị bức hại.”

Được thành lập vào năm 1913, Nhà hát Hot Docs Ted Rogers tọa lạc ở Toronto, Canada, và là rạp chiếu phim tài liệu lớn nhất với 650 chỗ ngồi. Liên hoan Phim tài liệu Quốc tế Canada Hot Docs là sự kiện chiếu phim tài liệu lớn nhất khu vực Bắc Mỹ. Trong liên hoan phim lần thứ 25 tổ chức tại Toronto vào tháng 4 vừa qua, Thư từ Mã Tam Gia nổi bật trong tổng số 247 phim, và nằm trong nhóm 20 phim dẫn đầu được khán giả yêu thích tại liên hoan phim này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/28/371740.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/29/171303.html

Dịch ngày 01-08-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share