Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh

[MINH HUỆ 19-7-2018] Ngày 18 tháng 7, hai ngày trước ngày kỷ niệm 19 năm cuộc bức hại Pháp Luân Công khai màn, một buổi thảo luận về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc đã diễn ra tại tòa nhà Quốc hội Anh. Nhiều chuyên gia đã phát biểu tại diễn đàn do Nghị sỹ Jim Shannon chủ trì.

2018-7-18-london-palace-of-westminster_05--ss.jpg

Nghị sỹ Jim Shannon chủ trì diễn đàn tại Quốc hội Anh thảo luận về nỗ lực suốt 19 năm qua nhằm chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công

Người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh, bà Rosemary Byfield, là người đầu tiên phát biểu tại diễn đàn. Bà nói rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công do chính quyền cộng sản Trung Quốc tiến hành chính là đang hủy diệt nhân loại.

“Pháp Luân Công dạy con người hành xử theo Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và quay về với những giá trị truyền thống. Nó mang đến cho các học viên thân thể khỏe mạnh và sự bình hòa trong tâm. Cuộc bức hại tàn khốc suốt 19 năm qua đã khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công và thân nhân của họ phải sống trong sợ hãi, nhiều gia đình và cá nhân bị hủy hoại”, bà Byfield cho biết.

“Đảng Cộng sản Trung Quốc công kích giá trị phổ quát Chân – Thiện – Nhẫn cũng chính là tấn công toàn thể xã hội nhân loại”, bà nói thêm.

Ông Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ, nhà sáng lập kiêm chủ tịch của Cơ quan Giám sát các vấn đề về Hồng Kông, nói tại diễn đàn rằng chính quyền cộng sản Trung Quốc đang bành trướng những vi phạm tự do và nhân quyền sang các nước phương Tây.

“Nếu chúng ta không chống lại sự xâm hại này của chính quyền cộng sản thì những giá trị của chúng ta cũng bị đe dọa – trong đó có nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận”, ông Rogers nói.

“Hôm nay, chúng ta lên tiếng ủng hộ Pháp Luân Công. Chúng ta lên tiếng vì nhóm người đang bị bức hại này và vì mọi người dân Trung Quốc để đòi tự do tín ngưỡng cho họ”, ông nói thêm.

Ông Lý Hội Cách (Huige Li), giáo sư trường Đại học Johnannes Gutenberg ở Mainz, Đức đã đưa ra bằng chứng lấy từ các bài báo về y tế đăng tải ở Trung Quốc để chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công vẫn đang là nguồn tạng chính cho các ca phẫu thuật cấy ghép tạng ở Trung Quốc.

Ông viện dẫn tài liệu của Trung Quốc, trong đó tuyên bố rằng chỉ có 370.000 người Trung Quốc đăng ký chương trình hiến tạng tự nguyện hồi cuối năm 2017, và mới có chưa đến 30 tạng được hiến. Với số lượng lớn các ca cấy ghép tạng được thực hiện ở Trung Quôc mỗi năm, ông Lý khẳng định tuyên bố của chính phủ Trung Quốc rằng toàn bộ số tạng được cấy ghép trong năm 2015 đều do hiến tặng là dối trá.

“Các quốc gia khác phải mất nhiều thập kỷ mới xây dựng được một hệ thống hiến tạng tự nguyện. Trung Quốc chỉ mất vài năm”, ông Lý Hội Cách nói.

Phó giáo sư David Kirkham của Trung tâm London của Đại học Brigham Young phát biểu dựa trên quan điểm của Luật Quốc tế và khẳng định rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là phi pháp. “Nhưng với chủ nghĩa cộng sản, thì việc luật pháp quốc tế khẳng định con người có những quyền này là hoàn toàn vô nghĩa, trong khi đó, ở các quốc gia khác – các quốc gia phương Tây – những điều này thực sự được tòa án bảo hộ và duy trì”, ông David Kirkham cho biết.

Ba học viên Pháp Luân Công cũng phát biểu tại diễn đàn. Họ chia sẻ những gì mà người nhà của họ đã trải qua trong suốt 15 năm bị cầm tù, và những chiến thuật tẩy não trong các trung tâm tẩy não.

2018-7-18-london-palace-of-westminster_06--ss.jpg

Ông Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ, và là nhà sáng lập kiêm chủ tịch Cơ quan Giám sát các Vấn đề về Hong Kong, dừng chân tại cuộc kháng nghị ôn hòa trước Quốc hội Vương quốc Anh

2018-7-18-london-palace-of-westminster_07--ss.jpg

Ông Lý Hội Cách, giáo sư của Đại học Johannes Gutenberg, Mainz, Đức

2018-7-18-london-palace-of-westminster_09--ss.jpg

Tiến sỹ Niall McCrae, giáo viên lâu năm của Đại học King College London

Cùng ngày, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức cuộc kháng nghị ôn hòa trên quảng trường trước Quốc hội Anh.

Các học viên biểu diễn các bài công pháp, trưng biểu ngữ và một chiếc lồng sắt để nhắc nhở người qua đường rằng có hàng ngàn học viên Pháp Luân Công hiện vẫn đang bị cầm tù ở Trung Quốc. Hoạt động kháng nghị ôn hòa này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người thuộc mọi tầng lớp xã hội.

Nhiều Nghị sỹ Quốc hội đã bày tỏ sự ủng hộ nỗ lực không ngừng của họ nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Một số tham gia buổi kháng nghị, một số gửi thư bày tỏ sự ủng hộ tới các học viên.

2018-7-18-london-palace-of-westminster_01--ss.jpg

2018-7-18-london-palace-of-westminster_02--ss.jpg

2018-7-18-london-palace-of-westminster_03--ss.jpg

Học viên Pháp Luân Công biểu diễn các bài công pháp, giảng chân tướng cho người qua đường về cuộc bức hại ở Trung Quốc và thu thập chữ ký để yêu cầu chấm dứt bức hại trong cuộc kháng nghị ôn hòa ở gần Quốc hội Anh

2018-7-18-london-palace-of-westminster_04--ss.jpg

Thư ủng hộ của các Nghị sỹ Quốc hội được đọc tại sự kiện

2018-7-18-london-palace-of-westminster_10--ss.jpg

Hai phụ nữ đã ký tên thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

2018-7-18-london-palace-of-westminster_11--ss.jpg

2018-7-18-london-palace-of-westminster_12--ss.jpg

Người qua đường ký tên thỉnh nguyện ủng hộ Pháp Luân Công

Trong khuôn khổ sự kiện kéo dài 10 giờ đồng hồ này, nhiều du khách và cư dân địa phương đã nhận tài liệu và nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công. Nhiều người bày tỏ rằng họ hy vọng sự ủng hộ của họ sẽ giúp chấm dứt cuộc bức hại này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/7/19/371274.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/7/23/171225.html

Dịch ngày 26-07-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share