[MINH HUỆ 26-7-2018] Mười chín năm trước, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khi đó là Giang Trạch Dân, đã phát động cuộc bức hại tàn bạo nhắm vào các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện dựa trên các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn và bao gồm năm bài công pháp thiền định đơn giản. Môn tu luyện này đã trở nên vô cùng phổ biến đối với người dân Trung Quốc (các cuộc khảo sát cho thấy vào thời điểm trước khi cuộc bức hại bắt đầu, có khoảng 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công), và đã khiến hàng triệu người dân Trung Quốc thay đổi lối sống phù hợp với các nguyên lý của pháp môn này. Thật không may, Chân – Thiện – Nhẫn đã làm Giang Trạch Dân lo sợ, và ông ta đã khơi mào cuộc đàn áp bạo lực nhắm vào Pháp Luân Công vẫn còn đang tiếp diễn đến ngày nay.

Bất chấp việc bắt bớ bất hợp pháp, tra tấn dã man và thậm chí là thu hoạch tạng để bán cho các bệnh nhân cần cấy ghép tạng, nhưng các học viên chưa bao giờ phản ứng một cách giận dữ hay bạo lực kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu và vẫn kiên định giữ vững đức tin của mình.

b0564a818c23e9e8a6c36e827e625a5c.jpg

fb630ed3ae79a009950690716db498ed.jpg

f495ba90fc42b79cab4142d4d5918a86.jpg

Tập bài tọa thiền tại Be’er Sheva

Hàng năm, vào ngày 20 tháng 7, các học viên từ khắp nơi trên thế giới tập trung tổ chức các hoạt động nhằm ghi dấu sự kiện này và nâng cao nhận thức cộng đồng. Năm nay, hàng chục học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Israel đã tập trung tại thủ đô Negev ở miền Nam Israel – Be’er Sheva để tổ chức sự kiện. Họ luyện các bài công pháp, thu thập chữ ký vào đơn thỉnh nguyện kêu gọi đưa Giang Trạch Dân ra công lý, phát tặng tờ rơi giới thiệu về môn tu luyện cũng như phơi bày cuộc bức hại ở Trung Quốc, và tặng hoa sen giấy được làm thủ công cho người đi bộ. Một số học viên nữ biểu diễn những điệu múa theo các bản nhạc do các học viên Pháp Luân Đại Pháp sáng tác để thể hiện vẻ đẹp truyền thống của môn tu luyện.

23f0544e77e8f23db10dcf17f4ce247f.jpg

Các học viên thể hiện vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp

Anh David Shmailov, một sinh viên tại Đại học Be’er Sheva, được một người bạn mời tham gia sự kiện. Anh nói rằng anh đến để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp. “Đó là cách thể hiện sự trợ giúp của tôi, chỉ là một chút thôi, đối với những người đang thực hiện phong trào phản bức hại này”, anh cho biết.

Mặc dù đã biết nạn thu hoạch nội tạng từ các tù nhân đang trở nên phổ biến ở Trung Quốc, nhưng David mới chỉ nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp cách đây 2 năm. Kể từ đó, anh thực hiện một nghiên cứu độc lập về cuộc bức hại. Anh đọc các bài phỏng vấn và lời khai cũng như những tuyên bố của chính phủ Trung Quốc phản đối những cáo buộc này. Anh kết luận: “Những tuyên bố của chính phủ đã không dựa trên số liệu thực tế, và chủ yếu được sử dụng như một cái cớ để áp đặt cho những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tội danh phá hoại pháp luật. Đương nhiên là những tuyên bố của họ không hề công khai những mục tiêu của mình đối với Pháp Luân Công, một môn tu luyện nhìn chung không quá khác biệt so với bất kỳ một phong trào tâm linh nào khác tìm cách đem lại nội tâm an hòa và cải thiện cuộc sống cho các học viên.”

David thấy rất rõ là việc chống lại phong trào này đến từ sự sợ hãi của chính quyền nước này trước sự phổ biến của môn tu luyện chứ không vì một nguyên do nào khác. Anh nói: “Điều này không có gì lạ lẫm đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc, vốn được biết đến với cuộc bức hại đối với các phong trào tôn giáo, tín ngưỡng và thiền định từ thời của Mao.”

4b48148bbc6fc9c285c0d7c6b7750167.jpg

Một học viên phổ biến cho người đi bộ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

David đi đến nhận định rằng Pháp Luân Đại Pháp là một trường hợp khác trong nhiều thảm kịch trong lịch sử của ĐCSTQ, một chế độ mà luôn muốn tìm cách duy trì toàn quyền kiểm soát đối với toàn bộ người dân, thâm nhập vào tâm hồn và tư tưởng của người dân theo một cách mà ở các chế độ xấu xa nhất thì cũng là điều đáng hổ thẹn. Nhưng điều làm cho nó thậm chí còn đáng sợ hơn đó là vượt trên cả nhân tính và cuộc bức hại, chế độ này đã sử dụng tất cả các cách làm giàu chính mình bằng cách buôn bán nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống cho phần còn lại của thế giới. “Điều này khiến cuộc bức hại trở thành một cuộc kinh doanh đẫm máu, gây sốc, vô đạo đức và là một biểu hiện tham lam của một chế độ tà ác nhất”, David cho biết.

David chỉ ra rằng chính quyền Trung Quốc là một chế độ tà ác đã cung cấp tài chính và củng cố sức mạnh cho các chế độ cộng sản khác (như Bắc Triều Tiên, một trường hợp kinh dị và một cơn ác mộng về nhân quyền khét tiếng). Tuy nhiên, vì quyền lực kinh tế và chính trị của Trung Quốc, không một quốc gia lớn nào có hành động chống lại những vi phạm nhân quyền xảy ra ở nước này.

Song, Davi nhìn thấy hy vọng. “Việc nâng cao nhận thức cộng đồng cho thấy những dấu hiệu tiến triển, với việc nhiều quốc gia đã lựa chọn cấm nhập khẩu tạng từ Trung Quốc nhằm ngăn chặn xu hướng biến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công thành nguồn lợi khổng lồ cho ĐCSTQ. Và đó chính xác là lý do tại sao tôi tới đây”, David nói. “Bởi vì áp lực này là có và có thể có tác động. Cuối cùng là, chính quyền Trung Quốc đã nỗ lực gây sức ép lên Israel để ngăn chặn các cuộc biểu tình, tụ tập và diễn thuyết của những người ủng hộ vấn đề này. Nhưng những nỗ lực ấy đã không thành công. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng, không nghi ngờ gì nữa, thực sự là vô cùng quan trọng.”

Một người qua đường khác có tên Simon đã lặp lại nhận định mạnh mẽ về vấn đề tín ngưỡng khi nói: “Thật đáng sợ khi nghe về những tội ác này. Mọi người cần được tôn trọng và không bị giết hại. Điều này giống như những gì đã xảy ra trong Thế chiến thứ 2 [nạn diệt chủng Holocaus]. Nó khiến tôi hồi tưởng lại thời kỳ đen tối của lịch sử. Tôi cảm thấy rằng chúng ta thực sự cần ủng hộ hết mình cho các học viên Pháp Luân Công!”


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/26/171266.html

Dịch ngày 31-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share