Bài viết của Chính Tín

[MINH HUỆ 22-5-2018] Tiếp theo phần 2 

Ở Trung Quốc ngày nay, với tiêu chuẩn đạo đức đang ngày càng trượt dốc, các giáo viên không chỉ mất đi phẩm hạnh đạo đức tối thiểu, mà họ còn sách nhiễu và nhận tiền bạc từ học sinh.

Tuy nhiên, có một số giáo viên đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Bài viết này chia sẻ về hai trường hợp giáo viên như vậy và cách họ đã kiên định đức tin của mình trong cuộc bức hại kéo dài ròng rã suốt 19 năm qua của chính quyền Cộng sản Trung Quốc.

Tốp mười giáo viên hàng đầu thành phố Trường Xuân

Bà Lý Nghiêm, người nhận giải thưởng tôn vinh là một trong mười giáo viên xuất sắc nhất thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, có nhiều chia sẻ về những lợi ích của Pháp Luân Công mà bà đã được thụ hưởng.

Khỏi hẳn viêm khớp

Sau khi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm thành phố Trường Xuân năm 1999, bà Lý được bổ nhiệm giảng dạy tại một trường phổ thông trực thuộc trường đại học này. Một ngày tháng 10 năm 1966, một đồng nghiệp giới thiệu với bà cuốn “Chuyển Pháp Luân”, cuốn sách thuộc hàng bán chạy nhất theo Thời báo Thanh Niên Bắc Kinh. Bà Lý đã học được cách trở thành một người tốt. Bà cùng gần 100 học viên tham gia luyện công ở Trung tâm Văn hóa Trường Xuân mỗi sáng và học Pháp nhóm vào mỗi tối.

Bà Lý bị viêm thấp khớp lúc còn nhỏ và từ khi bắt đầu đi làm thì bệnh tình càng nặng hơn. Mỗi sáng khi thức dậy thì cả cơ thể bà đau nhức, đặc biệt là vai và các ngón tay. Tình trạng căng cứng mỗi sáng khiến bà đau đớn đến nỗi đôi khi bà còn nghĩ đến cả việc tự vẫn.

Chỉ một thời gian ngắn sau khi tập Pháp Luân Công, những ngón tay không còn cứng đờ vào mỗi buổi sáng. Ngay sau đó, bà nhận ra đến cơ thể bà cũng không còn bị đau nữa. “Tôi biết tất những đổi thay này đều là nhờ Pháp Luân Công”, bà hồi tưởng lại.

Một giáo viên chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn

Những cải thiện về thể chất khiến bà Lý vô cùng cảm kích. Bà bắt đầu tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của mình. Trường phổ thông nơi bà công tác là một trường danh giá và cha mẹ của nhiều học sinh là các quan chức cao cấp. Trong khi những giáo viên khác xem việc nhận tiền biếu hay thậm chí đòi hỏi thêm từ phụ huynh là chuyện bình thường, thì bà Lý luôn từ chối những món quà.

Một nam sinh trong lớp của bà nhận được điểm tốt và phụ huynh em muốn cảm ơn bà bằng một túi xách hàng hiệu. Bà Lý đã đem nó trả lại cửa hàng và nhét 900 tệ vào phong bì để học sinh mang về lại cho phụ huynh.

Khi dịch SARS bùng nổ tràn lan vào năm 2003, một phụ huynh đến trường gặp bà và đưa cho bà một ít vắc-xin nhập khẩu đắt tiền. “Con trai tôi trước kia rất tự ti, và bất cứ khi nào cháu có tiến bộ nhỏ, cô cũng luôn động viên cháu. Chúng tôi vô cùng biết ơn và lúc nào cũng nhớ đến cô.” Người mẹ nói. Lúc đó bà Lý đã bị buộc thôi công tác giảng dạy vì đức tin của mình và thấy rất cảm động trước tấm lòng chân thành ấy. Bà giải thích rằng mình không thể nhận quà và nói về Pháp Luân Công, vị nữ phụ huynh vô cùng cảm kích và chúc bà khỏe mạnh.

Kiên định đức tin

Sau khi cuộc bức hại diễn ra, lãnh đạo nhà trường đã thuyên chuyển bà sang vị trí phụ trợ và cắt giảm một nửa tiền lương. Nhưng điều này không hề làm thay đổi quyết tâm sống theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của bà.

Thời gian đó, bà đang phụ trách mảng tài liệu giảng dạy với ngân sách hàng năm là 700,000 tệ. Vì những người tiền nhiệm thường lấy tiền hoa hồng và sử dụng tài sản nhà trường cho mục đích cá nhân, nên nhà trường phải đổi ba người trong ba năm vào vị trí này. Sau khi bà Lý phụ trách vị trí ấy, bà không hề nhận tiền hoa hồng, thậm chí nếu đó là yêu cầu của lãnh đạo nhà trường.

Các đơn vị cung cấp tài liệu dạy học thường biếu những tấm thẻ quà tặng hay phong bì tiền riêng cho những người trung gian mua sách mỗi năm. Bà Lý không bao giờ chấp nhận điều những như thế trong suốt sáu năm làm việc ở cương vị này; và bà cũng là người duy nhất trong gần 200 trường khắp thành phố làm thế. Các nhà cung cấp lúc đầu cảm thấy không hiểu tại sao bà từ chối quà biếu; sau khi biết lý do thì họ tỏ ra vô cùng kính trọng bà. Năm ấy bà được bầu chọn là nhân viên gương mẫu, mặc cho những bất công mà bà phải chịu vì tín ngưỡng của mình.

