Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 9-3-2018] Tôi sinh ra vào thập niên 80. Năm 2010, vì sự ích kỷ của mình, tôi đã ly hôn chồng. Thời gian đó tính tôi rất nóng nảy, cực đoan khi giải quyết vấn đề, chỉ cần con tôi làm gì sai, hoặc không nghe lời, tôi sẽ đánh nó. Tôi không bao giờ nghĩ đến cảm nhận của con mình, nó đã trở thành chỗ trút giận của tôi. Dần dần trong trái tim trẻ thơ của nó đã hình thành nỗi oán hận.

Đại Pháp đã cải biến tôi

Tôi biết đến Pháp Luân Đại Pháp vào cuối năm 2011 và quyết định bắt đầu tu luyện, bao gồm việc tuân theo lời giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí và tu tâm tính. Tôi muốn đối xử tốt với con trai và sửa đổi những lỗi lầm trong quá khứ. Sau này, vợ chồng tôi kết hôn lại và có một cuộc sống hoà hợp.

Sư phụ giảng:

“Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì.” (Chuyển Pháp Luân)

Sau khi tu luyện, tôi đọc Pháp cho con trai tôi nghe. Lần đầu tiên nghe Pháp, cháu đã khóc. Cháu nói: “Đều là do mẹ đã làm hại con. Nếu con được học Pháp từ khi con còn nhỏ, con đã không như thế này.”

Tôi cảm thấy rất có lỗi và đã xin lỗi cháu: “Con à, trước đây là do mẹ không tốt. Giờ đây, mẹ đã học Đại Pháp và sẽ không như vậy nữa. Có chỗ nào không đúng mẹ sẽ thay đổi, nếu mẹ vẫn không nhận ra chỗ sai, con hãy nhắc mẹ và giúp mẹ thay đổi. Mẹ hy vọng con có thể tha thứ cho mẹ. Điều quan trọng nhất giờ đây với mẹ con ta là học Pháp và trở thành người tốt hơn. Mọi thứ rồi sẽ ổn.”

Tiêu nghiệp

Tuy nhiên, những oán hận sâu sắc, làm sao có thể bằng một câu xin lỗi mà giải quyết xong. Nghiệp lực cần phải trả dần dần. Con trai tôi hiếm khi trò chuyện với tôi và không kể gì với tôi về những việc ở trường. Tôi chỉ biết về tình hình của con thông qua phụ huynh của những đứa trẻ khác. Cháu không thân thiết với tôi và cũng sống khép kín, rất ít khi giao lưu với bạn bè. Thấy những nụ cười hồn nhiên của những đứa trẻ khác, tôi cảm thấy hết sức khổ sở.

Lúc đầu tôi trách cháu vì không chịu tâm sự với tôi, và chồng tôi cũng tương tự như vậy. Sau đó tôi hướng nội và nhận ra những gì tôi làm trong quá khứ đã khiến cháu mất niềm tin vào tôi. Tôi gần như đã hủy hoại cuộc đời con trai mình!

May mắn là chúng tôi đã có Pháp của Sư phụ. Quan hệ của chúng tôi bắt đầu chuyển biến. Cháu trở nên cởi mở hơn, thân thiện hơn, lạc quan và mỉm cười nhiều hơn.

Tìm ra chấp trước

Nhân tâm của tôi đã gây ra nhiều mâu thuẫn. Khi tôi chỉ ra nhưng lỗi sai của con trai tôi trong khi làm bài tập, cháu vẫn khăng khăng rằng cháu làm đúng. Thái độ của cháu xấc xược và vô lễ. Tôi rất tức giận, nói với cháu rằng tại sao sai mà không dám nhận, nam tử hán dám làm dám chịu. Nhưng cháu vẫn vênh mặt lên, không chịu thay đổi. Lúc đó tôi nổi giận lôi đình, không giữ được bình tĩnh, nhưng cũng không có cách gì. Sư phụ thấy tôi không nhận ra, đã để đồng tu tới giúp – có đồng tu nói với tôi rằng con trai chính là tấm gương phản chiếu chấp trước của bản thân tôi.

