Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-2-2018] Một hôm, có hai học viên chuyển đến nhà tôi các thiết bị từ một điểm sản xuất tư liệu Đại Pháp. Tôi biết người đàn ông nhưng không quen người phụ nữ. Con trai hai tuổi của tôi đứng ở cửa và bảo, “Mẹ ơi, mau lên! Mau giúp họ!” Tôi thấy ngạc nhiên vì con trai tôi không bao bao giờ chịu để mẹ rời ra đi đâu. Cháu sẽ gào khóc khi tôi buông cháu xuống..

Sau khi vận chuyển thiết bị xong, tôi đem nước mời họ. Người phụ nữ chấp tay cảm ơn tôi. Chị ấy trông rất lương thiện. Về sau tôi gọi chị ấy là dì Tuyết.

Cả hai người đã liên tục lái xe trong hai ngày một đêm để chuyển các thiết bị đến nhà tôi mà không hề được chợp mắt. Tôi bảo họ nghĩ ngơi nhưng họ nhất định muốn học Pháp và luyện công trước. Đến 12:30 sáng thì họ mới đi ngủ.

Sáng hôm sau, họ thức dậy lúc 3:40 để luyện công. Họ rời nhà tôi vào tầm 11 giờ đêm để mang thêm các thiết bị và cả đêm đó họ cũng không ngủ. Sau khi quay lại vào ngày hôm sau, việc đầu tiên họ làm là học Pháp.

“Tôi chưa bao giờ nhìn thấy người nào không ngủ cho tới lúc gặp dì.“ Nghe tôi trầm trồ thán phục, dì Tuyết cười phá lên.

So với họ thì tôi quá lười, nhưng tôi lại muốn tỏ ra là người vô cùng bận rôn. Nếu tôi mà phải thức đến hai, ba giờ sáng thì tôi sẽ nói cho tất cả mọi người biết, nhưng tôi sẽ ngủ với con đến chín giờ sáng hôm sau. Đối với dì Tuyết và người học viên kia, ngủ ba tiếng dường như đã đủ với họ rồi. Thỉnh thoảng họ cũng chỉ chợp mắt một chút và bảo rằng vậy là đủ rồi.

Chân gãy phục hồi

Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện sau khi học Pháp nhóm. Tôi phát hiện ra dì Tuyết có thể ngồi song bàn trong năm tiếng đồng hồ. Càng đau chân thì dì Tuyết càng tiếp tục ngồi.

Ba người trong gia đình dì Tuyết đều bị bức hại đến chết. Có lần khi đang chạy trốn cảnh sát truy bắt thì dì bị xe hơi tông gãy chân – cả bàn chân như treo lủng lẳng trên mắt cá. Cảnh sát thấy thế liền bỏ đi. Bác sĩ bảo rằng dì Tuyết sẽ mang tật ở chân suốt đời vì không có cách nào chữa khỏi.

Dù chân đã gãy, nhưng dì Tuyết vẫn ngồi song bàn đả tọa. Đau đớn tột bực khiến mồ hôi vã ra như tắm trên mặt. Dì ấy nghe tiếng xương gãy vỡ và sau đó chân đã quay trở lại tình trạng bình thường, không còn bị biến dạng nữa. Chính Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp đã chữa lành chân cho dì Tuyết. Chính niệm của một người tu luyện mạnh mẽ đến đâu thì quyền năng của Đại Pháp sẽ triển hiện đến đó.

Kiên định, chính niệm và khiêm tốn

Một lần dì Tuyết bị lừa đưa vào trại giam giữ. Cảnh sát bảo sẽ lái xe đưa dì về nhà, nhưng họ đã lái xe đưa dì thẳng đến nhà giam, dì phản ứng: “Chẳng phải các anh nói sẽ đưa tôi về nhà sao? Tại sao lại đưa tôi đến đây? Tôi sẽ không ở đây?” Cảnh sát im lặng và đẩy dì vào. Tuy bị còng tay, nhưng dì Tuyết vẫn rút được tay trái ra một cách nhẹ nhàng.

