Bài viết của Chính Tín

[MINH HUỆ 7-4-2018] Ở Trung Quốc ngày nay, với tiêu chuẩn đạo đức đang ngày càng trượt dốc, các giáo viên không chỉ mất đi phẩm hạnh đạo đức tối thiểu, mà họ còn sách nhiễu và nhận tiền bạc từ học sinh.

Tuy nhiên, có một số giáo viên đã bước vào tu luyện Pháp Luân Công và chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày của họ. Bài viết này chia sẻ về hai nhà giáo điển hình như vậy và cách họ đã kiên định đức tin của mình trong cuộc bức hại kéo dài ròng rã suốt 19 năm qua của chính quyền cộng sản Trung Quốc.

Tiếp theo Phần 1

Một giáo viên về hưu ở Tứ Xuyên

Bà Dương Cần Vân, năm nay đã ngoài 70 tuổi, là một giáo viên về hưu ở Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên. Bà từng ốm nặng đến mức không thể đi lại được và các học sinh phải phải đưa bà tới điểm luyện công của Pháp Luân Công. Từ khi tu luyện Pháp Luân Công, bà đã khỏe mạnh trở lại.

Bà Dương được chẩn đoán mắc một chứng bệnh nan y khiến bà không thể ăn, đi lại, nói và nhìn. Toàn thân bà đau nhức. Bà yếu đến mức chỉ có thể ngồi trên ghế sofa. Những cơn đau âm ỉ khắp cơ thể khiến bà không thể nào ngủ yên.

Bà đã uống rất nhiều thuốc và kết quả là dạ dày của bà bị tổn thương do tác dụng phụ của thuốc. Bà không thể ăn những thức ăn thô hoặc lạnh, cũng như không thể chịu đựng được những thức ăn cứng, cay hoặc đồ chiên rán.

Bà Dương không thể rửa tay trong nước lạnh, dễ bị cảm lạnh và khó thở. Bà không thể chịu nóng, chịu lạnh hay ánh sáng, và chỉ đi bộ được một quãng ngắn đã kiệt sức. Nhịp tim của bà trung bình khoảng 130-160 nhịp mỗi phút.

Bà Dương đã phẫu thuật cắt bỏ khối u tế bào khổng lồ trong xương dẫn đến nhiễm trùng tủy xương ở chân trái. Bà phải chịu đựng đau đớn cùng cực. Bà từng dùng gậy trong hơn 10 năm, nhưng cuối cùng bà không thể đi được dù đã dùng nạng.

Gánh nặng chăm sóc bà đặt lên vai người chồng. Thế nhưng, ông lại bị liệt sau một lần xuất huyết não đột ngột, cả hai vợ chồng đều phải nằm liệt giường. Họ vô cùng tuyệt vọng nên đã bảo con cái họ chuẩn bị hậu sự cho họ.

Một ngày nọ, một học sinh của bà Dương đến thăm và khuyên bà tu luyện Pháp Luân Công. Người học sinh này nói: “Cả hai vợ chồng cô đều nằm liệt giường. Một trong hai người cần phải đứng dậy được.“

Bà Dương nghĩ: “Đến đi lại mình còn chả làm được, thì tập Pháp Luân Công làm sao được? Các bác sĩ nói rằng bệnh của mình là vô phương cứu chữa. Môn nào mà có thể giúp mình được chứ? Mình không muốn đi.” Bà đã từ chối lời đề nghị của các học sinh.

Vài ngày sau, học sinh này trở lại cùng vài học sinh khác và nói rằng họ có thể giúp bà Dương đến điểm luyện công. Một người bạn khác cũng khích lệ bà đi. Bà miễn cưỡng đồng ý để các học sinh đưa bà đi.

Các học sinh dìu bà đi cẩn thận, và nhẹ nhàng để bà ngồi xuống nền đất tại điểm luyện công. Bà ngồi giữa những người khác và tò mò nhìn những hình ảnh mờ ảo xung quanh. Bà nghĩ: “Họ đang làm gì vậy? Đây có phải là mê tín dị đoan không?”

Sau khi ngồi được nửa giờ đồng hồ, một số người giúp bà đứng lên. Thật thần kỳ, bà có thể đi lại bằng một cái nạng và thậm chí còn nói chuyện với các học sinh của mình trên đường về nhà. Sau khi về nhà, nhịp tim của bà là 82 nhịp mỗi phút. Bà cũng không cảm thấy mệt mỏi.

Vài ngày sau, học sinh của bà tới để khuyên bà đến điểm luyện công lần nữa. Bà dần nhận ra rằng khi ngồi giữa các học viên Pháp Luân Công, nhịp tim của của bà sẽ được bình ổn. Bà mong ngóng được tham gia vào nhóm luyện công.

Tháng 3 năm 1997, bà Dương bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Không lâu sau, bà nhanh chóng bỏ chiếc nạng mà bà luôn phải mang theo trong hơn 10 năm qua. Sau đó bà không cần dùng kính nữa. Bà có thể đọc, đi bộ và ăn những thức ăn lạnh hoặc nóng. Bà không còn sợ thời tiết nóng hay lạnh nữa. Bà đã rất hạnh phúc.