Thông qua việc hướng nội, tôi nhận ra rằng tôi là người ngạo mạn, luôn cho rằng mình đúng. Chính tôi đã khiến con trai có thái độ ấy. Sư phụ không bao giờ trách cứ tôi, mà chỉ gia trì và khích lệ tôi. Tôi cũng nên làm như thế với con trai, giúp nó chứ không phải yêu cầu nó. Từ đó tôi không bao giờ phạt con trai nữa, khi phát hiện cháu làm sai, tôi liền nói: “Bài này mẹ nghĩ nên làm như thế này, để con tham khảo, ngày mai đến trường con có thể hỏi thầy giáo hoặc bạn cùng lớp.” Sau vài lần như vậy, con tôi không nói chuyện với tôi bằng giọng vô lễ nữa.

Cũng rất thần kỳ, Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi. Tôi nhớ lại những gì đã học ở trường và thậm chí còn có thể giúp cháu làm bài tập. Sau đó cháu nói rằng đó chính là cách thầy giáo dạy cháu ở lớp, và cách làm của tôi còn đơn giản hơn cách của cháu. Việc này đã cải thiện mối quan hệ của chúng tôi.

Ở trường con trai tôi rất khó giữ tập trung, không lắng nghe thầy giảng bài, và hay gây rối. Cũng có những lúc tôi không thể giữ bình tĩnh. Sau khi tôi hướng nội, tôi thấy rằng tôi cũng có những vấn đề tương tự. Khi tôi học Pháp, tôi không tập trung. Sau khi tôi quyết định học thuộc Pháp, tôi cũng phát hiện con trai tôi cũng cải biến.

Sau đó, trong kỳ nghỉ đông, con trai tôi bắt đầu xem những chương trình truyền hình và đắm chìm vào hưởng thụ bản thân. Cháu buông lơi việc học Pháp và không phát chính niệm. Tâm tôi trĩu nặng, tôi băn khoăn không biết giải quyết vấn đề này thế nào.

Rồi tôi nghĩ tới cách mà Sư phụ đã đối xử với các học viên. Sư phụ chỉ nhìn vào điểm tốt của chúng ta và bỏ qua những cái xấu. Điều đó nói với tôi rằng tôi nên nhìn vào những mặt tốt của con trai. Cháu đã có Sư phụ quản. Cháu sẽ cải biến khi nhân tâm của tôi không còn khởi tác dụng.

Được khích lệ thông qua thiên mục

Tôi động viên con trai phát chính niệm liên tục trong chín ngày. Sư phụ đã mở thiên mục cho cháu và cho cháu nhìn thấy cảnh tượng ở không gian khác, điều này đã khích lệ cháu trong tu luyện.

Qua thiên mục cháu nhìn thấy một chiếc bình quý. Ngày hôm sau khi đang phát chính niệm, Sư phụ đã đưa cho cháu chiếc bình quý đó và nói rằng chiếc bình có thể bắt yêu quái. Nhưng nếu cháu không phát chính niệm, chiếc bình sẽ bị vỡ.

Chiếc bình trở nên uy lực hơn khi cháu tăng cường phát chính niệm. Hình ảnh và hoa văn trên chiếc bình cũng có nhiều biến hoá.

Sau đó chiếc bình bị vỡ do một lần cháu không phát chính niệm liên tục trong ba ngày. Nó lại lành lại khi cháu phát chính niệm. Nhưng sau đó nó lại vỡ khi cháu quên phát chính niệm trong một ngày.

Trong quá trình này, cháu đã vài lần muốn bỏ cuộc, nhưng Sư phụ đã gia trì cho cháu và tôi cũng dùng chính niệm để động viên cháu. Cuối cùng cháu đã kiên định trở lại.

Trong thời gian nghỉ hè, hàng ngày cháu đều nghe băng giảng Pháp của Sư phụ và đọc kinh văn. Lên lớp sáu, thầy giáo đã đổi chỗ ngồi cho cháu, về nhà cháu nói với tôi rằng: “Mẹ ơi, xung quanh con đều là các bạn học giỏi, môn văn học con học không giỏi, nhưng các bạn ngồi cùng bàn đều là những bạn học giỏi văn, thật là tốt quá!

Con xin cảm tạ Sư phụ đã từ bi bảo hộ, khai ngộ đạo lý nhân sinh và pháp lý tu luyện cho hai mẹ con. Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/3/9/大法挽救了我的家庭-362292.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/23/169461.html

Dịch ngày 30-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share