Khi bà Lý bị giam vì tu luyện Pháp Luân Công, gia đình bà đến thăm và thấy bà chỉ có một đôi dép lê để mang, mặc dù đang là trời đông lạnh giá. Họ nhiều lần cố gắng và cuối cùng có thể gởi cho bà một đôi dép bông dày. Bà Lý đã không giữ chúng mà cho lại một tù nhân phạm tôi giết người mà không có giày để mang. Những bạn tù khác nhìn thấy thì vô cùng cảm động trước lòng tử tế của bà.

Một giáo viên tiêu biểu tỉnh Quảng Đông

Bà Chung Diễm Hồng tốt nghiệp Học viên Âm nhạc chuyên nghiệp Tây An và là giáo viên hàng đầu ở trường phổ thông Đan Táo thuộc thành phố Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông.

Một sinh viên trung thực

Khi còn là sinh viên đại học năm hai, bà Chung thấy một sinh viên khác đã thay đổi từ vẻ ngoài luộm thuộm sang gọn gàng, từ học hành yếu kém sang thành tích xuất sắc. Không hiểu điều gì đã xảy ra, bà hỏi thăm và biết rằng đó là do sinh viên đó gần đây đã học Pháp Luân Công. Điều này khiến bà tò mò muốn tìm hiểu kỹ hơn và dẫn đến cơ duyên tu luyện.

Từ đó bà luôn tuân thủ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Một hôm trong giờ thi thể dục, bà chỉ làm được 8 lần gập bụng nên đã bị trượt. Để giúp bà, người bạn cùng lớp làm nhiệm vụ quan sát đã báo lên rằng bà thực hiện được 28 lần. Bà Chung sau đó giải thích với giáo viên và xin được thi lại. Giáo viên kinh ngạc: “Thường sinh viên đến gặp tôi để xin được cho qua. Bây giờ, ba em thi đậu rồi thì muốn xin thi lại. Chuyện này là thế nào?” Giáo viên sau đó rất thú vị khi biết rằng cả ba sinh viên ấy đều là các học viên Pháp Luân Công.

Bà Chung trở nên càng ngày càng khỏe mạnh và trí huệ được khai mở nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Mọi người xung quanh đều quý mến và ủng hộ bà tu luyện.

Một giáo viên tiêu biểu đáng kính

Lấy Chân – Thiện – Nhẫn làm kim chỉ nam trong công việc, bà Chung liên tục cải tiến phương pháp giảng dạy và chuẩn bị bài kĩ lưỡng cho mỗi tiết học. Đồng nghiệp của bà bảo rằng mỗi giờ học của bà có thể xem là một tiết dạy mẫu. Ngoài ra, bà có thể điều chỉnh bài giảng dựa trên tình hình và việc chuẩn bị bài của học sinh. Vì lớp học của bà luôn thúc đẩy tính sáng tạo lẫn trí tưởng tượng của học sinh, nên bài viết tổng hợp lại những phương pháp giảng dạy của bà đã đạt giải nhì.

Với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn

Trong một cuộc thi thuyết trình dành cho giáo viên vào tháng 5 năm 2003, bà Chung đạt giải Nhất, dù đây là lần đầu tham gia. Tiêu đề bài thuyết trình là “Trở thành một người tốt”. Trong bài viết bà đã kể lại làm thế nào để trở thành một người và một giáo viên tốt hơn mỗi ngày nhờ chiểu theo nguyên lý Chân -Thiện – Nhẫn. Khi nói về “Nhẫn”, bà cho một ví dụ: Trong lớp bà, có một học sinh là nỗi phiền toái với nhiều giáo viên và nhà trường vì quậy phá trong giờ học. Bà Chung đã kể cho em học sinh này nghe những câu chuyện và thỉnh thoảng nói với em làm thế nào để tự chịu trách nhiệm với bản thân. Cảm động bởi lòng bao dung, sự kiên nhẫn và tâm từ bi của bà, em học sinh này bắt đầu tuân thủ nội quy cũng như tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp. Những giáo viên lắng nghe bài nói chuyện của bà Chung vô cùng cảm động và bà được bình chọn là giáo viên tiêu biểu năm 2005.

Bà Chung là giáo viên duy nhất trong trường từ chối quà biếu của phụ huynh học sinh. Khi phụ huynh trả tiền hóa đơn điện thoại cho bà thì bà cũng hoàn trả lại; khi phụ huynh đưa bà tiền mặt, bà trả lại tất cả. Với thành tích giảng dạy và đạo đức nghề nghiệp xuất sắc, hiệu trường nhà trường đã tuyên dương bà nhiều lần trong thời gian ngắn.

Lời kết

Trên đây chỉ là hai điển hình về những giáo viên tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện được hồng truyền ra công chúng năm 1992. Trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đàn áp vào năm 1999, trong bảy năm đã có đến 100 triệu người tập luyện.

Cũng như các học viên khác, những giáo viên này bị bức hại nghiêm trọng vì đức tin của mình vào Pháp Luân Công. Bà Lý, người được nhắc đến ở trên đã bị sa thải khỏi ngành giáo dục hơn mười năm. Bà cũng phải chịu tra tấn và tẩy não trong quá trình nhiều lần bắt giữ. Trước những đau khổ ấy, cha của bà phải đương đầu với áp lực to lớn khiến tinh thần của ông về sau trở nên thất thường. Cũng hoàn cảnh như thế, bà Chung bị buộc từ chức, sau đó thường xuyên bị bắt và giam giữ, trong đó có ba lần ở trại lao động cưỡng bức.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/5/22/365069.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/5/23/170513.html

Đăng ngày 19-6-2018; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share