Trong 20 năm qua, bà Dương Cần Vân không hề phải dùng thuốc. Bà điều chỉnh cuộc sống của mình theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Bà không còn dễ cáu kỉnh hay lăng mạ mắng chửi nữa. Bà luôn cân nhắc đến người khác và xem nhẹ lợi ích cá nhân.

Bà trở nên cởi mở và lạc quan, mọi người thích bầu bạn với bà. Pháp Luân Công đã thay đổi cuộc đời bà, giúp bà loại bỏ hết bệnh tật. Từ tận đáy lòng, bà Dương vô cùng biết ơn Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công.

Vị hiệu trưởng ưu tú ở khu khu tự trị Tây Tạng Cam Nam

Anh Triệu Vĩnh Tài, một giáo viên ở huyện Chu Khúc, khu tự trị Tây Tạng Cam Nam, tỉnh Cam Túc, được vinh danh là Hiệu trưởng ưu tú cấp quận.

Cả gia đình anh được biết đến là những người tốt bụng, nhưng lại có nhiều người mắc bệnh. Cha anh mắc chứng xơ cứng động mạch não, huyết áp cao, và nghẽn mạch máu trước não cấp 1. Mẹ anh thường bị ốm và sẽ bị đau khi thời tiết thay đổi. Anh trai của anh bị chấn thương sọ não trong vụ tai nạn, mỗi khi thay đổi thời tiết anh lại chóng mặt.

Vào tháng 9 năm 1994, anh Triệu Vĩnh Tài theo học tại Học viện giáo dục Cam Túc. Có rất nhiều môn khí công được dạy trong nước tại thời điểm đó. Anh muốn học khí công với ý định giới thiệu nó cho cha mẹ mình để họ có sức khỏe tốt hơn.

Sau khi nghiên cứu các môn tập khác nhau, anh Triệu thấy rằng Pháp Luân Công là tốt nhất và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Anh đã trải qua những thay đổi lớn cả về thể chất và tinh thần. Anh Triệu từng mắc chứng kyphosis nhẹ (gù lưng). Một hôm, trong khi ngồi thiền, anh cảm thấy hơi ấm ở lưng, rồi anh duỗi thẳng lưng. Tật gù lưng của anh đã biến mất kể từ đó.

Anh Triệu Vĩnh Tài giới thiệu Pháp Luân Công cho cha mẹ và anh của mình. Không lâu sau, cả ba người bước vào tu luyện và tất cả bệnh tật của họ đều khỏi.

Anh Triệu chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công trong cuộc sống hàng ngày. Anh đã thay đổi tính nóng nảy trước đây của mình và bắt đầu kiên nhẫn dạy dỗ các học sinh. Anh giải thích các nguyên lý của Pháp Luân Công và quan tâm tới các học sinh của mình. Các học sinh đáp lại tấm lòng của anh qua việc trở thành những học sinh ngoan hơn.

Anh không bao giờ bắt học sinh của mình nộp những khoản tiền không thực sự cần thiết, thay vào đó, anh thường dùng tiền của bản thân để giúp đỡ học sinh. Khi đặt tài liệu giảng dạy, anh sẽ ưu ái những học sinh không có khả năng trả.

Anh đóng học phí cho ba học sinh của một gia đình nghèo. Trong lớp của anh, không có học sinh nào bỏ học vì lý do kinh tế. Anh là hiệu trưởng ở một khu vực nông thôn trong hơn 10 năm. Trong suốt thời gian này, anh chưa bao giờ thu phí riêng của các em trong lớp.

Nhờ biểu hiện xuất sắc của mình, trước năm 1999, anh Triệu Vĩnh Tài từng được vinh danh là hiệu trưởng xuất sắc cấp quận.

Vợ anh là cô Dương Phân Phương từng mắc bệnh tim trước khi họ kết hôn. Cô nghe theo lời khuyên của chồng và cũng tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi bước vào tu luyện, cô cũng trở nên khỏe mạnh.

Lời kết

Năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nhiều giáo viên tu luyện Pháp Luân Công đã bị bức hại tàn bạo.

Bà Dương Cần Vân bị tra hỏi nhiều lần. Thẻ căn cước của bà bị lấy đi. Bà bị buộc phải tham dự các lớp tẩy não. Cảnh sát sách nhiễu và theo dõi bà liên tục. Bà Dương không được phép đi ra nước ngoài để thăm thân nhân.

Anh Triệu Vĩnh Tài bị giam hãm trong các trại lao động cưỡng bức và bị giam giữ nhiều lần. Anh bị nhốt trong một phòng giam nhỏ suốt mười ngày và bị tra tấn trong trại lao động Bình An Đài. Xương cổ tay của anh bị lòi ra do đeo còng suốt một thời gian dài.

Khi anh bị cầm tù, vợ anh lo lắng cho anh suốt ngày đêm. Cô đã qua đời ở tuổi 33 vì lo lắng và đau buồn. Cha mẹ anh lo lắng cho anh và không thể chịu được áp lực tinh thần của cuộc bức hại. Họ đã qua đời ở tuổi 66 và 69.

Bấp chấp cuộc đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ đã diễn ra suốt 19 năm qua, vô số học viên Pháp Luân Công vẫn kiên định đức tin của mình. Sự thiện lương và kiên trì bất khuất đối với chính nghĩa của họ rồi sẽ chiến thắng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/7/363819.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/9/169314.html

Đăng ngày 18-6-2018, bản dịch có thể được hiệu đính trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share