Mặc dù lẽ ra có thể thoát được, nhưng dì Tuyết nghĩ nếu rời khỏi đó một cách đường đường chính chính thì vẫn tốt hơn. Trong khi đợi kiểm tra sức khỏe, dì đã cầu xin Sư phụ diễn hóa ra giả tướng bệnh thật nặng để cho trại giam từ chối tiếp nhận dì. Sư phụ đã tạo ra triệu chứng bệnh vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng, vì vậy bác sĩ ở đó đã từ chối tiếp nhận dì. Nhưng các nhân viên Phòng 610 đã hối lộ để bác sĩ thay đổi kết quả mà đồng ý nhận dì Tuyết vào trại.

Bác sĩ nói: “Nếu bà ấy chết ở đây, anh nghĩ ai sẽ phải chịu trách nhiệm? Tôi không nhận bà ấy!”

Một lần, dì Tuyết bị giam trong trung tâm tẩy não và bị cấm ngủ chín ngày đêm. Kết quả của các chiến thuật tẩy não như thế là nhiều học viên ở đó đã bị chuyển hóa. Dì Tuyết đã nói chuyện với những học viên ấy và họ đã “phủ nhận chuyển hóa”. Cảnh sát cho rằng dì Tuyết đã phạm tội “phản chuyển hóa” và bức hại dì. Dì đã tuyệt thực 28 ngày và cuối cùng họ đành chịu thất bại.

Dì Tuyết có được một cơ hội để bước lên một sân khấu trong một cuộc họp có hơn 2000 người tham dự và nói về vẻ đẹp của Đại Pháp. Vài người đã dọa đuổi dì ra ngoài và sẽ giết chết dì nếu dì dám đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Đại Pháp. Tuy nhiên, dì tuyết không hề bị dọa cho sợ mà đã thực sự đến Bắc Kinh để đi tìm công lý.

Dì tuyết không khoe khoang về bản thân mà chỉ nói về những điểm mà dì chưa làm được theo tiêu chuẩn Đại Pháp. Dì giúp các học viên khác sửa bài chia sẻ về thể ngộ tu luyện mà chưa bao giờ tự viết bài nào về mình.

So với chính niệm của dì, tôi cảm thấy xấu hổ cho bản thân vì tôi vẫn còn hay khoe khoang những điều vặt vãnh mình làm được. Thực sự, nếu không có sức mạnh của Đại Pháp và sự hỗ trợ từ các học viên khác, tôi sẽ chẳng thể nào đạt được bất cứ kết quả tốt đẹp nào.

Hai mẹ con cùng tiến bộ

Con trai hai tuổi của tôi rất bướng bỉnh và luôn không muốn nghe Pháp. Tôi đoán là vì tôi đã không tinh tấn trong tu luyện nên điều đó đã phản ánh qua các hành động của cháu.

Dì Tuyết có lần đã bế con tôi trên tay suốt ba, bốn tiếng và đọc Hồng Ngâm cùng Tuần báo Đại Pháp cho cháu nghe. Con trai tôi trở nên nghe lời dì và mỉm cười mãi đến sáng hôm sau.

Khi dì Tuyết ở nhà tôi đến ngày thứ tư, con trai tôi nhảy vào cánh tay dì và hôn dì ấy. Cháu chăm chú nghe dì Tuyết đọc Hồng ngâm và lập lại từng câu một. Chứng kiến sự thay đổi của con trai, tôi nhận ra mình phải nhanh chóng cải biến tâm tính và tu luyện bản thân tốt hơn. Sau đó tôi có thể hướng dẫn con tôi tốt hơn trên con đường tu luyện Đại Pháp.

Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ đã an bài hai học viên ấy đến ở cùng tôi. Họ đã dạy cho tôi biết làm thế nào để giáo dục con, làm thế nào để biết quý trọng thời gian và làm thế nào để tu luyện tinh tấn hơn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/2/12/360719.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/6/16/170783.html

Đăng ngày 1-7-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share